7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển DLCĐ
1.1.2.3 Các nhân tố tác động tới phát triển DLCĐ tại các địa phương
a, Nhân tố khách quan
Các yếu tố thuộc môi trƣờng kinh tế, xã hội thế giới và trong nƣớc. - Yếu tố kinh tế
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới; xung đột thƣơng mại Mỹ – Trung vẫn tiếp diễn. Trong nƣớc, thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ tới các hoạt động của nền kinh tế và cuộc sống của ngƣời dân; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao. Tuy nhiên, với những giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”, kinh tế Việt Nam vẫn đạt kết quả tích cực với việc duy trì tăng trƣởng. Mặc dù tăng trƣởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhƣng trƣớc những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thì đó là một thành công của nƣớc ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nƣớc cao nhất thế giới. Cùng với Trung Quốc và Mi-an-ma, Việt Nam là một trong ba quốc gia
ở châu Á có mức tăng trƣởng tích cực trong năm nay; đồng thời quy mô nền kinh tế nƣớc ta đạt hơn 343 tỷ USD, vƣợt Xin-ga-po (337,5 tỷ USD và Ma- lai-xi-a (336,3 tỷ USD , đƣa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn
thứ 4[2] trong khu vực Đông Nam Á sau In-đô-nê-xi-a 1.088,8 tỷ USD; Thái
Lan 509,2 tỷ USD và Phi-li-pin 367,4 tỷ USD).
Biểu đồ 01: Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2010 – 2020
(Nguồn: Tổng cục thống ê, https://www.gso.gov.vn)
Đối với khu vực dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 1,2% trong 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trƣớc, nhƣng sau đó đã phục hồi rõ rệt với tốc độ tăng 6 tháng cuối năm đạt 6,2%, đƣa lĩnh vực thƣơng mại trong nƣớc cả năm tăng 2,6%.
Tốc độ tăng trƣởng của một số ngành dịch vụ thị trƣờng nhƣ sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,53% so với năm trƣớc, đóng góp 0,61 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,87%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 1,88%, làm giảm 0,06 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lƣu trú và ăn uống giảm 14,68%, làm giảm 0,62 điểm phần trăm.
Tài nguyên du lịch (TNDL) đa dạng, phong phú và mang tính đặc trƣng cao. Đây là điều kiện có ý nghĩa quyết định đến PTDL dựa vào cộng đồng. Theo luật du lịch Việt Nam năm 2017, TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nh m đáp ứng nhu cầu du lịch. Nhƣ vậy, ngay trong định nghĩa của TNDL đã cho thấy tầm quan trọng của nó. Nó đƣợc xem nhƣ tiền đề phát triển của bất cứ loại hình du lịch nào. Thực tế cho thấy, TNDL càng phong phú hấp dẫn bao nhiêu, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch ngày càng cao bấy nhiêu. TNDL bao gồm TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn:
Đây là điều kiện có ý nghĩa quyết định, vì TNDL chính là tiền đề hay cơ sở để tổ chức các hoạt động du lịch. Điều kiện TNDL cũng nói lên mức độ hấp dẫn thu hút khách DL đến thăm quan ở hiện tại và tƣơng lai. TNDL bao gồm TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn.
TNDL tự nhiên bao gồm các yếu tố hợp phần tự nhiên, các hiện tƣợng tự nhiên và quá trình biến đổi của chúng, tạo nên các điều kiện thƣờng xuyên tác động đến sự sống và hoạt động của con ngƣời đƣợc sử dụng vào mục đích du lịch. TNDL tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể đƣợc sử dụng cho mục đích du lịch (Cảnh đẹp, núi, sông, rừng, biển, ao, hồ, đồi, gò, bãi… tạo nên những nét riêng biệt hấp dẫn du khách phục vụ mục đích PTDL [13].
TNDL nhân văn gồm di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, các công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các di sản VH vật thể, phi vật thể khác có thể đƣợc sử dụng phục vụ mục đích DL [13, tr.2].
