1.2. Những vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.2.3.1. Các yếu tố bên trong nền kinh tế.
a) Các nguồn lực.
Vị trí địa lý có ý nghĩa quan trọng, là một những nhân tố ảnh hƣởng lớn tới việc hình thành cơ cấu kinh tế ngành. Nếu ở vị trí địa lý thuận lợi, một nƣớc có khả năng rất tốt để mở rộng thị trƣờng, tiếp thu các nguồn lực.
Địa hình là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến sự hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế ngành. Nơi nào có địa hình thuận lợi thì nơi đó hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế ngành thuận lợi. Căn cứ vào vị trí và địa hình để bố trí ngành sản xuất công, nông nghiệp và dịchvụ trọng điểm, điều đó có ý nghĩa kinh tế rất lớn.
Khí hậu thuỷ văn là nguồn tài nguyên liên quan và là tác nhân ảnh hƣởng rất lớn đến các ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây sự tàn phá môi trƣờng sinh thái của con ngƣời đã làm mất tính ổn định của thời tiết khí hậu, ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt của con ngƣời, nhƣ hiệu ứng nhà kính, mƣa a xit... Do vậy, vấn đề đặt ra là cần bảo vệ bầu khí quyển, chống các tác nhân phá hoại tài nguyên, môi trƣờng, khí hậu.
Tài nguyên thiên nhiên có ảnh hƣởng đến sự hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế ngành, đó là tài nguyên đất đai, rừng, nƣớc, khoáng sản. Nhƣng hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai, chúng ta thấy rằng tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, là khó khăn lớn cho quá trình tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Con đƣờng thoát khỏi tình trạng này là dựa vào tiến bộ khoa học - công nghệ, đồng thời tiến hành thăm dò, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và phát triển theo hƣớng kinh tế tri thức.
- Nguồn lực con ngƣời.
Toàn bộ lịch sử đã chỉ rõ, con ngƣời vừa là ngƣời sản xuất, vừa là ngƣời tiêu dùng. Dân số sẽ cung cấp cho xã hội nguồn lao động, điều kiện tiên quyết cho tăng trƣởng kinh tế, hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế ngành. Ngày nay, lao động trí tuệ trở thành đặc trƣng cơ bản. Nguồn lao động dồi dào về số lƣợng chƣa đủ, chƣa có ý nghĩa quyết định. Chỉ có nguồn lao động dồi dào hiểu biết về khoa học, có sức khoẻ về trình độ văn hoá hiện đại, kỹ năng lao động thành thạo mới là tài nguyên quý giá.
- Nguồn vốn.
Muốn bảo đảm tăng trƣởng, chuyển dịch cơ cấu ngành lâu dài và bền vững, chất lƣợng cao thì việc bảo đảm nguồn vốn là rất quan trọng, trong đó nguồn vốn tự có là chủ yếu.
- Tiến bộ khoa học - công nghệ.
Tiến bộ khoa học - công nghệ là động lực chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH. Tiến bộ khoa học - công nghệ xét về nội dung đƣợc phát triển theo một số hƣớng chính: đó là cơ khí hoá, điện khí hoá, tự động hoá, điện tử và tin học, vật liệu mới, công nghệ sinh học... Nó đang trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, tần suất phát minh mới và ứng dụng vào sản xuất ngày càng ngắn. Phạm vi ứng dụng của một phát minh ngày càng mở rộng mang tính liên ngành, thậm chí liên quốc gia. Tăng trƣởng GDP với tốc độ cao trong thời đại cạnh tranh quyết liệt trên thị trƣờng quốc tế có thể đạt đƣợc một cách vững chắc và lâu bền trên cơ sở không ngừng tăng cƣờng năng lực khoa học - công nghệ nội sinh. Trong thời đại văn minh công nghiệp, chúng ta thấy rõ mối quan hệ nội tại giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành với cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và vai trò động lực của nó, cụ thể là:
+ Khoa học công nghệ là động lực chủ yếu thúc đẩy phân công lao động xã hội, hình thành những ngành sản xuất và mối quan hệ giữa chúng. Tiến bộ khoa học - công nghệ là nguồn gốc chủ yếu của tăng trƣởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
+ Tiến bộ khoa học - công nghệ là yếu tố quyết định nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên, do đó để nâng cao hiệu suất tổng thể “đầu vào” “đầu ra” của kinh tế. Làm cho tốc độ tăng trƣởng cao hơn tốc độ tăng đầu tƣ.
