Những giải pháp về công tác đãi ngộ phi tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đãi ngộ nhân sự đối với cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 89 - 95)

CHƢƠNG 2 : QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác đãi ngộ nhân lực tại UBND Thị

4.2.2. Những giải pháp về công tác đãi ngộ phi tài chính

Công tác đãi ngộ thông qua công việc

+ Hoàn thiện phân công lao động, bố trí lao động cho hợp lý

Rà soát lại các văn bản quy định các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cũ, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tế, hệ thống hoá chặt chẽ, phổ biến rộng rãi cho cán bộ công chức. Các phòng ban xây dựng lại quyết định phân giao nhiệm vụ cụ thể, các mối quan hệ của từng thành viên trong ban, phòng, quyền hạn và trách nhiệm. Kiên quyết dùng các biện pháp: thuyên chuyển, cho thôi việc… đối với những vị trí thừa trong các phòng ban. Cần thƣờng xuyên đánh giá đúng năng lực, phẩm chất cán bộ, bố trí điều hành cho hợp lý để tạo điều kiện cho những ngƣời có khả năng phát huy đƣợc hết năng lực của mình. Có một số cán bộ đã yên vị quá lâu tại một số vị trí, cần đƣợc giao thêm nhiệm vụ, thay đổi vị trí để họ có thể phát hiện đƣợc thêm các khả năng tiềm ẩn đồng thời để tránh cho họ rơi vào tinh trạng lƣời sáng tạo. Thực hiện các biện pháp trên Đơn vị sẽ giải quyết đƣợc tình trạng vừa thừa vừa thiếu trong quản lý cán bộ hiện nay. Mọi ngƣời sẽ làm việc đúng chức năng của mình, tránh lãng phí lao động. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động: Sử dụng đúng khả năng của nhân viên, bố trí họ làm những công việc phù hợp với nguyện vọng và năng lực, tạo điều kiện để họ nâng cao trình độ và phát huy khả năng của mình. Phân công giao trách nhiệm về công việc cụ thể cho từng ngƣời, một mặt vừa giúp các nhà lãnh đạo dễ dàng kiểm soát nhân viên của mình,

mặt khác nâng cao tinh thần trách nhiệm ở mỗi cán bộ công chức. Các nhà lãnh đạo phải nắm vững hoàn cảnh của nhân viên, thƣờng xuyên thăm hỏi động viên cấp dƣới. Quan tâm chia sẻ công việc với cấp dƣới để giảm bớt sự cách biệt giữa cấp trên và cấp dƣới, tạo điều kiện để tổ chức sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi, tạo bầu không khí làm việc thoải mái khi làm việc. Kịp thời đánh giá những thành tích đạt đƣợc của nhân viên, tổ chức khen thƣởng động viện. Ngoài việc tổ chức khen thƣởng vào cuối năm kinh doanh, nhà lãnh đạo cần theo dõi nhân viên trong quá trình làm việc và khen thƣởng họ ngay tại nơi làm việc.

+ Khích lệ nhân viên khi hoàn thành công việc

CBCC phải làm sao khích lệ tinh thần làm việc của bản thân lẫn đồng nghiệp mà cả ban lãnh đạo và đồng nghiệp đều ghi nhận những nổ lực và thành công của họ. Các nhà quản trị nên khen trực tiếp họ ngay sau khi họ hoàn thành công việc đƣợc giao và khen trƣớc đông đảo mọi ngƣời nếu có thể. Còn đối với những thành quả lớn hơn, các nhà quản trị nên có thêm những phần quà nhỏ để vừa khen vừa thƣởng cho các cán bộ. Việc khích lệ nhân viên còn có thể đƣợc thực hiện bằng cách: khi cán bộ công chức hoàn thành công việc đƣợc giao hoặc đạt đƣợc các thành quả lớn thì họ sẽ có khả năng đƣợc đề bạt, thăng chức. Muốn làm đƣợc điều đó Đơn vị nên đề cao yếu tố năng lực trong tiêu chuẩn thăng chức, tránh đề bạt theo thâm niên. Vì nó sẽ làm cho các cán bộ, đặc biệt là cán bộ trẻ sẽ không muốn cố gắng nữa, trong suy nghĩ của họ là một cảm giác chán nản và điều đó khiến cho hiệu quả công việc không đƣợc cao, họ không có cơ hội thăng tiến thì cố gắng nhiều làm gì?.