TNDL là yếu tố quyết định tạo nên giá trị của điểm đến. Các điểm đến càng chứa nhiều TNDL đặc sắc thì càng có sức hút khách du lịch, thúc đẩy
hoạt động du lịch tại địa phƣơng. Để đáp ứng nhu cầu của du khách sản phẩm du lịch cần phải đa dạng phong phú, đặc sắc trong đó có sự góp phần không nhỏ của TNDL. Sự đa dạng của TNDL sẽ tạo nên sự đa dạng của sản phẩm du lịch.
Các loại hình du lịch ra đời đều dựa trên cơ sở TNDL. DLCĐ muốn phát triển cũng không n m ngoài quy luật này. Các khu, điểm du lịch muốn phát triển cần phải có TNDL đặc sắc đa dạng, hấp dẫn.
DLCĐ đƣợc xác lập trên một địa điểm xác định gắn với các giá trị tài nguyên sẵn có của nó, là sự hòa quyện của các giá trị tự nhiên và nhân văn. Có thể nói nếu không có TNDL thì không thể phát triển, du lịch luôn là nền tảng cho sự phát triển du lịch của địa phƣơng [13].
- Yếu tố xã hội
Xác định phạm vi cộng đồng là những dân cƣ sống, sinh hoạt và lao động cố định, lâu dài hoặc liền kề vùng có tài nguyên thiên nhiên. hông bao gồm cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp từ nơi khác đến làm việc hay kinh doanh. Cộng đồng dân cƣ đóng vai trò chủ thể trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch. Họ là ngƣời quyết định sự tồn tại và phát triển của DLCĐ. Họ vừa là chủ thể cung cấp dịch vụ du lịch vừa là ngƣời quản lý, họ cũng chính là ngƣời bảo vệ tài nguyên du lịch.
CĐĐP phải nhận thức đƣợc lợi ích của việc phát triển kinh tế xã hội từ hoạt động du lịch, cộng đồng phải tham gia rộng rãi và hiệu quả vào hoạt động su lịch. Cung cấp cho khách du lịch các dịch vụ với chất lƣợng cao. Cùng với khai thác các tài nguyên du lịch, CĐĐP phải là những ngƣời am hiểu, luôn có ý thức, trách nhiệm bảo tồn các tài nguyên du lịch, môi trƣờng và môi trƣờng bản địa. Nếu Cộng đồng khai thác tài nguyên du lịch bừa bãi làm tổn hại tới tài nguyên, môi trƣờng thì du lịch sẽ không thể phát triển bền vững. Ngoài ra, cộng đồng phải đoàn kết, gắn bó, hợp tác với nhau, tạo ra
hoạt động du lịch có tổ chức và hiệu quả. Đời sống kinh tế, xã hội của cộng đồng cần phải có đủ điều kiện để đầu tƣ cho hoạt động du lịch [13].
Lao động là nhân tố trực tiếp tạo ra sản phẩm du lịch và quyết định tới chất lƣợng sản phẩm du lịch. Lao động đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội, nó là một trong những nguồn lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nƣớc. Trong các nguồn lực, lao động có vai trò có quyết định nhất. Vai trò quyết định của lao động đƣợc thể hiện ở chỗ: các nguồn lực nhƣ vốn, tài nguyên thiên nhiên không có sức mạnh tự thân, chúng sẽ bị cạn kiệt dần và chỉ phát huy tác dụng khi đƣợc kết hợp với các nguồn lực của con ngƣời. Đối với lao động, nó không bao giờ cạn kiệt ngƣợc lại nó có khả năng tự phục hồi, tự tái sinh, tự phát triển. Lao động là nhân tố cơ bản quyết định quá trình sử dụng, khai thác, tái tạo, phát triển các nguồn nhân lực khác. Con ngƣời là yếu tố chính quyết định thành công chung của bất kỳ một đơn vị, tổ chức nào. Riêng trong công nghiệp dịch vụ nói chung, ngành du lịch nói riêng, vai trò của lao động lại càng quan trọng hơn. Trong ngành công nghiệp du lịch, phần lớn lao động tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và họ tham gia thực hiện các công việc nh m đạt mục tiêu của đơn vị. Chất lƣợng dịch vụ đƣợc cung cấp cho khách hàng không chỉ phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng tay nghề của ngƣời lao động mà còn phụ thuộc vào thái độ làm việc của họ. Chính vì vậy, du lịch muốn tồn tại và phát triển cần phải có một đội ngũ lao động mạnh. CĐĐP có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của du lịch cộng đồng. Nếu không có sự tham gia của CĐĐP thì hoạt động du lịch khó có thể diễn ra đƣợc. Đặc biệt là trong phát triển du lịch cộng đồng thì sự tham gia của của CĐĐP là yếu tố quyết định đến sự phát triển du lịch, ngƣời dân địa phƣơng là chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch, trực tiếp phục vụ khách. Những trải nghiệm của du khách phụ thuộc vào chất lƣợng dịch vụ đƣợc cung cấp bởi chính những ngƣời dân địa phƣơng. Muốn nâng cao và phát triển các loại hình du lịch cộng đồng thì cần thu hút CĐĐP tham gia vào
hoạt động du lịch sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch, thực hiện đƣợc mục tiêu về kinh tế xã hội trong phát triển du lịch cộng đồng [13].