+ Tiến bộ khoa học - công nghệ là yếu tố quyết định chuyển từ cơ cấu ngành kinh tế phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu (cơ cấu thiết bị thay thế lao động, thay những ngành lao động truyền thống tiêu hao nhiều lao động cơ bắp bằng những ngành công nghệ cao...) làm thay đổi cơ cấu hàng hoá chất lƣợng thấp sang cơ cấu hàng hoá chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng xã hội.
+ Tiến bộ khoa học - công nghệ thúc đẩy cơ cấu ngành kinh tế ngày càng hoàn thiện, đa dạng hoá, nâng cấp cơ cấu ngành kinh tế. Tiến hành cải tạo hoặc thay thế phƣơng tiện, thiết bị lạc hậu bằng phƣơng tiện, thiết bị tiên tiến hơn, từng bƣớc xây dựng, phát triển những ngành công nghệ cao. Vì vậy, nó đòi hỏi ngƣời lao động phải nâng cao trình độ tay nghề, trình độ tổ chức, quản lý, tiếp thị... nhằm liên kết các thành tố để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
+ Tiến bộ khoa học - công nghệ là yếu tố quan trọng tạo ra khả năng bảo vệ môi trƣờng, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào việc hiện đại hoá cơ cấu kinh tế ngành bằng việc thay thế thiết bị cũ, lạc hậu bằng những thiết bị hiện đại, tiết kiệm năng lƣợng, nguyên liệu và hiệu quả cao. Giảm đi một lƣợng chất thải lớn vào môi trƣờng. Những ngành công nghiệp sử dụng nhiều nguyên liệu, năng lƣợng đƣợc thay thế bằng những ngành công nghệ cao tiêu hao ít nguyên liệu sẽ giảm đáng kể tác hại đến môi trƣờng.
Tóm lại, tiến bộ khoa học - công nghệ là yếu tố cốt lõi thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng CNH, HĐH, thúc đẩy sự hình thành những ngành mới, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng tài nguyên.
b) Yếu tố thị trƣờng.
Nền kinh tế nói chung, các ngành, lĩnh vực, đơn vị kinh tế nói riêng đều phải hƣớng tới việc đảm bảo các yêu cầu của thị trƣờng và tuân thủ các nguyên tắc hoạt động của nó, nghĩa là: mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh đều phải dựa vào thị trƣờng và xuất phát từ nhu cầu thị trƣờng; giá cả hàng hoá và dịch vụ do thị trƣờng chi phối; hoạt động của các ngành, lĩnh vực đơn vị kinh tế đều diễn ra trong môi trƣờng cạnh tranh và phải thích ứng với môi trƣờng này; phải coi lợi nhuận tối đa là mục đích cuối cùng và là động lực nội tại.
Để đảm bảo các nguyên tắc nêu trên, đáp ứng những yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trƣờng trong điều kiện vận động, biến đổi không ngừng của chúng, đòi hỏi các nhà sản xuất, kinh doanh cũng nhƣ các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế phải tạo đƣợc một cơ cấu kinh tế hợp lý, năng động có hiệu quả hơn. Đối với nƣớc ta hiện nay là làm thế nào để vận dụng đƣợc quy luật thị trƣờng, hƣớng các hoạt
động của nó vào cùng một mục tiêu là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế so sánh, đồng thời hạn chế đƣợc tính tự phát và tác động ngƣợc chiều của cơ chế thị trƣờng.
c) Vai trò của nhà nƣớc.
