Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây quế trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 53)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1.Thực trạng phát triển cây quế huyện Định Hóa

3.1.1. Diện tích, lao động, năng xuất, sản lượng quế

Trên địa bàn huyện Định Hóa đã bắt đầu trồng quế từ những năm 1997 – 1998, tuy nhiên do chi phí đầu tư cao và chưa có địa bàn tiêu thụ nên diện tích trồng quế ít. Cây quế được trồng với quy mô nhỏ với diện tích nhỏ hơn 1 ha. Năm 2015 với nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2015-2020 và Nghị quyết số 08-NQ/DU ngày 25 tháng 3 năm 2018 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về đẩy mạnh phát triển cây quế và chế biến các sản phẩm từ cây quế giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn 2030.

Trong những năm qua công tác bảo vệ và phát triển rừng nói chung và chương trình trồng cây quế nói riêng được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được những kết quả quan trọng; công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách và quy trình, kỹ thuật trồng cây quế đến với người dân được các cấp, các ngành phối hợp triển khai thực hiện; các doanh nghiệp đã tạo điều kiện và đồng hành cùng người dân thực hiện chương trình trồng quế đạt hiệu quả cao.

3.1.1.1 Diện tích cây quế

Huyện Định Hóa có diện tích rừng chiếm hơn 60 % diện tích đất tự nhiên có nhiều điều kiện để phát triển cây quế. Chính vì các cây lâm nghiệp được phát triển sản xuất, đặc biệt đối với cây quế trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018 diện tích trồng quế tăng hơn 1.600 ha trên địa bàn huyện. Diện tích cây quế đã có sự phát triển nhanh trong giai đoạn 2016-2018 nhưng tiềm năng về đất đai của huyện để phát triển cây quế còn rất lớn, diện tích rừng có khả năng trồng quế là 32.290,71 ha. Trong khi diện tích cây quế đến thời điểm này mới đạt được 1.910,77 ha (chiếm khoảng 6% diện tích).

Bảng 3.1. Diện tích cây quế trên địa bàn huyện Định Hóa giai đoạn năm 2016-2018

Đơn vị tính: ha

Đơn vị Trước năm 2016 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Huyện Định Hóa 215,23 816,61 1.310,63 1.910,77 Trong đó các xã: Xã Bảo Cường 4,25 14,08 22,73 28,65 Xã Bảo Linh 5,6 25,36 43,97 67,58 Xã Bình Thành 4,85 23,63 38,93 59,56 Xã Bình Yên 2,5 7,9 11,44 17,78 Xã Bộc Nhiêu 3,2 15,2 21,16 30,94 Xã Định Biên 1,78 9,96 22,56 36,36 Xã Điềm Mặc 5,12 20,28 33,08 48,28 Xã Đồng Thịnh 3,65 24,09 39,99 50,59 Xã Kim Phượng 6,58 15,51 24,17 37,81 Xã Kim Sơn 8,2 30,75 51,32 77,22 Xã Lam Vỹ 20,56 76,6 138,79 217,25 Xã Linh Thông 15,36 68,96 129,54 185,47 Xã Phú Đình 4,55 26,99 42,45 62,6 Xã Phú Tiến 3,12 19,52 29,72 45,17 Xã Phúc Chu 8,69 42,5 62,8 81,42 Xã Phượng Tiến 10,23 41,78 66,62 107,46 Xã Quy Kỳ 50,45 130,1 198,03 284,29 Xã Sơn Phú 2,36 18,09 23,91 33,12 Xã Tân Dương 15,68 60,31 89,74 125,06 Xã Tân Thịnh 25,2 107,32 167,73 237,89 Xã Thanh Định 3,65 10,13 13,17 18,21 Xã Trung Hội 6,5 14,55 20,81 23,84 Xã Trung Lương 3,15 13 17,97 34,22

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp &PTNT huyện Định Hóa, 2019)

Với sự vào cuộc của Cấp ủy, chính quyền địa phương đã có các chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình sản xuất quế. Diện tích trồng mới cây quế hàng năm đều đạt trên 500 ha.