- Cơ sở hạ tầng
Các yếu tố hạ tầng cần phải đƣợc xem xét gồm chỗ ở; và giao thông đi lại; thông tin, dịch vụ khách trong khu vực DLCĐ hoặc khu vực gần đó; an toàn sức khỏe trong khu vực DLCĐ và khu vực gần đó; nguồn nhân lực; mua sắm; dịch vụ đi lại; nƣớc, năng lƣợng và thoát nƣớc; Nguồn tài chính.
Chỗ ở phải đầy đủ về số lƣợng giƣờng, phòng, nhà trọ. Loại, chất lƣợng, và giá cả liên quan đến nhu cầu dự thị trƣờng khách sạn, nhà khách, cắm trại, nhà nghỉ, nhà trọ).
Phƣơng tiện và giao thông đi lại phải đầy đủ của các tuyến đƣờng và cảng cho tất cả các phƣơng thức vận chuyển trong khu vực máy bay, tàu, xe hơi ; khoảng cách từ các thành phố chính; các vấn đề ô nhiễm tiềm năng.
Thông tin, dịch vụ cho du khách trong khu vực DLCĐ và khu vực lân cận, có hƣớng dẫn viên và phiên dịch; gian hàng cung cấp thông tin, trung tâm du khách, bảo tàng, triển lãm; tài liệu quảng cáo, bản đồ và các vật liệu khác cho du khách; có nhà vệ sinh công cộng; khu vực nghỉ ngơi và dã ngoại; điện thoại, fax và truyền thông, internet; ngân hàng, thu đổi ngoại tệ [13].
b, Nhân tố chủ quan
- Chính sách
Chính sách phát triển du lịch là chìa khóa để phát triển du lịch. Những chính sách khuyến khích của nhà nƣớc, của ngành sẽ là tiền đề thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thị trƣờng khách. Chẳng hạn chính sách miễn giảm, hỗ trợ thuế cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi về thủ tục xuất nhập cảnh, đi lại, lƣu trú và miễn giảm lệ phí visa cho khách quốc tế, tăng cƣờng đầu tƣ các điểm đón và hỗ trợ thông tin cho khách ở cửa khẩu, cảng ...Đối với phát triển du lịch cộng đồng thì các chính
sách thu hút CĐĐP tham gia vào du lịch, cải thiện cơ sở hạ tầng, hỗ trợ công tác xúc tiến quảng cáo, và thu hút đầu tƣ hỗ trợ kinh phí cho địa phƣơng trong bảo tồn tôn tạo các giá trị văn hóa, làng nghề và cải thiện môi trƣờng sống là những chính sách quan trọng để phát triển du lịch cộng đồng. Điều kiện chính sách của địa phƣơng về thu hút CĐĐP vào phát triển du lịch cộng đồng, nguồn nhân lực là một yếu tố không thể thiếu trong phát triển du lịch cộng đồng. Chủ thể của các hoạt động du lịch và nguồn lợi từ các hoạt động này là hƣớng vào cộng động. Vì vậy khi phát triển du lịch cộng đồng cần thực hiện các chính sách nhƣ DLCĐ phải đặt lợi ích của ngƣời dân lên trên. Đây chính là nguyên tắc cơ bản tạo ra sự khác biệt giữa DLCĐ và các loại hình du lịch khác. Cộng đồng dân cƣ đóng vai trò xuyên suốt trong hoạt động du lịch, vừa là chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, vừa là ngƣời quản lý, có trách nhiệm bảo tồn tài nguyên du lịch, và họ cũng chính là ngƣời trực tiếp thấy đƣợc sự biến đổi tăng hay giảm) của hệ sinh thái, môi trƣờng, văn hóa có đƣợc duy trì hay bảo tồn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của ngƣời dân nơi đây. Chính vì thế nên DLCĐ nên đặt lợi ích của ngƣời dân lên trên, khuyến khích ngƣời dân tham gia vào các hoạt động du lịch, và chia sẻ lợi ích