CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Bối cảnh hiện nay ảnh hƣởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
4.1.1. Bối cảnh quốc tế
Trong xu thế chung của nền kinh tế - chính trị thế giới, toàn cầu hoá - hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu, tác động đến mọi quốc gia trên thế giới, đem đến quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Tham gia tiến trình hình thành các khối liên kết kinh tế: ASEM, ASEAN, APEC và đặc biệt là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới WTO, Việt Nam đang có thêm nhiều thuận lợi cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣơc, mở rộng lĩnh lực kinh tế đối ngoại, cơ hội tạo dựng và củng cố vị thế của mình trong nền kinh tế thế giới... nhƣng cũng phải đối đầu với những khó khăn, thách thức lớn trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng găy gắt của nền kinh tế thế giới.
Điểm thứ nhất: nền kinh tế thế giới đang bƣớc vào thời kỳ phát triển mới, xu hƣớng phát triển kinh tế tri thức đang diễn ra mạnh mẽ. Khoa học - công nghệ đang trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế. Ngày nay, các lợi thế truyền thống nhƣ tài nguyên thiên nhiên dồi dào và nguồn nhân công rẻ đang mất dần, thay thế vào đó là các lợi thế phát triển mới là tri thức, khoa học - công nghệ. Với sự xuất hiện các công nghệ mới, quá trình cơ cấu lại nền kinh tể thế giới đang diễn ra với xu hƣớng căn bản là: nhiều ngành chủ lực của kỷ nguyên cơ khí nhƣ thép, xi măng, ô tô... bắt đầu xuống dốc, nhiều ngành công nghệ hiện đại mới ra đời đang phát triển nhanh nhƣ điện tử, bán dẫn. Những ngành dịch vụ liên quan nhiều đến tri thức nhƣ tài chính, ngân hàng, tƣ vấn, thƣơng mại điện tử vv... bùng nổ làm cho khu vực dịch vụ tăng nhanh. Tri thức, công nghệ cao và tái cấu trúc nền kinh tế thế giới tác động đến xu hƣớng, bƣớc đi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các nƣớc đi sau. Nó cho phép các nƣớc đi sau thực hiện “hiện đại hóa cơ cấu ngành”, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với
phát triển kinh tế tri thức.
Hai là, xu hƣớng toàn cầu hóa, khu vực hóa, tự do hóa và mở cửa kinh tế đƣợc thúc đẩy mạnh mẽ.
Nền kinh tế thế giới bƣớc vào thời kỳ mới với hai đặc trƣng: Sản xuất - kinh doanh ngày càng liên kết chặt chẽ trên phạm vi thế giới, tự do hóa thƣơng mại và tài chính, đầu tƣ toàn cầu và hệ thống kinh tế quốc tế chuyển từ liên kết “dọc” sang liên kết mạng. Những nội dung mới về chất của toàn cầu hóa kinh tế là:
Cơ sở vật chất - kỹ thuật mới và mang tính toàn cầu: Lực lƣợng sản xuất đang chuyển biến căn bản về trình độ và tính chất, đó là: chuyển từ thời đại cơ khí sang thời đại công nghệ cao. Công nghệ cao và trí tuệ con ngƣời ngày càng đóng vai trò là lực lƣợng sản xuất trực tiếp và sự lan truyền diễn ra kiểu liên kết mạng toàn cầu với tốc độ cao.
Hệ thống sản xuất toàn cầu: Sự xuất hiện và phát triển ngày càng mạnh mẽ của lực lƣợng sản xuất hiện đại, sự phát triển của quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ quốc tế, tạo thành hệ thống thƣơng mại và tài chính toàn cầu đẩy quá trình hình thành và phát triển mạng sản xuất toàn cầu. Phân công lao động quốc tế đã có những thay đổi về chất. Ngày nay việc sản xuất ra các sản phẩm hoàn chỉnh không chỉ đƣợc thực hiện trong phạm vi từng quốc gia rồi đƣợc bán ra trên thị trƣờng thế giới mà việc sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh đƣợc thực hiện trên phạm vi toàn cầu hoặc khu vực với sự tham gia của các cơ sở sản xuất đƣợc phân bố ở nhiều quốc gia, phân công lao động quốc tế mới đang ràng buộc sản xuất quốc gia và một mạng lƣới sản xuất thế giới và đƣợc thực hiện bởi các quốc gia. Phân công lao động quốc tế ngày càng chi phối cách thức tổ chức nền sản xuất của mỗi nƣớc, làm gia tăng sự phụ thuộc giữa các quốc gia, nhất là khi các quốc gia kể cả những nƣớc kém phát triển, gia nhập vào mạng sản xuất toàn cầu ngày càng nhiều và với tốc độ nhanh nhƣ những năm gần đây.
