Quan điểm chủ yếu về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang (Trang 109)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Quan điểm chủ yếu về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang

- Lấy việc nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Hà Giang phải gắn với phát triển bền vững.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Hà Giang gắn với sự phát triển của kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ƣu tiên phát triển công nghiệp sạch, kỹ thuật cao ít ô nhiễm, gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái, chú trọng phát triển các ngành dịch vụ. Trọng tâm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Hà Giang là hiện đại hóa công nghiệp chế biến, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, thu hút vốn đầu tƣ, phát triển nông nghiệp và nông thôn.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Hà Giang gắn với đô thị hoá. Đô thị hoá ở Hà Giàng thực chất là phát triển các cụm công nghiệp, hệ thống hạ tầng, dịch vụ với một lƣợng dân cƣ nhất định. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hƣớng

công nghiệp hoá, hiện đại hoá thực chất là rút lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Đô thị hoá có vai trò thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vì nó là hạt nhân thúc đẩy phân công lao động xã hội.

Các quan điểm trên có quan hệ biện chứng với nhau, cần vận dụng chúng theo quan điểm hệ thống để có thể thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Hà Giang có hiệu quả.

4.3. Mục tiêu và định hƣớng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang 4.3.1. Mục tiêu

4.3.1.1. Mục tiêu tổng quát:

Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Huy động nội lực, tranh thủ ngoại lực, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Phát triển mạnh nguồn lực con ngƣời, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ… Phấn đấu đến năm 2020 ra khỏi tỉnh đặc biệt khó khăn, kém phát triển.

4.3.1.2. Mục tiêu cụ thể:

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (giá trị gia tăng) bình quân đạt trên 10%/năm. CCKT: Nông - Lâm - Thuỷ Sản 23%; CN - XD 42%, DV 35%. Trong đó: Nông - Lâm - Thuỷ sản tăng 7%; CN - XD tăng 15,7%, DV tăng 13%. Thu nhập bình quân/ngƣời/năm đạt 18 triệu đồng trở lên. Sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt trên 40 vạn tấn, bình quân lƣơng thực đạt 600kg/ngƣời/năm trở lên. Phấn đấu giá trị sản xuất bình quân/đơn vị diện tích sản xuất đạt từ 35 đến 45 triệu đồng/ha/năm. Giá trị xuất khẩu đạt 100 triệu USD trở lên. Vốn đầu tƣ phát triển 5 năm (2015-2020) đạt 15.000 tỷ đồng trở lên. 100% đƣờng giao thông đến xã đƣợc nhựa hoá, bê tông hoá. Tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo đạt trên 60%, giải quyết trên 70% lao động có việc làm.

4.3.2. Định hƣớng

4.3.2.1.Định hướng chuyến dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Hà Giang xét về tổng thể

Trong định hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ cần giữ vững quan điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế mà đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đề ra. Tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ trên cơ sở giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, nhƣng vẫn phải đảm bảo nông nghiệp phát triển liên tục và ổn định với tốc độ phù hợp, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt mức độ cao.

Bảng 4.1. Dự kiến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Hà Giang đến năm 2020.

Đến năm 2010 Đến năm 2020

+ Công nghiệp - xây dựng: 32 - 37% + Công nghiệp - xây dựng: 45,0%. + Dịch vụ: 35 - 37% + Dịch vụ: 34,5%.

+ Nông, lâm nghiệp, thủy sản: 27 - 28%.

+ Nông, lâm nghiệp, thủy sản: 21,5%.

Nguồn: Quy hoạch phát triên kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang đến năm 2020 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay là nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp năm 2020.

4.3.2.2.Định hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế.

a) Ngành nông nghiệp

Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nội bộ ngành nông nghiệp, trọng tâm là phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, chú trọng phát triển những con nuôi có thế mạnh nhƣ: Trâu, bò, ngựa, dê, lợn, gia cầm, cá…, diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 25.500ha với năng suất trên 2,5 tấn/ha/năm. Để đến năm 2020 tỷ trọng chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản chiếm trên 60% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (980 tỷ đồng).

