7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển DLCĐ
1.1.1.3. Đặc điểm của du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch rất mới mẻ. DLCĐ đƣợc coi là hƣớng đi tốt ở Việt Nam, đặc biệt là ở vùng núi, vùng nông thôn, nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn thì hoạt động du lịch sẽ từng bƣớc góp phần cải thiện cuộc sống, tạo sinh kế mới, tạo thêm công ăn cho ngƣời dân. Ở Việt Nam, loại hình du lịch này rất đƣợc quan tâm và chú ý trong những năm gần đây. Từ đó có thể nhận thức một số đặc điểm của DLCĐ nhƣ sau, DLCĐ là một loại hình du lịch mới khác với các loại hình du lịch khác bởi cộng đồng dân cƣ là những ngƣời đƣợc tham gia ngay từ đầu, từ khâu nghiên cứu, lập kế hoạch, triển khai các hoạt động kinh doanh du lịch, cung cấp các sản phẩm du lịch, dịch vụ cho khách du lịch. Họ giữ vai trò chủ đạo phát triển và duy trì các dịch vụ. Hoạt động này tính đến hiệu quả và sự điều tiết của các quy luật kinh tế thị trƣờng. Địa điểm tổ chức phát triển du lịch dựa vào DLCĐ diễn ra tại nơi cƣ trú hoặc gần nơi cƣ trú của CĐĐP. Đây là những khu vực có tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, hấp dẫn có độ nhạy cảm về đa dạng sinh học, chính trị, văn hóa, xã hội và đang bị tác động của con ngƣời.
Điều kiện tiên quyết là khu du lịch hay điểm du lịch đó phải có nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn, đặc trƣng và còn khá nguyên vẹn giá trị của cộng đồng địa phƣơng. Các dịch vụ do ngƣời dân địa phƣơng cung cấp có tính đặc trƣng, đặc thù của địa phƣơng cao và ít mang tính chuyên môn hóa. Cộng đồng dân cƣ phải là ngƣời sinh sống và làm việc trong hoặc liền kề các điểm tài nguyên du lịch. Ngoài việc phát triển du lịch, thì cộng đồng dân cƣ còn có trách nhiệm tham gia bảo vệ tài nguyên môi trƣờng nh m hạn chế tác động tiêu cực chinh từ việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng và hoạt động của du khách. hách du lịch thƣờng không đòi hỏi dịch vụ mang tính
tiện nghi hay chất lƣợng cao. hách du lịch thƣờng có nhận thức cao, thích khám phá, tìm hiểu những điều mới lạ, những giá trị nguyên bản.
DLCĐ đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Điều này đƣợc thể hiện ở DLCĐ có tác động tích cực đối với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ngành nghề và lao động. Trƣớc khi tham gia DLCĐ, ngƣời dân chủ yếu sinh sống trong điều kiện kinh tế cung tự cấp, nghề chính của họ là sản xuất nông nghiệp. Khi DLCĐ phát triển thì ngƣời dân có điều kiện và các ngành nghề kinh truyền thống đƣợc duy trì và phát triển trở thành sản phẩm du lịch độc đáo. Từ đó việc tiêu thụ những sản phẩm tại chỗ đƣợc dễ dàng hơn. Thu nhập từ dịch vụ bán hàng, chở khách cho thuê phòng, biểu diễn văn nghệ…giúp cải thiện cuộc sống của ngƣời dân. Cùng với cơ cấu ngành nghề lao dộng cũng có sự thay đổi, hình thành của các công việc mang tính du lịch mới. DLCĐ là hoạt động thu hút cộng đồng địa phƣơng tham gia vào hoạt động du lịch và đƣợc hƣởng lợi từ hoạt động này nên đây là loại hình có tính chuyên môn thấp.
Cộng đồng địa phƣơng mời tham gia vào hoạt động du lịch nên chuyên môn nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, gặp khó khăn trong việc giao tiếp và hƣớng dẫn khách nƣớc ngoài. Đặc điểm lớn nhất của DLCĐ là ngƣời tổ chức du lịch và cƣ dân bản địa khai thác cái sẵn có của cộng đồng địa phƣơng để kinh doanh du lịch. Phát triển du lịch cộng đồng phải đảm bảo sự công b ng trong phân chia quyền lợi thu nhập cho các bên tham gia. Phát triển du lịch cộng đồng góp phần làm đa dạng hóa các ngành kinh tế, trong khi vẫn duy trì và phát triển các ngành kinh tế truyền thống. DLCĐ còn bao gồm yếu tố trợ giúp, tạo điều kiện cho bên tham gia trong đó vai trò của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các cấp quản lý nhà nƣớc. Chính do những đặc điểm trên hệ thống các sản phẩm và dịch vụ của loại hình DLCĐ khá đa dạng và có những đặc trƣng khác nhau ở mỗi khu vực DLCĐ riêng biệt. Điều
này phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị, van hóa, xã hội của dân cƣ tại địa phƣơng [13].