+ Cải tổ công tác Thi đua- Đánh giá- Khen thƣởng:

Ban Lãnh đạo đơn vị cần có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của công tác thi đua, khen thƣởng trong xây dựng đơn vị. Bản chất của thi đua, khen thƣởng không phải là sự cạnh tranh, ganh đua mà là hình thành động cơ thi đua trong sáng, lành mạnh, vì lợi ích của mọi ngƣời, của tập thể và lợi ích của đơn vị. Động cơ thi đua là lực thúc đẩy bên trong của CBCC trong quá trình thực hiện phong trào thi đua, là tổng hòa những nhân tố tình cảm, ý chí, niềm tin với phong trào thi đua. Động cơ

thi đua hình thành trên cơ sở giác ngộ sâu sắc về mục đích, ý nghĩa và vai trò của thi đua, thể hiện sâu sắc nhận thức và trách nhiệm của CBCC đối với sự lớn mạnh của đơn vị. Trên cơ sở xây dựng động cơ đúng mà xây dựng quyết tâm hoàn thành hoàn thành các chỉ tiêu, định mức của thi đua. Để làm đƣợc điều đó, chính ủy, chính trị viên ở đơn vị cơ sở phải tập trung giáo dục cho CBCC nắm vững mục đích, ý nghĩa chính trị - xã hội của thi đua, những quan điểm của Đảng ta và của Chủ Tịch Hồ Chí Minh về thi đua, làm tốt việc giáo dục ý thức tập thể, tinh thần đoàn kết, tƣơng trợ giúp đỡ lẫn nhau trên tình đồng chí vì lợi ích chung, kiên quyết đấu tranh chống tƣ tƣởng an thua, ganh đua, cục bộ, chạy theo thành tích, vì lợi ích động cơ cá nhân và những biểu hiện thiếu trung thực trong thi đua. Từ đó duy trì nghiêm túc thành chế độ, nền nếp, phát huy vai trò, chức năng hiệu quả của các ban, tổ thi đua theo đúng quy chế hoạt động.

Tích cực, chủ động phát hiện, bồi dƣỡng cá nhân CBCC điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua. Điển hình tiên tiến là những tấm gƣơng sinh động để giáo dục, thu hút mọi ngƣời tích cực tham gia thi đua, là nghệ thuật lấy phong trào chỉ đạo phong trào phát triển thành cao trào mạnh mẽ. Thông qua cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến để rút ra những sáng kiến hay, kinh nghiệm tốt, bổ ích cho việc động viên, thúc đẩy phong trào thi đua. Nội dung bồi dƣỡng toàn diện trên tất cả các mặt, chú trọng bồi dƣỡng về phẩm chất, năng lực, động cơ thi đua đúng đắn, ý thức trách nhiệm, biết giữ gìn và phát huy tác dụng trong mọi thời gian, có tinh thần tƣơng trợ giúp đỡ lẫn nhau, ý thức tổ chức kỷ luật trong thực hiện phong trào thi đua, khắc phục tƣ tƣởng thỏa mãn, dừng lại, tự cao, tự đại, công thần địa vị. Bồi dƣỡng các điển hình tiên tiến bằng nhiều biện pháp nhƣ giao nhiệm vụ kết hợp chặt chẽ với động viên, khích lệ, đặt ra yêu cầu cao để họ phấn đấu rèn luyện. Tránh hiện tƣợng áp đặt, chủ quan cố tạo ra điển hình, khắt khe trong xây dựng điển hình hoặc đề cao quá mức phản tác dụng.

