CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Hà Giang
3.3.2. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ mỗi ngành
3.3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp.
Những năm trở lại đây nền kinh tế của tỉnh đƣợc duy trì tốc độ tăng trƣởng khá, năm sau cao hơn năm trƣớc và phát triển tƣơng đối toàn diện, bình quân đạt 10,78%, GDP nông, lâm nghiệp tăng 7,7%. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển theo quan điểm hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến, khai thác tiềm năng lợi thế của tỉnh; tăng cƣờng thâm canh, tăng vụ, ứng dụng các giống mới và các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Các cây công nghiệp chủ lực đƣợc đầu tƣ phát triển về quy mô và chất lƣợng. Nhiều cơ chế chính sách mới đƣợc ban hành; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tƣ kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Bộ mặt nông nghiệp, nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống tinh thần và vật chất từng bƣớc đƣợc cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo năm 2008 còn 15,2% (theo tiêu chí cũ), đến năm 2014 là 26,95% (theo tiêu chí mới). Giá trị sản xuất trên l ha đất canh tác năm 2008 đạt 11,8 triệu đồng, đến năm 2014 đạt 25,3 triệu đồng.
Bảng 3.11. Cơ cấu GDP nội bộ ngành nông nghiệp ở tỉnh Hà Giang, thời kì 2008-2014 Ngành Đơn vị 2008 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số % 100 100 100 100 100 100 Nông nghiệp % 81,23 80,00 79,19 78,07 76,46 74,57 Lâm nghiệp % 17,02 18,4 19,01 20,03 21,64 23,63 Thuỷ sản % 1,5 1,6 1,8 1,9 1,9 1,8
Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Hà Giang 2014.
Theo số liệu bảng 3.11, tỷ trọng của nông nghiệp giảm từ 81,23% năm 2008 xuống còn 74,57% năm 2014; lâm nghiệp tăng từ 17,02% năm 2008 lên 23,63% năm 2014; Thuỷ sản không có sự biến chuyển nhiều.
* Cơ cấu nông nghiệp
Nhận thức rõ vai trò của ngành nông nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh, Hà Giang đã tập trung đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp với nhiều hạng mục và công trình lớn.
Bảng 3.12. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ở tỉnh Hà Giang, thời kì 2010 - 2014
- Ngành Trồng trọt
Trồng trọt là ngành chiếm tỷ trọng chủ yếu tuy có giảm ở các năm từ năm 2010 trở lại đây nhƣng giá trị sản xuất ngành trồng trọt vẫn tăng từ 324,031 triệu đồng năm 2010 lên 431,534 triệu đồng năm 2014. Có đƣợc kết quả nhƣ vậy là do có sự chú trọng phát triển ngành trồng trọt theo hƣớng sản xuất hàng hoá, bƣớc đầu phát huy đƣợc thế mạnh của từng vùng sinh thái, có sự chuyển đổi cơ cấu cây lƣơng thực, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ngày càng tăng, thuỷ lợi đƣợc quan tâm đầu tƣ các quy trình kỹ thuật thâm canh tiên tiến đã đƣa năng suất, sản lƣợng các giống cây trồng tăng lên nhanh chóng.
Sản lƣợng lƣơng thực tăng trƣởng khá cao và ổn định, từng bƣớc đảm bảo lƣơng thực theo quan diểm sản xuất hàng hoá.
Diện tích gieo trồng cây lƣơng thực có hạt năm 2010: 98,927ha, đến năm 2014: 135.567 ha, chiếm 65% tổng diện tích gieo trồng các loại cây ngắn ngày. Sản lƣợng lƣơng thực làm hàng hoá chiếm trên 43% tổng sản lƣợng lƣơng thực, chủ yếu là ngô thƣơng phẩm chiếm 74% sản lƣợng ngô sản xuất trong toàn tỉnh; tốc độ tăng trƣởng bình quân về sản lƣợng lƣơng thực đạt 5,45% năm.
Sản lƣợng lƣơng thực có hạt tăng nhanh chủ yếu là do ứng dụng khoa học kỹ
Ngành Đơn vi 2010 2011 2012 2013 2014
Cơ cấu giá trị sản xuất % 100 100 100 100 100
Trông trọt % 77,30 72,52 68,20 71,28 74,46
Chăn nuôi % 22,12 26,75 31,19 28,04 24,75
Dịch vụ nông nghiệp % 0,58 0,73 0,61 0,68 0,79 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang 2014.
canh).