Vai trò kinh tế Nhà nƣớc đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đƣợc thể hiện ở các mặt chủ yếu sau:
- Vai trò và năng lực của Nhà nƣớc đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thể hiện ở các chức năng chính của Nhà nƣớc, đó là vai trò định hƣớng chiến lƣợc của Nhà nƣớc, công tác tổ chức, quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nƣớc.
- Sử dụng có hiệu quả những đòn bẩy kinh tế, thể hiện trong hệ thống chính sách đối với việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Những đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ nhƣ tài chính quốc gia, ngân hàng Trung ƣơng và hệ thống doanh nghiệp nhà nƣớc. Đòn bẩy làm cơ sở tất yếu để Nhà nƣớc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là tài chính quốc gia. Đó là công cụ quan trọng nhất của đƣờng lối kinh tế của Nhà nƣớc. Tài chính quốc gia tạo nên sự phát triển hài hoà của cơ cấu ngành kinh tế.
- Vai trò của Nhà nƣớc biểu hiện trong phát triển nguồn nhân lực cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Nhà nƣớc có vai trò quyết định trong việc tạo ra và hội tụ các nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực. Điều này thể hiện ở các mục tiêu, công cụ, cơ chế tác động của Nhà nƣớc đến quá trình hình thành, phát triển, quản lý nguồn nhân lực.
- Vai trò của Nhà nƣớc trong việc hoạch định và thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nƣớc (thị trƣờng, vốn, khoa học - công nghệ...).
1.2.3.2. Yếu tố quốc tế.
Trong điều kiện toàn cầu hoá, nền kinh tế của các quốc gia đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của nhân tố bên ngoài, các nƣớc đang phát triển với lao động cơ bắp là chủ yếu thì việc tham gia phân công lao động quốc tế có tác dụng to lớn thúc đẩy cơ cấu lao động chuyển dịch theo chiều sâu, hình thành cơ cấu lao động với hàm
lƣợng lao động trí óc ngày càng tăng. Có nhƣ vậy, các nƣớc đang phát triển mới có khả năng rút ngắn khoảng cách lạc hậu, sử dụng lợi thế về lao động và tài nguyên, lợi dụng vốn khoa học - công nghệ từ bên ngoài để hoàn thiện và nâng cấp cơ cấu lao động theo chiều sâu.
Hội nhập kinh tế quốc tế là nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH. Nó đƣợc thể hiện ở các mặt:
- Hội nhập kinh tế quốc tế là yếu tố quan trọng thúc đẩy phân công lao động xã hội, nâng cao trình độ nguồn nhân lực.
Việt Nam cơ bản vẫn là một nƣớc nông nghiệp, nền kinh tế nói chung phát triển chƣa ổn định, do đó hạn chế việc nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế. Để thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó hội nhập kinh tế quốc tế là biện pháp chiến lƣợc đẩy nhanh trình độ phân công lao động xã hội, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, thu hút nguồn vốn, đặc biệt là đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài sẽ lấp nhiều chỗ trống và lạc hậu trong cơ cấu ngành kinh tế, làm tăng tiềm lục của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
- Hội nhập kinh tế quốc tế là nhân tố quan trọng nâng cấp chất lƣợng sản phẩm công, nông nghiệp, dịch vụ.
Liên kết và hợp tác kinh tế sẽ tạo vốn, công nghệ và không gian hoạt động kinh tế rộng hơn nhằm khắc phục tình trạng lạc hậu của các ngành kinh tể, tăng khả năng cạnh tranh quốc tế của các sản phẩm công, nông nghiệp và dịch vụ.
- Hội nhập kinh tế quốc tế còn là nhân tố cần thiết khắc phục tình trạng cơ cấu ngành kinh tế bất hợp lý do lịch sử để lại, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế mở, hợp lý trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.