Bên cạnh đó, cần tổ chức sơ, tổng kết, bình công, báo công và khen thƣởng những tập thể, cá nhân CBCC có thành tích trong phong trào thi đua. Đây là biện pháp rất quan trọng, không thể thiếu trong tổ chức thi đua nhằm đánh giá đúng

thành tích, kết quả lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phong trào thi đua. Trong quá trình khen thƣởng phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ từ trên xuống dƣới, đảm bảo đúng nguyên tắc và đạt đƣợc các yêu cầu: Chính xác, dân chủ, kịp thời, công khai, xây dựng đƣợc tinh thần đoàn kết phấn khời, nêu cao tính tự phê bình và phê bình, đánh giá đúng ngƣời, đúng việc, tránh chủ quan, đơn giản, tranh công, đổ lỗi. Vấn đề mấu chốt trong công tác sơ, tổng kết phong trào thi đua là đúc rút tìm ra đƣợc những kinh nghiệm hay, chọn đƣợc tập thể và cá nhân tiên tiến xuất sắc, đồng thời khen thƣởng đúng mức để động viên mọi ngƣời phấn đấu thực hiện tích cực hơn nữa.

+ Chấn chỉnh, hoàn thiện công tác đào tạo- bồi dƣỡng (ĐTBD) cán bộ, lấy chất lƣợng cán bộ mà mục tiêu cốt lõi của công tác đào tạo:

Hoàn thiện hệ thống thể chế ĐTBD CBCC đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, bổ sung các quy định cụ thể về mục tiêu, chính sách đào tạo bồi dƣỡng đối với cán bộ và chế độ bồi dƣỡng trƣớc khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý. Phân công, phân cấp hợp lý công tác quản lý và tổ chức ĐTBD CBCC nhằm tạo cơ chế năng động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng công chức và bản thân công chức trong việc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực hoạt động, thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Thu hút các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo có năng lực tham gia,hình thành cơ chế cạnh tranh trong tổ chức ĐTBD CBCC.

Tiếp tục nghiên cứu đổi mới nội dung chƣơng trình ĐTBD CBCC về quản lý nhà nƣớc, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, quốc phòng- an ninh, góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo. Quán triệt yêu cầu ĐTBD CBCC không chỉ là trang bị kiến thức mà cơ bản là phát triển năng lực tƣ duy, năng lực sáng tạo trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao.Việc đổi mới nội dung chƣơng trình ĐTBD cần phải bắt đầu từ việc điều tra, khảo sát nhu cầu của vị trí công việc, từ đólựachọn những nội dung kiến thức, kỹ năng cần thiết để tổ chức biên soạn chƣơng trình ĐTBD cho từng đối tƣợng CBCC. Đổi mới nội dung, chƣơng trình theo hƣớng cập nhật hóa, hiện đại hóa, chú trọng nâng cao kỹ năng, năng lực hoạt

động và giáo dục phẩm chất đạo đức công chức; khẩn trƣơng sửa đổi, bổ sung các chƣơng trình, nội dung trùng lặp, không thiết thực, gây lãng phí nguồn lực.

Đối với nội dung chƣơng trình ĐTBD về quản lý nhà nƣớc phải sát với thực tế, hƣớng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, nâng cao kỹ năng hành chính. Thông qua đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng hành chính bảo đảm tính thống nhất trong hoạt động của cơ quan hành chính, nhất là trong giải quyết các yêu cầu của nhân dân, doanh nghiệp. Đối với chƣơng trình ĐTBD lý luận chính trị, cần rà soát, cắt bỏ các nội dung trùng lặp, cập nhật, bổ sung những nội dung mới, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.

Bên cạn đó, cần xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá chất lƣợng ĐTBD CBCC đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, bao gồm các tiêu chí đánh giá: mức độ phù hợp giữa nội dung chƣơng trình và tiêu chuẩn ngạch; chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm. Năng lực đội ngũ giảng viên. Sự phù hợp của phƣơng pháp ĐTBD với nội dung chƣơng trình ĐTBD. Việc tiếp thu và vận dụng kiến thức của ngƣời học vào thực thi công vụ, nhiệm vụ đƣợc giao. Năng lực tổ chức ĐTBD của các cơ sở ĐTBD. Trong đó, cần có những ƣu tiên khi xây dựng các tiêu chí đánh giá việc tiếp thu và vận dụng kiến thức của ngƣời học vào thực thi công vụ, nhiệm vụ đƣợc giao để phù hợp với mục tiêu chung của hoạt động đánh giá là nhằm cung cấp thông tin về mức độ nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ của CBCC sau khi đƣợc ĐTBD. Đồng thời,tổ chức công tác đánh giá chất lƣợng ĐTBD với nhiều hình thức khác nhau nhƣ: đánh giá trong, đánh giá ngoài hoặc thuê cơ quan đánh giá độc lập.