Xu hƣớng toàn cầu hoá thƣơng mại - dịch vụ: Ngày nay, tốc độ tăng trƣởng thƣơng mại - dịch vụ trên thế giới diễn ra nhanh hơn (tổng khối lƣợng xuất khẩu lớn); ngày càng có nhiều nƣớc tham gia sâu hơn vào thƣơng mại quốc tế, số lƣợng
các nƣớc gia nhập WTO tăng lên; tự do hoá thƣơng mại diễn ra nhanh hơn (các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đƣợc hạ thấp; các thủ tục thƣơng mại ngày càng đơn giản và thống nhất trên thế giới); sự xuất hiện thƣơng mại điện tử làm thay đổi hệ thống thị trƣờng sản phẩm dịch vụ truyền thống. Xu hƣớng toàn cầu hoá thƣơng mại - dịch vụ đang mở rộng cơ hội tiếp cận thị trƣờng thế giới của mỗi nƣớc. Tuy không lợi thế bằng các nƣớc phát triển, nhƣng đối với nƣớc kém phát triển đây cũng là cơ hội lớn.
Xu hƣớng toàn cầu hoá tài chính ở trình độ cao hơn nhiều so với thị trƣờng sản phẩm. Lƣợng tiền lƣu chuyển hàng ngày trên thế giới còn nhiều hơn sự lƣu chuyển hàng hoá. Khối lƣợng tƣ bản di chuyển ngày càng tăng, mức độ và phạm vi ngày càng mở rộng, đan xen chằng chịt giữa dòng vốn quốc tế vào khu vực và dòng vốn giữa các nƣớc trong khu vực thông qua đầu tƣ trực tiến nƣớc ngoài (FDI), viện trợ phát triển chính thức (ODA), qua tín dụng quốc tế. Cùng với làn sóng sát nhập các ngân hàng trên thế giới và khu vực, nền kinh tế thế giới phát triển nhanh hơn, nhƣng chứa đựng rủi ro cao hơn, cạnh tranh trên thị trƣờng đầu tƣ quốc tế cũng gay gắt hơn làm cho sự phát triển nền kinh tế thế giới có độ bất ổn định cao hơn. Toàn cầu hoá tài chính tạo ra cho nƣớc nghèo khả năng tiếp cận dòng vốn quốc tế dễ dàng hơn và cũng làm tăng sự phụ thuộc của họ vào nƣớc giàu (tuy nhiên, ngày nay nƣớc giàu cũng phụ thuộc và những nƣớc nghèo về phƣơng diện tài chính do cần địa chỉ để đầu tƣ kiếm lời). Toàn cầu hoá tài chính đòi hỏi các nƣớc, nhất là các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng mở phải tham gia. Đối với các nƣớc đang phát triển (trong đó có Việt Nam), cơ may do toàn cầu hoá tài chính mang lại nhiều hơn, nhƣng rủi ro cũng nhiều hơn. Bởi vậy, để thu đƣợc ích lợi lớn, mỗi nƣớc phải đƣa ra các quyết định nhanh chóng và có khả năng thích ứng cao hơn, hệ thống tài chính - tiền tệ, thị trƣờng vốn phải đƣợc phát triển hoàn thiện hơn.
Sự hình thành và phát triển các hệ thể chế kinh tế toàn cầu. Do quá trình phát triển kinh tế toàn cầu với nhiều điểm mới mà những quy tắc và thể chế kinh tế có nhiều điểm mới, những điểm mới trong thể chế kinh tế toàn cầu là:
cấu trúc “mạng” làm cho sản xuất trùm lên toàn cầu; với sức mạnh kinh tế, tài chính và thị trƣờng khổng lồ; với tiềm lực lớn về khoa học, công nghệ và kỹ thuật, đƣợc sự hỗ trợ của các hệ thống thông tin hiện đại, thông qua mạng lƣới toàn cầu, các công ty đa quốc gia chi phối hoạt động của hệ thống kinh tế thế giới. Bằng nhiều hình thức, các TNCs đang ảnh hƣởng lớn đến việc điều chỉnh “luật chơi” kinh tế toàn cầu cũng nhƣ đến chính sách của nhiều quốc gia, nhằm nâng cao lợi ích của công ty cả về lợi nhuận và thị phần. Các TNCs ngày càng liên kết chặt chẽ với nhau về hoạt động trong công nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ và tài chính - ngân hàng, hình thành những tập đoàn tài phiệt khổng lồ; đồng thời cũng cạnh tranh khốc liệt, thôn tính cả những tập đoàn khổng lồ khác. Trong những năm gần đây, song song với xu hƣớng hợp nhất trong các lĩnh vực kinh tế hiện đại, sát nhập các TNCs, hình thành những TNCs siêu khổng lồ là xu hƣớng hình thành mạng lƣới toàn cầu với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phân bố trên khắp thế giới. Các xu hƣớng này đang tác động, ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển của các nƣớc, kể cả các nƣớc đang phát triển.
- Vai trò tăng lên của các tổ chức kinh tế - tài chính thế giới (WTO, IMF, WB) và các tổ chức kinh tế khu vực.
