1.2. Những vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1.2.4.1. Các chỉ tiêu về kinh tế.
* Cơ cấu GDP. Đối với các nƣớc trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thƣờng lựa chọn GDP làm chỉ tiêu để phản ánh tình trạng tốc độ tăng trƣởng của một nền kinh tế. Đồng thời thông qua tỷ trọng giá trị của các ngành kinh tế cấu thành GDP của một quốc gia sẽ phản ánh đƣợc tính chất, trình độ phát triển nền
kinh tế của một quốc gia đang ở mức nào. Nếu tỷ trọng giá trị đƣợc tạo ra trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ cao; tỷ trọng giá trị đƣợc tạo ra trong sản xuất nông nghiệp thấp trong GDP điều đó phản ánh đó là nền kinh tế phát triển; Nếu tỷ trọng giá trị tạo ra trong các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ thấp và tỷ trọng tạo ra trong sản xuất nông nghiệp cao trong GDP phản ánh trình độ nền kinh tế kém phát triển.
Ở các nƣớc có nền kinh tế phát triển nhƣ Mỹ, Nhật tỷ trọng giá trị đƣợc tạo ra trong các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ thƣờng chiếm trteen dƣới 90% cơ cấu GDP; giá trị tạo ra trong nông nghiệp thƣờng chiếm tỷ trọng 10% cơ cấu GDP.
Đối với Việt Nam hiện nay giá trị đƣợc tạo ra trong các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 80% tỷ trọng GDP. Với tỷ trọng giá trị giữa các ngành kinh tế tạo nên cơ cấu GDP ở nƣớc ta cho thấy nền kinh tế nƣớc ta ở trình độ đang phát triển.
* Tăng trƣởng kinh tế.
Tăng trƣởng kinh tế là mức gia tăng GDP năm sau so với năm trƣớc của nền kinh tế của một quốc gia. Nếu GDP năm sau cao hơn GDP năm trƣớc càng lớn thì phản ánh nền kinh tế có tốc độ tăng trƣởng càng cao. Tuy nhiên, trên thực tế nếu chỉ nhìn vào con số tăng trƣởng GDP của năm sau cao hơn năm trƣớc chƣa hoàn toàn đã phản ánh đúng đƣợc bản chất thực sự việc tăng trƣởng kinh tế hay không tăng trƣởng kinh tế của một nền kinh tế. Vì giá cả trên thị trƣờng của nền kinh tế thƣờng xuyên có sự biến động và lạm phát nên tăng trƣởng kinh tế GDP có GDP danh nghĩa tính theo giá hiện hành và GDP thực tế tính theo giá cố định của năm đƣợc chọn làm gốc. Do vậy, để tăng trƣởng GDP hợp lý thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững đòi hỏi mỗi quốc gia cần phải thực hiện định hƣớng, điều tiết việc tăng trƣởng GDP cho phù hợp với khả năng của nƣớc mình. Nhƣ nền kinh tế Mỹ hiện đang phấn đấu duy trì tốc độ tăng trƣởng hàng năm GDP đạt 2,2% đến 3,3%. Đối với Việt Nam hiện nay đang phấn đấu duy trì tốc độ tăng trƣởng GDP trong giai đoạn 2011-2015 đạt 7,0 đến 7,5%/ năm. Tuy nhiên do những bất ổn của nền kinh tế
toàn cầu và những khó khăn kinh tế trong nƣớc, từ năm 2011 đến nay, tốc độ tăng trƣởng kinh tế đều dƣới 7%; năm 2012, 2013 tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt dƣới 5,5%
* Cơ cấu lao động.
Cơ lao động phản ánh tính chất chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hƣớng hiện đại hay không hiện đại. Nếu tỷ lệ lao động trong các ngành sản xuất và dịch vụ chiếm tỷ lệ ngày càng cao; tỷ lệ lao động trong sản xuất nông nghiệp ngày một giảm phản ánh đó là một cơ cấu kinh tế hợp lý và phát triển. Ngƣợc lại tỷ lệ lao động trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ thấp; tỷ lệ lao động trong sản xuất nông nghiệp cao phản ánh trình độ cơ cấu kinh tế bất hợp lý và nền kinh tế ở mức kém phát triển. Ở Việt Nam tỷ lệ lao động trong nông nghiệp năm 2010 là 48,2%, tỷ lệ lao động trong công nghiệp, dịch vụ chiếm 51,8%. Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ lao động trong sản xuât nông nghiệp chiếm tỷ lệ từ 30-35% tổng lao động xã hội. Thực tiễn hiện nay cho thấy việc chuyển dịch, giảm tỷ lệ lao động trong sản xuất nông nghiệp trong tổng số lao động toàn xã hội ở nƣớc ta hiện nay vẫn đang diễn ra với tốc độ chậm. Điều đó cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu ngành giữa sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và các ngành dịch vụ ở nƣớc ta còn chậm.
