Quan điểm về phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây quế trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 26)

Chương 1 Cơ sở khoa học của đề tài

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.4. Quan điểm về phát triển kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế thực chất là sự lớn mạnh của nền kinh tế chỉ đơn thuần về mặt số lượng; đây là sự biến đổi có ý nghĩa tích cực, mặc dù nó cũng giúp cho xã hội có thêm các điều kiện vật chất cụ thể để đáp ứng các nhu cầu đặt ra của công dân, của xã hội.

Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế của thời kì sau so với thời kì trước:

Yo: Tổng sản lượng thời kì trước Y1: Tổng sản lượng thời kì sau

Mức tăng trưởng tuyệt đối : delta = Y1 - Yo. Mức Tăng trưởng tương đối: = Y1/ Yo.

- Phát triển kinh tế: Là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tích cực dựa trên sự biến đổi cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu của các yếu tố cấu thành của nền kinh tế.

Như vậy, phát triển kinh tế bao hàm nội dung của sự tăng trưởng kinh tế, nhưng nó được tăng trưởng theo cách vượt trội do sự đổi mới về khoa học công nghệ, do năng suất xã hội cao hơn và có cơ cấu kinh tế hợp lí và hiệu quả hơn.

Do đó, khái niệm phát triển kinh tế bao gồm :

Trước hết là sự tăng thêm về khối lượng của cải vật chất, dịch vụ và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội.

Tăng thêm qui mô sản lượng và tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội là hai mặt vừa phụ thuộc lại vừa độc lập tương đối của lượng và chất.

Sự phát triển là một quá trình tiến hóa theo thời gian do những nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định. Có nghĩa là người dân của quốc gia đó phải là những thành viên chủ yếu tác động đến sự biến đổi kinh tế của đất nước.

Kết quả của sự phát triển kinh tế - xã hội là kết quả của một quá trình vận động khách quan, còn mục tiêu kinh tế xã hội đề ra là thể hiện sự tiếp cận tới các kết quả đó.

Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của mỗi quốc gia, là bước đi tất yếu của mọi sự biến đổi kinh tế từ thấp đến cao, theo xu hướng biến đổi không ngừng.

- Phát triển kinh tế bền vững:

Đây là khái niệm đang còn tiếp tục tranh cãi, tuy nhiên theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển thì: Phát triển kinh tế bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương đến các nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Về mặt nội dung, phát triển kinh tế bền vững là sự phát triển kinh tế phải đáp ứng yêu cầu sau:

+ Kinh tế phải phát triển liên tục;

+ Kinh tế phải phát triển với tốc độ cao;

+ Đáp ứng các nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn thương đến các thế hệ tương lai.

- Phát triển bền vững về kinh tế: Thể hiện phát triển có hiệu quả các nguồn lực hiện có của mỗi vùng, tăng quy mô của GDP, tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

- Phát triển bền vững về xã hội: Biểu hiện đời sống tinh thần được nâng lên không ngừng về bảo đảm dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, bình đẳng cơ hội việc làm, bình đẳng thu nhập, hưởng thụ cho mọi tầng lớp dân cư của vùng lãnh thổ.

- Phát triển bền vững về môi trường: Bảo đảm khai thác tài nguyên hợp lý, giảm thiểu lãng phí tài nguyên gây suy thoái; phát triển kinh tế - xã hội luôn gắn với bảo vệ môi trường, sinh thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây quế trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)