Với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp sản xuất quế trên địa bàn đã tăng nhanh diện tích trồng quế và bao tiêu sản phẩm nên các hộ gia đình tiếp tục tăng diện tích trồng quế. Do trên địa bàn huyện đã có doanh nghiệp thu mua và chế biến các sản phẩm từ cây quế nên đầu ra cho các sản phẩm cây quế khá ổn định.

Tuy nhiên, việc tăng diện tích trồng quế trên địa bàn huyện còn gặp một số khó khăn. Một số diện tích có điều kiện thuận lợi để trồng quế đã quy hoạch vào diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ nên việc phát triển sản xuất cây quế gặp nhiều khó khăn, diện tích trồng quế trên địa bàn huyện Định Hóa chủ yếu là rừng sản xuất.

Theo Bảng 2.2 thì diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn huyện là 16.837,96 ha, đối với phần diện tích này không được khai thác cây nhưng đối với một phần diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng hiện nay chức năng phòng hộ, đặc dụng không còn lớn, nhất là đối với diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu. Vì vậy khi thực hiện trồng cây lâm nghiệp trên đối với diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng công tác phát thực bì gặp khó khăn, chủ yếu là trồng xen cây quế dưới tán rừng.

Theo số liệu tại Bảng 3.2 diện tích cây quế tập trung chủ yếu ở các xã thuộc khu vực phía Bắc của huyện (Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vỹ, Tân Thịnh, Bảo Linh, Kim Sơn, Kim Phượng và Tân Dương) đạt 1.119,04/1.739,79 ha diện tích trồng mới cây quế (chiếm 64,32 % tổng diện tích trồng mới toàn huyện). Các xã thuộc khu vực phía Bắc huyện Định Hóa có diện tích đất rừng là chủ yếu chiếm hơn 70 % diện tích đất tự nhiên của từng xã, diện tích đất trồng lúa ít và nằm dọc theo các khe suối nên năng suất thấp, điều kiện canh tác khó khăn nên chủ yếu người dân phát triển sản xuất cây lâm nghiệp. Điều kiện trồng quế đối với

khu vực phía Bắc thuận lợi, đồi núi có độ dốc không quá cao. Điều kiện khí hậu, thủy văn phù hợp cho cây quế sinh trưởng phát triển.

Bảng 3.2. Diện tích trồng mới cây quế trên địa bàn huyện Định Hóa giai đoạn năm 2016-2018

(Đơn vị tính: ha)

Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Huyện Định Hóa 632,15 501,5 606,14 Trong đó các xã: Xã Bảo Cường 10,33 8,65 5,92 Xã Bảo Linh 20,91 18,61 23,61 Xã Bình Thành 19,63 15,3 20,63 Xã Bình Yên 5,9 3,54 6,34 Xã Bộc Nhiêu 12,5 5,96 9,78 Xã Định Biên 8,78 12,6 13,8 Xã Điềm Mặc 15,96 12,8 15,2 Xã Đồng Thịnh 20,94 15,9 10,6 Xã Kim Phượng 9,53 8,66 13,64 Xã Kim Sơn 22,85 20,57 25,9 Xã Lam Vỹ 60,55 65,25 80,61 Xã Linh Thông 55,8 60,58 55,93 Xã Phú Đình 22,94 15,46 20,15 Xã Phú Tiến 16,8 10,2 15,45 Xã Phúc Chu 35,11 20,3 18,62 Xã Phượng Tiến 33,15 24,84 40,84 Xã Quy Kỳ 85,46 71,28 90,11 Xã Sơn Phú 16,23 5,82 9,21 Xã Tân Dương 46,88 30,5 35,32 Xã Tân Thịnh 85,92 60,41 70,16 Xã Thanh Định 6,98 3,04 5,04 Xã Trung Hội 8,65 6,26 3,03 Xã Trung Lương 10,35 4,97 16,25

Để làm rõ hơn các chi tiêu phát triển cây quế trên địa bàn huyện Định Hóa tôi thực hiện điều tra, khảo sát 120 hộ gia đình sản xuất cây quế trên địa bàn 04 xã phía Bắc (gồm xã Tân Dương, xã Tân Thịnh, xã Lam Vỹ, xã Quy Kỳ) của huyện Định Hóa. Các xã trên có diện tích trồng mới cây quế cao cũng như đã thực hiện trồng thử nghiệm cây quế nhỏ lẻ từ những năm trước.