* Cơ cấu hàng xuất khẩu.
Cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu của một quốc gia cũng phản ánh khách quan cơ cấu ngành kinh tế của một nền kinh tế. Một nền kinh tế phát triển thƣờng giá trị hàng xuất khẩu ra nƣớc ngoài chủ yếu từ sản phẩm của ngành sản xuất công nghiệp. Đối với nƣớc ta trong cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu thì giá trị xuất khẩu từ hàng sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao.
1.2.4.2. Các chỉ tiêu về tác động xã hội của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
* Giải quyết việc làm.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế bao giờ cũng phải gắn liền với giải quyết việc làm là một trong những khâu then chốt trong chiến lƣợc tái cấu trúc cơ cấu nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việt Nam thực hiện chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hiện đại nhằm tái cấu trúc nền kinh tế thành công tất yếu phải xử lý tốt vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế với việc giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Nhận thức rõ điều đó Đảng, Nhà nƣớc ta trong các chiến lƣợc phát triển kinh tế trong từng giai đoạn đều đã đƣa ra các giải pháp để giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân. Hiện nay, nƣớc ta đã và đang từng bƣớc thực hiện có hiệu quả chƣơng trình mục tiêu quốc gia hàng năm giải quyết việc làm cho trên 1 triệu lao động. Góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế, tỷ lệ lao động trong sản xuất nông nghiệp những năm gần đây có chiều hƣớng giảm rõ rệt, tỷ lệ số ngƣời lao động trong các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ không ngừng gia tăng.
* Thu nhập và mức sống của dân cƣ.
Mức sống của ngƣời dân đƣợc phản ánh chủ yếu thông qua mức thu nhập bình quân. Nếu mức thu nhập trung bình của ngƣời dân đƣợc nâng lên phần nào phản ánh trạng thái chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một nền kinh tế không ngừng đƣợc phát triển. Thu nhập trung bình của ngƣời dân cao thì chất lƣợng cuộc sống của họ cũng không ngừng đƣợc cải thiện. Đó cũng là kết quả chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế của một nền kinh tế hợp lý chuyển dịch từ những ngành kinh tế sản xuất có giá trị gia tăng thấp sang những ngành đem lại chuỗi giá trị gia tăng cao. Ở nƣớc ta mức sống của nhân dân trong những năm gần đây không ngừng đƣợc cải thiện, nâng cao thu nhập trung bình của ngƣời dân năm 2010 đạt 1.168 USB thuộc nhóm nƣớc có nền kinh tế đang phát triển có thu nhập trung bình. Phấn đấu đến năm 2020 thu nhập bình quân của ngƣời dân đạt gấp khoảng 3,5 lần thu nhập bình quân năm 2010, tức thu nhập bình quân của ngƣời dân năm 2020 đạt 4.088 USB.
* Xóa đói giảm nghèo.
Xóa đói giảm nghèo là một trong các mục tiêu thiên niên kỷ đƣợc Liên hợp quốc quan tâm coi đó là mục tiêu để phát triển con ngƣời. Việt Nam là một trong những quốc gia đƣợc thế giới đánh giá là thành công trong xóa đói giảm nghèo và
phát triển bền vững. Năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo chiếm 9,5 % tổng số hộ trong cả nƣớc.
Nhƣ vậy, các chỉ tiêu về tác động xã hội của chuyển dịch cơ cấu ngành phản ánh rõ tính chất, trạng thái, trình độ phát triển của một nền kinh tế đồng thời cũng phản ánh rõ kết quả việc chuyển đổi cơ cấu giữa các ngành kinh tế có hợp lý hay không. Đây chính là cơ sở khoa học, khách quan để các quốc gia trên thế giới nói chung, Việt Nam và các địa phƣơng ở nƣớc ta nói riêng lấy những chỉ tiêu đó đánh giá và định hƣớng việc chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế hợp lý và hiệu quả.
1.2.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá về tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến môi trường sinh thái.
* Sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Việc sự dụng tài nguyên thiên nhiên vào phát triển kinh tế hiệu quả cao hay thấp cũng là một trong những tiêu chí quan trọng phản ánh tính chất trình độ phát triển của nền kinh tế. Đối với những nƣớc có nền kinh tế phát triển và nền sản xuất công nghiệp cao thƣờng có nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhƣ than đá, dầu mỏ… vào sản xuất ở mức cao. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng những nƣớc này thƣờng lựa chọn những công nghệ tiên tiến hiện đại tiết kiệm tiêu hao năng lƣợng vào sản xuất. Đối với những nƣớc kém phát triển thƣờng chủ yếu khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu hoặc sử dụng lãng phí tài nguyên.