Công tác đãi ngộ thông qua môi trường làm việc

Cải thiện Môi trƣờng làm việc của UBND Thị xã Sơn Tây, nâng cao chất lƣợng quan hệ giữa cấp trên với cấp dƣới, quan hệ đồng nghiệp, các điều kiện làm việc, thời gian làm việc, nâng cao chất lƣợng môi trƣờng làm việc cho nhân viên… Dƣới đây là giải pháp đãi ngộ thông qua môi trƣờng làm việc mà đơn vị nên quan tâm:

Nơi làm việc đƣợc tổ chức và phục vụ tốt, hợp lý sẽ tăng năng suất lao động cá nhân, do việc sử dụng thời gian triệt để làm công việc, cũng nhƣ máy móc thiết bị, sử dụng hiệu quả diện tích nơi làm việc, dẫn đến tăng kết quả hoạt động chung của toàn Đơn vị. Tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc còn tạo ra trạng thái tốt đối với lao động, phát huy tài năng sáng tạo, trí tuệ của ngƣời lao động trong công việc.

- Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý: Sự luân phiên giữa làm việc và nghỉ ngơi để chống mệt mỏi, nâng cao khả năng làm việc và hiệu quả lao động. Thời gian nghỉ ngơi đƣợc quy định chặt chẽ mới có hiệu quả. Nghỉ không lý do, vô kỷ luật, không chỉ làm kém hiệu quả mà còn gây cảm xúc tiêu cực, cảm giác mệt mỏi, uể oải.

- Xây dựng mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dƣới: Trong mỗi một doanh nghiệp, một sự quan tâm dù là nhỏ nhất, một lời khích lệ động viên của lãnh đạo cũng có ý nghĩa lớn lao đối với nhân viên. Vì vậy, các nhà lãnh đạo hãy quan tâm nhiều hơn nữa đến cán bộ công chức, hãy động viên họ khi giao nhiệm vụ và khen thƣởng họ khi hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Trong việc đánh giá và đối xử với nhân viên các nhà quản trị hãy hạn chế yếu tố tình cảm, chuyện công và chuyện tƣ luôn tách rời, không để đan xen vào nhau. Tốt nhất các lãnh đạo, thủ trƣởng nên định ra những chuẩn mực rõ ràng, công khai làm căn cứ để nhận xét và đánh giá, sử dụng cán bộ công chức. Không nên ƣu ái đối với cán bộ này mà chèn ép cán bộ khác. Bởi những điều đó dẫn đến làm giảm lòng tin của cán bộ đối với các thủ trƣởng, mất đoàn kết nội bộ. Quan tâm đến cán bộ công chức, các nhà quản trị cũng cần quan tâm phải động viên, thăm hỏi tới hoàn cảnh của cán bộ, đặc biệt khi họ khó khăn và cần giúp đỡ. Bên cạnh đó, các nhà quản trị cũng cần tìm hiểu và ghi nhớ các ngày kỷ niệm, ngày sinh nhật hoặc những sự kiện cá nhân có ảnh hƣởng của từng nhân viên. Có đƣợc sự quan tâm đó, nhân viên sẽ cảm thấy đƣợc tôn trọng và sẽ hợp tác tốt hơn với ngƣời coi trọng họ.

- Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp đoàn kết và chan hoà: Thực tế đã cho thấy, cán bộ công chức trong Đơn vị luôn đoàn kết và chan hoà với nhau vì lợi ích chung của cả Tập thể. Để cho nhân viên thân thiết và gần gũi với nhau hơn, Đơn vị

thƣờng tổ chức các buổi tham quan, picnic và cho các con của các thành viên cùng tham gia nữa. Bên cạnh những nỗ lực trên, Đơn vị nên tổ chức thêm các buổi sinh hoạt, văn nghệ và thể dục thể thao vừa giúp cho cán bộ công chức giải trí sau những ngày làm việc mà vừa thu ngắn khoảng cách giữa họ. Có nhƣ thế thì bầu không khí làm việc sau khi vui chơi sẽ thoải mái hơn…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đãi ngộ nhân sự đối với cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)