Các vùng cây công nghiệp lâu năm tập trung, chuyên canh đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển trong thời gian qua ở Hà Giang. Tốc độ mở rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm khá nhanh. Trọng tâm là phát triển chè, cao su gắn với công nghiệp chế biến và thị trƣờng tiêu thụ, cải tạo vƣờn bằng các giống cây ăn quả có chất lƣợng và hiệu quả kinh tế, đƣợc thị trƣờng chấp nhận.
+ Cây chè: Diện tích cây chè năm 2009 có 14.310 ha, trong đó trồng mới là 1.453 ha, sản lƣợng chè búp tƣơi 52.783 tấn, đến năm 2014 tổng diện tích chè toàn tỉnh 19.778 ha, sản lƣợng chè búp tƣơi đạt 57.340 tấn. Nhiều giống chè mới cho năng suất cao và chất lƣợng tốt đƣợc trồng nhƣ Ô Long, Kim Tuyên, San Tuyết... việc mở rộng diện tích trồng chè ở những vùng có quy hoạch đã trở thành phong trào tự giác của nhiều hộ gia đình. Trong những năm qua cây chè San Tuyết đã thể hiện đƣợc ƣu thế phát triển nhanh, chất lƣợng tốt, hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số cây trồng khác trong vùng.
+ Cây ăn quả: Năm 2010 diện tích cây ăn quả toàn tỉnh có 2.925 ha với sản lƣợng quả đạt 9.488 tấn, đến năm 2014 diện tích cây ăn quả 3.538 ha, sản lƣợng quả tƣơi đạt 15.477 tấn. So với năm 2010 diện tích tăng 1,6%; sản lƣợng, năng suất và hiệu quả kinh tế cao đã đƣợc khảo nghiệm tại Hà Giang, từng bƣớc triển khai, tổng kết nhân rộng các mô hình phục vụ cho vịêc cải tạo vƣờn tạp của nhân dân.
- Ngành chăn nuôi.
Ngành chăn nuôi của Hà Giang đƣợc quan tâm phát triển cả về quy mô và chất lƣợng. Đặc biệt là chăn nuôi trâu, bò thịt ở các hộ gia đình và chăn nuôi trong trại tập trung. Toàn tỉnh hiện có 56 trang trại chăn nuôi.
Chƣơng trình chăn nuôi đại gia súc, trọng tâm là cải tạo đàn bò bằng thụ tinh nhân tạo bò thịt chất lƣợng cao trên đàn bò cái nền địa phƣơng, đang tạo chuyển biến quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, khai thác và phát huy tiềm năng lợi thế so sánh của tỉnh.
Bảng 3.13. Tình hình ngành chăn nuôi ở tỉnh Hà Giang, thời kì 2010 - 2014 Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014 1. Đàn lợn Nghìn con 450,29 470,34 490,56 510,21 537,77 2. Đàn bò Nghìn con 95,28 99,50 101,72 103,96 106,30 3. Đàn Trâu Nghìn con 119,39 149,16 152,72 154,27 158,10 4. Đàn gia cầm Triệu con 2,98 3,40 3,49 3,67 3,89
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2014.
Đàn trâu năm 2010 là 119,39 nghìn con và năm 2014 là 158,10 nghìn con. Đàn bò cũng gia tăng, năm 2010 là 95,28 nghìn con năm 2014 là 106,30 nghìn con. Những vùng chăn nuôi bò tập trung theo hƣớng sản xuất hàng hoá có tốc độ tăng trƣởng nhanh trong mấy năm gần đây là các huyện phía bắc của tỉnh. Chăn nuôi lợn có bƣớc chuyển dịch về cơ cấu, tỷ trọng đàn lợn lai ngoại, lợn hƣớng nạc trong cơ cấu đàn tăng dần và liên tục. Năm 2010 là 2,98 triệu con năm 2014 tăng lên là 3,89 triệu con. Sản lƣợng thịt hơi các loại năm 2014 đạt 17.110 tấn. Đàn gia cầm cũng tăng lên hàng năm.
Ngành chăn nuôi ở Hà Giang đã có sự chuyển dịch bƣớc đầu theo hƣớng sản xuất hàng hoá với sự tham gia của các dự án cải tạo đàn bò, nạc hoá đàn lợn và du nhập giống gia cầm có năng suất cao. Tuy nhiên, những tác động theo hƣớng tích cực trên mới ở giai đoạn đầu, sức lan toả và và sự tác động không lớn. Vì vậy, sự chuyển dịch của ngành chăn nuôi còn rất chậm, ngành trồng trọt có sự phát triển hơn. Đây là xu hƣớng vận động ngƣợc xét theo xu hƣớng biến động theo tính quy luật của ngành trồng trọt, chăn nuôi và theo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chăn nuôi của Hà Giang, nguyên nhân chủ yếu là do thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi nói chung của Hà Giang nói riêng có nhiều khó khăn. Thị trƣờng trong nƣớc sức mua hạn chế, thị trƣờng ngoài nƣớc thì sản phẩm có sức cạnh tranh
yếu.