cho việc cho thuê nhà nghỉ, làm hƣớng dẫn viên du lịch, sản xuất các mặt hàng truyền thống của địa phƣơng, …và cần có sự quản lý và tổ chức các hoạt động lƣu trú, ăn uống, hƣớng dẫn viên một cách bài bản chuyên nghiệp. Chính sách đầu tƣ, xúc tiến, quảng bá và phát triển du lịch. Một đất nƣớc, một địa phƣơng có tài nguyên du lịch, đa dạng, phong phú nhƣng không đƣợc sự quan tâm của Nhà nƣớc, không nhận đƣợc sự đầu tƣ, không có các chƣơng trình xúc tiến, quảng bá thì cũng không thể phát triển du lịch đƣợc. Do đó trong quá trình phát triển du lịch cần lựa chọn nhà đầu tƣ có năng lực thực hiện tốt các dự án quy hoạch, dự án bảo vệ, tồn tại tài nguyên. Ƣu tiên đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực là ngƣời bản địa. Đồng thời, cần phải chú trọng đẩy mạnh hơn nữa công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh của các điểm
du lịch nƣớc nhà thông qua các hội chợ, triển lãm du lịch trong và ngoài nƣớc. Việc thực hiện đăng thông tin quảng cáo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, internet, các wesbite du lịch cần phải đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên và liên tục để mang lại hiệu quả cao nhất. Nhƣ vậy chính sách đầu tƣ, xúc tiến của nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng có vai trò quan trọng quyết định tới sự phát triển của du lịch [13].
Quan điểm phát triển du lịch ở Việt Nam [10] là phát triển nhanh và bền vững. Phải phát huy các lợi thế, khai thác tốt mọi nguồn lực để phát triển nhanh, có hiệu quả, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trƣởng, thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, văn hóa xã hội của nƣớc ta. Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển của du lịch Việt Nam là đến năm 2020 đƣa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp trong khu vực; ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hiện đại, có chất lƣợng, có thƣơng hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và thân thiện môi trƣờng. Đến năm 2020 đón 7-8 triệu lƣợt khách quốc tế; 32-35 triệu lƣợ khách nội địa; thu nhập trực tiếp du lịch đạt 10-11 tỷ USD, đóng góp 5,5-6% GDP, tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó 620.000 việc làm trực tiếp; đến năm 2020 phấn đấu đón 11-12 triệu lƣợt khách quốc tế; 45-48 triệu lƣợt khách nội địa; thu nhập trực tiếp du lịch đạt 18-19 tỷ USD, đóng góp 6,5- 7% GDP, tạo ra 3 triệu việc làm, trong đó 870.000 việc làm trực tiếp. Định hƣớng thị trƣờng và phát triển sản phẩm đó là đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa lịch sử; chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc văn hóa Việt nam, có sức cạnh tranh cao nhƣ du lịch làng nghề, du lịch đồng quê, miệt vƣờn, du lịch sinh thái ở những khu vực có hệ sinh thái đặc trƣng. Về đầu tƣ thì tăng cƣờng đầu tƣ phát triển các khu du lịch, đầu tƣ phát triển khu du lịch sinh thái,..."[10].
Lãnh đạo, chính quyền địa phƣơng, cũng nhƣ các tổ chức cộng dồng ví