Bảng 3.3. Thông tin về các hộ điều tra

Chỉ tiêu Đơn vị tính Loại hộ Bình quân Khá Trung bình Nghèo Số hộ điều tra Hộ 26 70 24

Số hộ đã cho thu hoạch Hộ 23 51 13

Tuổi chủ hộ (Bình quân/hộ) Tuổi 50,91 48,69 43,70 48,07 Nhân khẩu (Bình quân/hộ) Người 4,58 4,47 4,29 4,46 Số lao động (Bình quân/hộ) Lao động 3,08 3,09 2,54 2,98 Diện tích đất sản xuất(Bình quân/hộ) Ha 21,32 10,92 4,65 11,92

Diện tích đã cho thu

hoạch (Bình quân/hộ) Ha 1,02 0,67 0,35 0,71

Diện tích chưa cho thu

hoạch (Bình quân/hộ) Ha 2,82 1,46 0,85 1,63

Nguồn: số liệu điều tra thực tế (2018)

Các hộ gia đình lựa chọn điều tra mang tính đại diện cho vùng trồng quế trên địa bàn huyện Định Hóa với 26 hộ có kinh tế khá; 70 hộ có kinh tế trung bình; 24 hộ nghèo.

Độ tuổi bình quân của chủ hộ điều tra là 48 tuổi với độ tuổi này các hộ gia đình đã có nhiều kinh nghiệp trong việc quản lý, chăm sóc bảo vệ rừng. Các hộ gia đình có số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao thuận lợi cho việc trồng và chăm sóc cây quế. Vì cây quế trong thời gian kiến thiết cần chăm sóc nhiều hơn so với các cây lâm nghiệp khác như Keo, Mỡ. Cây Keo có thời kỳ kiến thiết cơ bản là 2 năm (phòng Nông nghiệp &PTNT huyện Định Hóa).

Số hộ đã cho thu hoạch là 87/120 hộ (trong đó hộ khá là 23/26 hộ; hộ trung bình là 51/70 hộ; hộ nghèo là 13/24 hộ) cho thấy các hộ nghèo mới bắt đầu trồng quế và tỷ lệ cho thu hoạch còn thấp. Các hộ khá có diện tích đất sản xuất lớn đã thử nghiệm trồng cây quế và thấy hiệu quả kinh tế nên tiếp tục tăng diện tích trồng.

Bảng 3.4. Diện tích cây quế năm 2018

(Đơn vị tính: ha)

Loại hộ Diện tích đất sản xuất

(Bình quân/hộ) Diện tích đất trồng quế (Bình quân/hộ) Tỷ lệ diện tích đất trồng quế (%) Khá 21,32 3,76 20,36 Trung bình 10,92 1,94 18,83 Nghèo 4,65 1,18 25,49

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế,2019)

Theo kết quả điều tra thực tế diện tích trồng quế mới chiếm hơn 20% diện tích đất sản xuất của hộ gia đình sản xuất nông nghiệp. Vì vậy còn nhiều tiềm năng để phát triển về diện tích trồng quế trên địa bàn huyện Định Hóa. Các hộ giàu có diện tích đất sản xuất lớn bình quân 21,32 ha/hộ; các hộ khá có diện tích đất sản xuất ít hơn bình quân 10,92 ha/hộ; các hộ trung bình có diện tích bình quân 4,65 ha/hộ.