Tiếp tục chuyển đổi 2.000 ha diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang phát triển trang trại tổng hợp, trồng ngô, lạc, đào ao, nhà vƣờn, là cơ sở để đẩy mạnh tăng giá trị sản xuất/đơn vị canh tác; nâng nhiều cánh đồng mẫu, đồi mẫu đạt 80 triệu/ha/năm, tăng số hộ có thu nhập 100 triệu/năm và phát triển kinh tế hộ. Hình thành nhanh vùng chuyên canh sản xuất tập trung, sản xuất hàng hoá lớn theo NQ số 11 của Ban chấp hành Đảng bộ khoá XV về phát triển cây trồng có thế mạnh và

thực hiện tốt quyết định số 80 của Chính phủ về liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà nƣớc, nhà doanh nghiệp và nhà khoá học), coi đây là khâu đột phá trong phát triển nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện và bền vững.

Qui hoạch vùng sản xuất, xác định rõ vùng trồng lúa, ngô thâm canh, trang trại và vùng trồng cây công nghiệp. Từ đó, có kế hoạch đầu tƣ kết cấu hạ tầng cho phù hợp, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ theo hƣớng tăng diện tích xuân muộn, mùa sớm đạt 70% gắn với phát triển cây vụ đông dần trở thành vụ chính; xác định cơ cấu giống phù hợp, ổn định sản lƣợng lƣơng thực từ 70.000 tấn trở lên; bình quân đạt từ 600 đến 750 kg/ngƣời/năm, đảm bảo an toàn lƣơng thực; thực hiện tái cơ cấu các loại cây trồng gắn với phát huy tiềm năng đất đai và cải tạo diện tích đất đai hoang hoá, cải tạo vƣờn đồi tạp tăng giá trị và thu nhập trên đơn vị diện tích.

Tăng diện tích trồng và năng suất ngô, chè, cam…áp dụng tiêu chuẩn ViệtGáp trong sản xuất nông nghiệp. Coi trọng đầu tƣ, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình thuỷ lợi quan trọng. Từ đó, tăng tính chủ động tƣới, tiêu và phòng chống bão lụt. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, giao thông nội đồng phục vụ cho thâm canh tăng năng suất, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, giảm chi phí sản xuất; ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm..

Thực hiện tốt qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất hàng năm, tiếp tục đổi điền, dồn thửa, nâng cao hệ số sử dụng đất, phấn đấu đến năm 2020 đạt bình quân trên 45 triệu đồng/ha/năm.

Thực hiện tốt việc trồng rừng, bảo vệ, chăm sóc và phát triển rừng, phòng chống cháy rừng, tiếp tục thực hiện dự án khu bảo tồn thiên nhiên rừng, trồng và khai thác có hiệu quả diện tích rừng kinh tế, tăng giá trị và tỷ trọng kinh tế lâm nghiệp trong nông nghiệp của tỉnh.

Phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình, sản xuất theo hƣớng đa canh cả trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề trong nông thôn. Quan tâm đào tạo nghề cho ngƣời lao động đặc biệt là bà vùng sâu, vùng xa, giữ vững và mở rộng các ngành nghề tuyền thống hiện có nhƣ: nghề thổ cẩm, mây tre đan, mộc gia dụng, trồng dâu nuôi tằm,

rèn, đúc, khèn mông… tiếp tục du nhập các ngành nghề mới để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân, phấn đấu đến năm 2015, tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản đạt 727 tỷ đồng, năm 2020 đạt 978 tỷ đồng (giá CĐ 2010).

Coi trọng thực hiện xây dựng nông thôn mới, trƣớc hết làm công tác qui hoạch, đề án và xây dựng kế hoạch có sự tham gia của ngƣời dân; từng bƣớc xây dựng các khu trung tâm chính trị - văn hoá của các xã; các trung tâm văn hoá, thể thao ở thôn, đƣờng giao thông, các thiết chế văn hoá; đẩy mạnh xã hội hoá, xây dựng xã chuẩn Y tế, trƣờng chuẩn, làng văn hoá, gia đình văn hoá; phát huy dân chủ, đoàn kết nông thôn; bảo vệ môi trƣờng, an ninh nông thôn, ổn định chính trị.

b) Ngành công nghiệp

Đây là động lực trong chuyển dịch CCKT, phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh. Xây dựng hoàn thiện các khu công nghiệp Bình Vàng, Nam Quang và quy hoạch phát triển các cụm Công nghiệp; tiếp tục phát huy, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành Công nghiệp - xây dựng hiện có ...