* Bảo vệ môi trƣờng.
Trình độ bảo vệ môi trƣờng sinh thái là một tiêu chí phản ánh quốc gia đó có nền sản xuất công nghiệp hiện đại hay lạc hậu. Những nƣớc có nền sản xuất công nghiệp hiện đại chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu nền kinh tế thƣờng có trình độ, công nghệ hiện đại tiên tiến và phƣơng pháp bảo vệ môi trƣờng hiệu quả đảm bảo các tiêu chí về an toàn vệ sinh môi trƣờng trong quá trình sản xuất. Đối với nền kinh tế lạc hậu, công nghiệp chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu nền kinh tế hầu nhƣ không có khả năng cải tạo, khắc phục sự tổn hại hay ô nhiễm môi trƣờng trong quá trình tiến hành sản xuất. Với năng lực bảo vệ môi trƣờng kém sẽ tác động làm ảnh hƣởng tới việc chuyển dịch cơ cấu từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Việt
Nam hiện nay cũng đang tồn tại vấn đề hạn chế về năng lực bảo vệ môi trƣờng đã đang tác động không nhỏ tới quá trình đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tăng tỷ lệ ngành công nghiệp trong cơ cấu của nền kinh tế.
* Hạn chế ô nhiễm môi trƣờng.
Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng thƣờng là nguyên nhân trực tiếp đe dọa xâm hại tới sức khỏe của con ngƣời. Nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trƣờng chính là các ngành sản xuất công nghiệp nên trong sản xuất nếu các quốc gia không có phƣơng pháp, công nghệ hiện đại để hạn chế gây ô nhiễm môi trƣờng sẽ tác động rất lớn tới việc chuyển đổi cơ cấu ngành. Vì buộc các quốc gia phải lựa chọn phƣơng pháp tối ƣu giữa phát triển kinh tế với phát triển bền vững của con ngƣời nên không thể phát triển mạnh các ngành công nghiệp. Việt Nam hiện vẫn đang là nƣớc hạn chế về năng lực có khả năng hạn chế ô nhiễm môi trƣờng trong sản xuất công nghiệp. Do vậy, để nƣớc ta chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế theo hƣớng công nghiệp hiện đại tất yếu phải nâng cao năng lực hạn chế gây ra ô nhiễm môi trƣờng trong quá trình phát triển sản xuất công nghiệp.
1.2.5. Đặc điểm của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở một tỉnh miền núi.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một tỉnh là sự vận động phát triển của các ngành làm thay đổi vị trí, tƣơng quan tỷ lệ và mối quan hệ, tƣơng tác giữa chúng theo thời gian và không gian, dƣới tác động của những yếu tố kinh tế - xã hội nhất định trong và ngoài tỉnh.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một tỉnh là sự thay đổi có mục đích, có định hƣớng của các ngành kinh tế của tỉnh từ trạng thái này sang trạng thái khác hợp lý và có hiệu quả.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một tỉnh miền núi có những đặc điểm sau:
Một là, cơ cấu kinh tế của một tỉnh miền núi phải chuyển dịch theo hƣớng chuyển dịch chung của cả nƣớc, theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chịu sự tác động chung của các nhân tố của cả nƣớc.
Hai là, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một tỉnh miền núi có thể dựa trên lợi thế chủ yếu là nguồn lao động dồi dào giá rẻ, tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng.
Ba là, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một tỉnh miền núi sẽ gặp khó khăn về vốn, khoa học - công nghệ, thiếu lao động có trình độ cao nên việc phát triển các ngành cần có sự cân nhắc theo hƣớng tiết kiệm, hiệu quả đồng thời quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn không nhỏ từ các yếu tố địa hình, kết cấu hạ tầng, đặc biệt là việc xây dựng đƣờng giao thông, hệ thống điện và từ trình độ dân trí chƣa cao, còn tồn tại nhiều tập quán sản xuất và sinh hoạt lạc hậu.
Bốn là, hầu hết các tỉnh miền núi mới chỉ bắt đầu thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Năm là, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một tỉnh miền núi có thể sử dụng các chỉ tiêu chung để đánh giá.
Sáu là, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một tỉnh miền núi vừa chịu ảnh hƣởng của những nhân tố chung vừa chịu ảnh hƣởng của những nhân tố riêng, đặc thù của tỉnh.