Các hộ khá đã trồng cây lâm nghiệp được nhiều năm nhận thấy trồng quế có giá trị cao hơn nên đang dần chuyển sang trồng quế để phát triển kinh tế (hộ

khá diện tích trồng quế bình quân là 3,76 ha/hộ chiếm 20,36 % diện tích đất sản xuất; hộ trung bình diện tích trồng quế bình quân là 1,94 ha/hộ chiếm 18,83 % diện tích đất sản xuất). Các hộ nghèo đang bắt đầu trồng cây quế với diện tích bình quân là 1,18 ha/hộ. Tuy nhiên tỷ lệ trồng quế đối với hộ nghèo là 25,49 % diện tích đất sản xuất do hộ nghèo có ít đất sản xuất (diện tích đất sản xuất trung bình 4,65 ha/hộ). Ngoài ra với các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo đã thực hiện hỗ trợ giống, phân bón cho hộ nghèo để trồng quế nên diện tích cây quế chiếm tỷ lệ cao trong diện tích đất sản xuất của hộ nghèo.

Bảng 3.5. Diện tích cây quế đã cho thu hoạch

(Đơn vị tính: ha)

Loại hộ

Diện tích đã cho thu hoạch (Bình

quân/hộ)

Diện tích cây quế (Bình quân/hộ) Diện tích đất sản xuất (Bình quân/hộ) Khá 1,02 3,76 21,32 Trung bình 0,67 1,94 10,92 Nghèo 0,35 1,18 4,65 Trị số trung bình 0,71 2,19 11,92

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế, 2019)

Theo Biểu số liệu diện tích cây quế đã cho thu hoạch tại các hộ điều tra mới đạt trung bình 0,71 ha/hộ trên diện tích trồng quế trung bình là 2,18 ha/hộ đạt gần 30% diện tích trồng quế. Diện tích cho thu hoạch cao thuộc nhóm những hộ gia đình khá bình quân là 1,02 ha/hộ, còn nhóm hộ gia đình trung bình có diện tích cho thu hoạch bình quân là 0,67 ha/hộ và nhóm hộ nghèo có diện tích thu hoạch bình quân là 0,35 ha/hộ.

3.1.1.2. Về lao động sản xuất cây quế

Công lao động trong việc trồng quế chủ yếu là lao động chăm sóc cây quế trong 3 năm đầu khi cây quế đã khép tán thì việc chăm sóc không còn cần nhiều

công lao động. Các hộ trồng quế có nhân khẩu bình quân 4,5 khẩu/hộ và số lao động bình quân gần 3 lao động/hộ không có sự khác biệt quá nhiều giữa các hộ gia đình. Đối với hộ nghèo nên số lao động thấp dẫn đến khó khăn trong việc trồng và chăm sóc cây quế.

Bảng 3.6. Nhân khẩu và lao động trong các hộ trồng quế

Đơn vị tính: Người/hộ

Loại hộ Nhân khẩu Số lao động

Khá 4,58 3,08

Trung bình 4,47 3,09

Nghèo 4,29 2,54

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2019)

Nhằm tăng kiến thức về hiệu quả kinh tế từ việc trồng quế và kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ cây quế cho người dân công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân được cấp ủy, chính quyền huyện và các địa phương trong huyện quan tâm tổ chức thực hiện.

Trong giai đoạn từ năm 2015 đến hết năm 2019 Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Ban quản lý rừng ATK Định Hóa phối hợp với Trạm khuyến nông và Ủy ban nhân dân các xã tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về hiệu quả từ việc trồng Quế, tập huấn cho các hộ dân về quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Quế, kết quả đã mở được 220 lớp với 10.648 lượt người tham gia. (Nguồn: Ban quản lý rừng ATK Định Hóa, 2019).

3.1.1.3 Về năng suất, sản lượng cây quế

Trên địa bàn huyện Định Hóa mới thực hiện trồng quế, diện tích cho thu hoạch còn thấp. Tuy nhiên, sau khi thu hoạch năng suất cũng như sản lượng các sản phẩm từ cây quế rất khả quan, người trồng quế yên tâm tiếp tục chuyển đổi từ trồng keo, mỡ sang trồng quế.