Tiếp tục đầu tƣ kết cấu hạ tầng, trọng tâm là giao thông, thuỷ lợi, điện, cơ sở, nhà máy chế biến. Phát triển thêm các doanh nghiệp, HTX; kêu gọi, thu hút đầu tƣ theo các hình thức BOT, BT, BTO, tạo việc làm, thúc đẩy chuyển dịch CCKT.

Thực hiện tốt việc quản lý qui hoạch, xây dựng; tập trung xây dựng thành phố Hà Giang đạt tiêu chí đô thị loại 2, xây dựng các cửa khẩu, các thị trấn thuộc huyện, làm động lực thúc đẩy chuyển dịch CCKT. Quy hoạch di dân ra khỏi vùng có nguy hiểm sạt lở, lũ quyét.

Lựa chọn phát triển một số doanh nghiệp lớn giữ vị trí chủ đạo ở các ngành hàng có tiềm năng lợi thế; thuỷ điện, khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông sản chất lƣợng cao, xi măng, chế biến nông lâm sản theo chƣơng trình mục tiêu nông lâm nghiệp của tỉnh... Tập trung phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ƣu tiên phát triển các doanh nghiệp gắn với nghề và làng nghề, với sản xuất kinh tế hộ gia đình - nhất là các vùng tái định cƣ thuỷ điện.

Về đầu tƣ phát triển công nghệ: Đi thẳng vào công nghệ tiên tiến, với phƣơng châm đi trƣớc, nắm bắt kịp thời và phù hợp với thực tế của tỉnh để sản xuất

ra các sản phẩm phù hợp với thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

Về vốn: Khuyến khích và tạo môi trƣờng thuận lợi cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài đầu tƣ phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngân sách nhà nƣớc giành cho công tác quy hoạch, đào tạo nghề, phát triển hạ tầng và hỗ trợ kinh phí xử lý môi trƣờng trong các khu, cụm điểm công nghiệp.

Về thị trƣờng: Khuyến khích sản xuất các sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng để mở rộng thị trƣờng trong nƣớc và hƣớng mạnh vào xuất khẩu. Chú trọng thị trƣờng trong tỉnh, nhất là thị trƣờng nông thôn, phục vụ thi công thuỷ điện và thị trƣờng khu vực lân cận, đẩy mạnh phát triển thị trƣờng thống nhất với tỉnh bạn và với cả nƣớc.

Về vùng kinh tế: Vùng kinh tế dọc quốc lộ 2: Hình thành rõ cơ cấu kinh tế: Công nghiệp dịch vụ - nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tiếp tục củng cố, phát triển các vùng sản xuất tập trung chuyên canh sử dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến, các sản phẩm có thƣơng hiệu và sức cạnh tranh ở thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu.

Vùng kinh tế dọc sông Gâm và vùng cao biên giới: Khai thác các tiềm năng về thuỷ điện, khoáng sản, lòng hồ các thuỷ điện, xây dựng các khu, cụm công nghiệp phù hợp, cụm công nghiệp thuỷ điện, công nghiệp chế biến khoáng sản... các điểm công nghiệp sơ chế nông lâm sản, cơ khí sửa chữa...

Cơ cấu ngành công nghiệp:

Vềcơ cấu ngành: Ƣu tiên phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ, các ngành công nghiệp chế biến khoáng sản, nông lâm sản và các ngành phục vụ nông thôn.

- Cơ cấu ngành công nghiệp vào năm 2015: Công nghiệp khai thác - chế biến khoáng sản: 35%, vật liệu xây dựng 15%, sản xuất và phân phối điện: 30%, chế biến nông sản thực phẩm 12%, các ngành công nghiệp khác 8%.