+ Chuyển từ GATT sang WTO là biểu hiện tập trung nhất của sự thay đổi “luật chơi” kinh tế toàn cầu. Việc WTO thay cho GATT đã thúc đẩy mạnh quá trình tự do hoá thƣơng mại quốc tế, đồng thời tạo “sân chơi” (thị trƣờng thế giới) bình đẳng cho tất cả các nƣớc. WTO có vai trò to lớn, vừa là ngƣời quyết định luật chơi, vừa là gƣời kiểm soát cuộc chơi toàn cầu. Với “luật chơi” mới, sự bình đẳng giữa các nƣớc đƣợc tạo ra, nhƣng cạnh tranh không cân sức này, sự thua thiệt, khả năng bị tổn thƣơng thƣờng rơi vào những nƣớc có trình độ thấp kém hơn. Bởi vậy, mỗi nƣớc phải biết tận dụng triệt để “luật chơi” này, phải mạnh dạn và chính xác điều chỉnh cơ chế, luật lệ, chính sách kinh tế, chính sách thƣơng mại của mình cho phù hợp với thông lệ quốc tế, trên cơ sở tính toán đầy đủ tới điều kiện cụ thể của quốc gia mình.
tăng lên. Các thể chế này vừa đóng vai trò là “van an toàn” của hệ thống tài chính thế giới, vừa có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế các nƣớc. Các tổ chức này đang cơ cấu lại mục tiêu và nguyên tắc hoạt động, do đó sẽ ảnh hƣởng to lớn đến tiến trình phát triển của các nƣớc. Sự tranh chấp giữa nhóm các nƣớc giàu và các nƣớc nghèo, giữa các nƣớc giàu (Mỹ - Nhật - EU) để thay đổi phƣơng thức và nguyên tắc hoạt động của IMF, WB đang diễn ra quyết liệt càng làm tăng sự bất ổn và hậu quả gây ra đối với mọi nền kinh tế sẽ khó lƣờng hơn.
+ Liên kết kinh tế và mậu dịch khu vực tăng lên. Sự gia tăng liên kết kinh tế trong khối, khu vực đan xen với sự liên minh các khối (ASEM), giữa khối với các nƣớc ngoài khối (ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Nhật Bản; ASEAN + 3...). Hợp tác và cạnh tranh là đặc tính của các liên minh. Vì vậy, mỗi quốc gia thành viên của khối khu vực vừa phải tuân thủ các quy tắc hoạt động của khối, vừa phải cân đối các quan hệ trong và ngoài khu vực để đem lại lợi ích tối ƣu cho sự phát triển của quốc gia mình.
Điểm thứ hai: Tƣơng quan sức mạnh kinh tế thế giới thay đổi.
Sự thay đổi tƣơng quan sức mạnh hiện nay giữa các cƣờng quốc và khu vực có ảnh hƣởng rất mạnh đến tiến trình phát triển của mỗi nƣớc. Mỹ đang thực hiện vai trò bá quyền, nhƣng, cạnh tranh giữa Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản cũng nhƣ giữa các nƣớc lớn trong hệ thống tƣ bản chủ nghĩa; cạnh tranh giành ảnh hƣởng của các nền kinh tế thị trƣờng mới nổi đang làm cho xu hƣớng phát triển kinh tế toàn cầu trở nên phức tạp và khó dự đoán hơn; làm cho nhiều nguyên tắc hợp tác của liên minh dễ bị phá vỡ hơn. Sự cạnh tranh giữa các nƣớc lớn để kiềm chế sự lớn mạnh cũng nhƣ ngăn chặn ảnh hƣởng của các nƣớc Đông Á, sự nổi lên của các nền kinh tế lớn nhƣ Trung Quốc càng làm tăng thêm “hiểm họa kinh tế Đông Á”, làm tăng gấp bội nguy cơ thâm hụt mậu dịch. Nguy cơ càng lớn càng thúc đẩy phƣơng Tây thay đổi “luật chơi” cũ vốn rất lợi cho các nƣớc Đông á thực thi chiến lƣợc tăng trƣởng dựa vào xuất khẩu. Đối với các nƣớc đang phát triển, các nƣớc ASEAN trong đó có Việt Nam, sự nổi lên của Trung Quốc làm phá vỡ nhiều cân bằng lớn trong nền kinh tế mỗi quốc gia (cân bằng cơ cấu, mậu dịch, thanh toán quốc tế...) làm cho cạnh tranh
của họ sẽ khó khăn hơn trên mọi phƣơng diện (thu hút vốn đầu tƣ, xuất khẩu, nhập khẩu...) nhất là đối với các nƣớc có cơ cấu sản phẩm xuất khẩu tƣơng tự nhƣ Trung Quốc. Điều này cũng làm lung lay chiến lƣợc tăng trƣởng xuất khẩu của mỗi nƣớc. Tóm lại, sự thay đổi tƣơng quan sức mạnh kinh tế thế giới đang làm ảnh hƣởng lớn tới chính sách, chiến lƣợng phát triển kinh tế của các nƣớc trên phạm vi toàn thế giới.