Bảng 3.7. Sản lượng các sản phẩm từ cây quế Đơn vị tính: tấn Đơn vị tính: tấn Loại hộ Sản lượng vỏ (Bình quân/năm) Sản lượng lá, cành (Bình quân/năm) Khá 2,04 2,65 Trung bình 1,04 1,39 Nghèo 0,31 0,42

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2019)

Với kết quả điều tra thì sản lượng cây quế ở mức trung bình do hiện nay diện tích cho thu hoạch cơ bản do mới bước vào thời kỳ đầu khai thác (cây được 4 đến 5 năm tuổi) nên chủ yếu là khai thác tỉa. Những hộ khá sản lượng các sản phẩm cao hơn các hộ còn lại. Lý do là những hộ khá đã thực hiện trồng cấy quế trước với diện tích trồng lâu năm nên việc khai thác đạt sản lượng cao hơn các hộ nghèo và trung bình. Các hộ khá đã thử nghiệm trồng cây quế trước nên đến nay đã gần hết một chu kỳ sản xuất nên đã khai thác phần diện tích hết chu kỳ dẫn đến sản lượng tăng cao hơn so với phần còn lại.

Sản lượng cành, lá quế cao hơn vỏ quế và các hộ trồng quế đã tận dụng để bù lại chi phí đã đầu tư. Đây là ưu thế của cây quế mà các loại cây lâm nghiệp khác không có được lợi thế như vậy.

Bảng 3.8. Năng suất các sản phẩm từ cây quế

Đơn vị tính: Tấn/ha.

Loại hộ Năng xuất vỏ Năng suất cành, lá

Khá 2,19 2,88

Trung bình 1,93 2,57

Nghèo 1,64 2,25

Năng suất bình quân 1,96 2,61

Năng suất vỏ quế trung bình là 1,96 tấn/ha trong năm điều tra. Năng suất vỏ có sự chênh lệch giữa các loại hộ. Hộ khá có khả năng đầu tư, chăm sóc tốt hơn nên năng suất cao hơn các hộ còn lại. Mặt khác, một số hộ khá đã thử nghiệm trồng quế từ những năm trước nên đến nay đã có thể khai thác với số lượng lơn hơn.

Năng suất cành, lá quế có giá trị trung bình là 2,61 tấn/ha trong năm điều tra. Các hộ gia đình thực hiện tỉa cành, lá để đưa ra thị trường bù đắp chi phí chăm sóc và đầu tư trồng quế.

3.1.2. Hiệu quả kinh tế sản xuất quế

3.1.2.1. Về chi phí đầu tư sản xuất cây quế

Về vốn đầu tư để trồng và chăm sóc cây quế khoảng trên 11 triệu đồng/trong năm đầu tiên cao gấp đôi các loại cây trồng lâm nghiệp khác. Cây keo vốn đầu tư ban đầu là khoảng 7 triệu đồng/ha. Giống quế tại tỉnh Thái Nguyên có giá là 1.610 đồng/cây; tỷ lệ trồng quế là 5.000 cây/ha (phòng Nông và&PTNT huyện Định Hóa) nên riêng vốn đầu tư về giống là hơn 8 triệu đồng/ha. Phân bón từ 5- 8 triệu đồng/ha tùy điều kiện từng hộ gia đình và chi phí nhân công phát dọn, trồng cây về công lao động thì hộ gia đình có thể tận dùng nguồn lao động của gia đình và thuê thêm lao động ngoài. Vậy chi phí để trồng quế trong năm đầu tiên là khoảng 14 triệu đồng/ha. Cây keo có giá 1.342 đồng/cây với tỷ lệ trồng là 1.600 cây/ha, chi phí giống là hơn 2 triệu đồng/ha; chí phí nhân công phát dọn, trồng cây, phân bón từ 3-4 triệu đồng/ha tùy điều kiện từng hộ gia đình. Vậy chi phí trồng keo trên địa bàn huyện Đinh Hóa trong năm đầu tiên là khoảng 6 triệu đồng/ha. Theo kinh nghiệm trồng cây lâm nghiệp tại huyện Định Hóa việc phát thực bì để trồng keo cần phát sạch còn đối với cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây quế trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 53)