- Cơ cấu ngành công nghiệp vào năm 2020: Công nghiệp khai thác - chế biến khoáng sản 36%, vật liệu xây dựng 13%, sản xuất và phân phối điện 31%, chế biến nông sản thực phẩm 13%, các ngành công nghiệp khác 7%.

Phát triển các loại hình dịch vụ, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, xây dựng các trung tâm thƣơng mại chất lƣợng cao tại các huyện, thành phố, mở rộng hệ thống dịch vụ phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân ở địa bàn nông thôn, nhất là trung tâm cụm xã, tạo thêm việc làm, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Chủ động thâm nhập thị trƣờng các tỉnh trong khu vực, từng bƣớc hội nhập với thị trƣờng thế giới.

Xây dựng và hình thành hệ thống dịch vụ cho sản xuất địa bàn tái định cƣ, khu vực công trƣờng thủy điện và các khu đô thị mới.

Xây dựng và đƣa vào hoạt động có hiệu quả các điểm du lịch vùng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.

Củng cố và tăng cƣờng dịch vụ vận tải hàng hoá và hành khách, tập trung khai thác vận tải đƣờng bộ để đủ điều kiện hội nhập vận tải khu vực và cả nƣớc, khai thác lợi thế thuỷ điện trên địa bàn tỉnh. Tranh thủ nguồn vốn để hình thành cảng hàng không Đồng Tâm.

Phát triển nhanh, hiện đại hoá bƣu chính viễn thông, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong hệ thống lãnh đạo, quản lý, điều hành của hệ thống chính trị, trong các hoạt động dịch vụ ngân hàng, thƣơng mại, y tế giáo dục, tƣ vấn phục vụ đời sống... Đến năm 2020, tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh đƣợc kết nối bằng cáp quang băng rộng và vi ba số, phủ sóng điện thoại di động 100% các xã, phƣờng, thị trấn, 50% số hộ trong tỉnh có điện thoại.

4.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang thời gian tới ở tỉnh Hà Giang thời gian tới

4.4.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển các ngành

4.4.1.1. Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản

Trồng trọt: Đảm bảo an ninh lƣơng thực trên địa bàn tỉnh theo hƣớng sản xuất hàng hoá. Năm 2010 sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt 35-36 vạn tấn, bình quân 340 kg/ngƣời/năm; đạt khoảng 42,4 vạn tấn vào năm 2020.

Xây dựng vành đai thực phẩm, hoa, cây công nghiệp hàng phục vụ cho công trƣờng trong và ngoài tỉnh và nhu cầu của nhân dân. Xây dựng vùng sản xuất nông

nghiệp công nghệ cao tại các vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp.

Ổn định và phát triển các cây công nghiệp dài ngày có giá trị cao nhƣ: chè, đậu tƣơng, cao su... tập trung phát triển một số cây ăn quả có khả năng cho sản lƣợng lớn gắn với công nghiệp chế biến nhƣ: cây cam, nhãn, và nhập một số giống cây ăn quả ôn đới chất lƣợng cao.

Chăn nuôi: Phát triển theo hƣớng sản xuất chăn nuôi hàng hoá giá trị kinh tế cao, trên cơ sở tận dụng ƣu thế, điều kiện thuận lợi của tỉnh. Phát triển nhanh các loại gia súc ăn cỏ nhƣ bò thịt chất lƣợng cao, trâu, dê, lợn hƣớng nạc. Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hƣớng công nghiệp và đảm bảo an toàn theo 3 loại quy mô công nghiệp, trang trại, hộ gia đình.

Lâm nghiệp: ƣu tiên xây dựng hệ thống rừng phòng hộ lòng hồ thuỷ điện và các đầu nguồn quan trọng khác cùng với các vùng rừng đặc dụng.

Khuyến khích phát triển hệ thống rừng sản xuất gồm rừng nguyên liệu giấy và gỗ công nghiệp, măng tre xuất khẩu, rừng sinh thái phục vụ du lịch. Bên cạnh đó việc quản lý, bảo vệ rừng hiện có và tăng nhanh vốn rừng, đƣa độ che phủ của rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Hà Giang (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)