CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở
4.4.2. Huy động, sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ
Nguồn lực tổng hợp huy động cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đƣợc cấu thành và chi phối bởi nguồn vốn, đất đai, tài nguyên, lực lƣợng lao động... trong đó nguồn vốn đầu tƣ có vai trò quan trọng hàng đầu. Nó trực tiếp đóng góp vào thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tƣ ở Hà Giang chỉ đáp ứng đƣợc 35% nhu cầu, mặt khác số vốn huy động đƣợc sử dụng chƣa có hiệu quả. Vì vậy, việc tạo vốn và quản lý vốn hiệu quả là yêu cầu bức thiết với Hà Giang hiện nay.
Căn cứ vào vị trí, vai trò của các ngành kinh tế trong quá trình phát triển mà điều chỉnh cơ cấu đầu tƣ, khắc phục tình trạng đầu tƣ qúa tập trung hoặc quá dàn trải, thật sự lấy việc nâng cao hiệu quả đầu tƣ làm trung tâm, xây dựng mối quan hệ phụ thuộc, thúc đẩy lẫn nhau giữa tăng trƣởng kinh tế và tăng đầu tƣ. Phối hợp với sự chuyển đổi mô hình kinh tế, tiến hành đi sâu đổi mới doanh nghiệp nhà nƣớc, xây dựng cơ chế tự chịu lỗ lãi, rủi ro, loại bỏ tận gốc “căn bệnh đói đầu tƣ”. Trong số vốn của Nhà nƣớc, cần dành ƣu tiên cho xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt ƣu tiên là hạ tầng đô thị và giao thông nông thôn.
Nguồn vốn đầu tƣ cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang huy động từ các nguồn tích luỹ tự có, từ nguồn ngân sách, từ sự tích luỹ của dân và doanh nghiệp, từ vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Căn cứ vào thực trạng khả năng tạo vốn, tỉnh Hà Giang cần có những giải pháp về tạo nguồn vốn và quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả.
- Thu hút mạnh vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Hà Giang là một tỉnh có nền kinh tế kém phát triển so với khu vực và cả trong nƣớc, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp. Để giải quyết đƣợc bài toán này là thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và phải chiếm tỷ lệ cao. Bên cạnh đó việc tích luỹ của tỉnh cũng phải đƣợc tăng dần. Trong giai đoạn hiện nay, việc thu hút và sử dụng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nâng cao khả năng cạnh tranh trong nƣớc và quốc tế tăng lên có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
Để bảo đảm cho việc huy động vốn và sử dụng nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có hiệu quả, cần chú ý những điểm sau:
+ Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ đầu tƣ vào nơi nào có độ an toàn cao và mức sinh lợi lớn.
+ Phải đảm bảo đƣợc sự cân bàng về vốn đối ứng trong nƣớc.
+ Khống chế tỷ lệ nợ nƣớc ngoài trong quan hệ với khả năng tăng trƣởng của nền kinh tế, trƣớc hết và chủ yếu là tăng trƣởng xuất khẩu. Trong chính sách này cần bao gồm một số nguyên tắc chủ yếu sau:
Một là, kiểm soát và khống chế chặt chẽ các khoản vay thƣơng mại.
Hai là, định hƣớng rõ ràng việc sử dụng vốn nƣớc ngoài, kể cả vốn FDI, cho những mục tiêu đã đƣợc luận chứng đầy đủ về hiệu quả kinh tế - kỹ thuật, để đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc này, cần có sự kiểm soát tập trung hƣớng sử dụng vốn vay.
Điểm quan trọng là Hà Giang cần huy động đƣợc vốn đầu tƣ trong nƣớc. Đây là nguồn vốn quan trọng, để nền kinh tế phát triển trong thế ổn định thì nguồn vốn đầu tƣ trong nƣớc phải từng bƣớc tăng nhanh, làm sao đáp ứng đƣợc 60% nhu cầu vốn, nguồn vốn đầu tƣ trong nƣớc đƣợc tạo bởi nguồn vốn tái tạo qua quá trình phát triển sản xuất và nguồn tiết kiệm thƣờng xuyên của xã hội. Theo đà phát triển của sản xuất, thu nhập của dân cƣ tăng thì tỷ lệ tiết kiệm cũng tăng lên.
Để thúc đẩy quá trình tạo vốn và nâng cao khả năng huy động vốn:
- Khuyến khích các nhà đầu tƣ tƣ nhân trong nƣớc đầu tƣ vào tỉnh Hà Giang, muốn vậy cần tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi đặc biệt là các vấn đề liên quan đến
thủ tục đầu tƣ.
- Nâng cao hiệu quả của việc đầu tƣ cho các doanh nghiệp Nhà nƣớc, muốn vậy việc cần thiết là phải cải tổ doanh nghiệp Nhà nƣớc, mà hƣớng cơ bản là phải có giải pháp hợp lý về khía cạnh quyền sở hữu để tiến hành cổ phần hoá một bộ phận quan trọng các doanh nghiệp Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
- Phát triển hệ thống ngân hàng hoạt động có hiệu quả, tích luỹ sẽ đƣợc tăng cƣờng, các nguồn vốn tín dụng sẽ dễ dàng đến đƣợc tay ngƣời có nhu cầu đầu tƣ với chi phí thấp hơn, vì vậy sẽ thực sự thúc đẩy hoạt động đầu tƣ.
- Đối với nguồn vốn từ ngân sách thì cần đầu tƣ vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các ngành kinh tế. Đặc biệt là các lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục, đầu tƣ một số ngành trọng yếu nhƣ bƣu điện, bảo vệ môi trƣờng. Hạn chế tới mức tối đa vào các ngành sản xuất, kinh doanh thông thƣờng để tránh dàn trải vốn.