- Hệ thống dịch vụ nông nghiệp
Đã đẩy nhanh xây dựng cơ sở sản xuất giống cây trồng vật nuôi (mở rộng sản xuất giống chè, đậu tƣơng, cây ăn quả) tạo điều kiện hỗ trợ các hộ nông dân các vùng sản xuất hàng hoá, vùng sản xuất tập trung. Các lâm trƣờng và công ty lâm nghiệp Hà Giang ngày càng phát huy vai trò của mình trong chuyển giao khoa học công nghệ kỹ thuật trong nông nghiệp.
Tỉnh đã có các trung tâm kỹ thuật nhƣ khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật, giống cây trồng, chăn nuôi - thuỷ sản.
- Đánh giá chung về kết quả chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
+ Về ƣu điểm: Đã có sự chuyển đổi bƣớc đầu về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phù hợp với xu thế chung và đặc điểm sản xuất của từng vùng.
Trong ngành trồng trọt, đã hình thành vùng chuyên canh sản xuất tập trung nhƣ đậu tƣơng, lạc, ngô, sắn, cao su, chè... tạo điều kiện gia tăng sản xuất hàng hoá. Đã có sự giảm tƣơng đối về cây lƣơng thực trên đất dốc chuyển sang trồng cây công nghiệp; khai thác thế mạnh về diện tích và tăng năng suất cây ngô với việc áp dụng thành tựu giống lai mới LVN10, DK888, DK999, các giống Bioseed và một số các loại giống ngô mới khác có chất lƣợng và năng suất cao HQ2000, G45, G49. Trồng cây khoai tây có sự giảm sút về diện tích để chuyển sang các cây công nghiệp nhƣ chè, cao su...
Đối với ngành chăn nuôi: Đã có sự chuyển dịch bƣớc đầu theo hƣớng sản xuất hàng hoá với sự tham gia của các dự án cải tạo đàn bò, nạc hoá đàn lợn và du nhập giống gia cầm có năng suất cao.
+ Hạn chế: Tuy đã có những cơ chế, chính sách để phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nhƣng cho đến nay, cơ cấu nội bộ nông nghiệp chuyển dịch vẫn còn chậm. Ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nông nghiệp. Tỷ trọng ngành chăn nuôi có xu hƣớng giảm sút. Hoạt động dịch vụ nông nghiệp hầu nhƣ chƣa phát triển.
triển của sản xuất lƣơng thực vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Chƣa gắn chặt chẽ sản xuất với tiêu thụ, chế biến.
Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế là, vốn đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp còn hạn hẹp.
Công tác khuyến nông, lâm, thông tin tuyên truyền, nghiên cứu, ứng dụng và phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
Trình độ sản xuất, trình độ dân trí giữa các vùng kinh tế không đồng đều. Đội ngũ cán bộ chuyên sâu chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu trong điều kiện mới.
Cơ sở hạ tầng nhiều huyện còn nhiều khó khăn.
Chƣa có đƣợc sự đồng bộ trong công tác quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi, trồng trọt gắn kết với công nghiệp chế biến và thị trƣờng tiêu thụ trong và ngoài nƣớc.
* Chuyển dịch trong ngành lâm nghiệp
Trong những năm qua, đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo, tập trung đầu tƣ và tổ chức thực hiện, công tác bảo vệ phát triển vốn rừng và kinh tế rừng đã đạt đƣợc những kết qủa quan trọng. Độ che phủ của rừng từ năm 2010 là 37% lên 48% năm 2014, góp phần bảo vệ môi trƣờng sinh thái, tăng cƣờng vai trò chức năng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, chống sói mòn, hạn chế thiệt hại do thiên tai và lũ bão gây ra; bảo vệ nguồn thủy sinh cho thuỷ điện và đầu mối các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh, góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân.
Công tác quản lý rừng và đất rừng đã đƣợc chuyển đổi mạnh mẽ từ quản lý lâm nghiệp Nhà nƣớc tập trung sang quản lý lâm nghiệp xã hội với sự tham gia ngày càng nhiều thành phần kinh tế. Rừng và đất rừng đã đƣợc giao, khoán, cho thuê cho các chủ thể quản lý, kinh doanh và sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiêp. Hệ thống các lâm trƣờng quốc doanh từng bƣớc đƣợc củng cố và chuyển sang Ban quản lý rừng phòng hộ thực hiện nhiệm vụ hƣớng dẫn và dịch vụ chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho nhân dân trong vùng.
Tuy vốn rừng những năm gần đây tăng lên, nhƣng phát triển chƣa ổn định và bền vững. Rừng vẫn còn nguy cơ bị tàn phá, đất rừng vẫn bị xâm lấn trồng ngô và
cây lƣơng thực khác, nạn cháy rừng, khai thác buôn bán động thực vật rừng trái phép vẫn diễn ra, diện tích rừng trồng còn manh mún, phân tán, tỷ lệ thành rừng thấp; công tác xây dựng và phát triển vốn rừng còn yếu, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh của một tỉnh miền núi.
Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành lâm nghiệp tuy đƣợc tăng cƣờng nhƣng còn yếu và thiếu đồng bộ; chế biến lâm sản phát triển kém, sức cạnh tranh của các sản phẩm rừng thấp; công tác xã hội hoá nghề rừng, khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ kinh doanh nghề rừng còn hạn chế, công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch và quản lý đầu tƣ các chƣơng trình, dự án lâm nghiệp còn yếu; vốn đầu tƣ cho công tác bảo vệ, khoanh nuôi và trồng rừng còn thấp và dàn trải chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế ở địa phƣơng.
Công nghiệp chế biến lâm sản: Với các cơ sở ngoài quốc doanh nếu đủ nguyên liệu thì sản lƣợng hàng năm đạt tới 35.000m3
sản phẩm, với cơ cấu: Ván dăm 5.300m3, gỗ xẻ xây dựng cơ bản 15.400m3
và 5.300 tấn giấy. Những năm gần đây do sản lƣợng khai thác từ rừng tự nhiên giảm, nguồn nguyên liệu khai thác từ rừng trồng chƣa đáp ứng nhu cầu.
Đánh giá về chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp tỉnh Hà Giang
- Ưu điểm: Nhìn chung chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp đã có thành tựu chính là chuyển hƣớng từ lâm nghiệp nhà nƣớc thuần tuý sang lâm nghiệp xã hội có nhiều thành phần tham gia bảo vệ, tu bổ, xây dựng mới vốn rừng.
Đã chuyển từ khai thác rừng là chủ yếu sang hạn chế khai thác, đẩy mạnh xây dựng vốn rừng, đầu tƣ theo các chƣơng trình dự án.
Đã quy hoạch xây dựng các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng kinh tế tập trung quy mô lớn.
- Hạn chế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại đó là, tốc độ trồng rừng còn chậm, tỷ lệ thành rừng ở một số nơi còn thấp; sự chuyển dịch từ khai thác quỹ đất rừng hình thành vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến còn quá chậm; cơ cấu cây trồng lâm nghiệp chậm xác định phù hợp với điều kiện của từng vùng. Hầu hết các cơ sở chế biến chƣa phát huy đƣợc công suất.
Nguyên nhân của tình trạng trên là:
- Nguyên nhân khách quan: Điều kiện sản xuất lâm nghiệp của tỉnh còn nhiều khó khăn, địa hình hiểm trở, chia cắt mạnh, độ dốc lớn, giao thông đi lại khó khăn... đời sống nhân dân trong vùng còn nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí thấp, tập quán du canh, du cƣ phát đốt rừng làm nƣơng nƣơng vẫn tái diễn, đặc biệt là vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Bản thân nghề rừng có chu kỳ kinh doanh dài, thu nhập và lợi nhuận thấp.
- Nguyên nhân chủ quan: Một bộ phận nhân dân chƣa nhận thức đầy đủ vai trò và ý nghĩa của rừng trƣớc mắt và lâu dài. Khai thác, phát huy tiềm năng lợi thế của một tỉnh miền núi và nội lực trong nhân dân chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, sự phối kết hợp thực hiện giữa các sở, ngành, các cấp chính quyền, đoàn thể chƣa chặt chẽ, cơ chế chính sách khuyến khích bảo vệ rừng, trồng rừng và tham gia đầu tƣ kinh doanh nghề rừng chƣa đáp ứng với yêu cầu thực tế, đặc biệt là chính sách hƣởng lợi sau khi giao đất, giao rừng, công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp còn nhiều bất cập, hệ thống tổ chức quản lý ngành lâm nghiệp chƣa đồng bộ. Việc ứng dụng khoa học, công nghệ kỹ thuật vào phát triển vốn rừng và kinh tế