Tình hình nhập khẩu mặt hàng quế trên thế giới năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây quế trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 30)

STT Quốc gia Giá trị nhập khẩu

(Triệu USD) Số lượng nhập khẩu (Nghìn tấn) Tỷ lệ (%) 1 Hoa Kỳ 82,01 29,93 16,3 2 Mexico 81,49 7,34 16,2 3 Ấn Độ 57,95 27,55 11,5 4 Peru 14,68 1,37 2,9 5 Bangladesh 14,55 8,06 2,9 6 Pakistan 13,98 6,73 2,8 7 Đức 13,31 4,01 2,6

8 Hà Lan 9,98 5,2 2,0

9 Canada 9,39 2,27 1,9

10 Ecuador 9,01 0,93 1,8

Nguồn: Trige.com Từ hàng ngàn năm qua, quế đã là một mặt hàng luôn luôn được ưa chuộng và được buôn bán trên thị trường thế giới theo con đường tơ lụa, gia vị từ Đông sang Tây. Ngày nay, do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành sản xuất hàng tiêu dùng như công nghiệp mỹ phẩm, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dược phẩm nên mặt hàng quế ngày càng được sử dụng rộng rãi. Theo tài liệu Trige.com trên thế giới hiện nay, Hoa Kỳ là nước tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng quế. Năm 2016 nước này nhập một lượng khoảng 30 ngàn tấn quế, Ấn Độ đã nhập hơn 27 nghìn tấn quế. Các nước khác có dân số cao nhưng số lượng nhập khẩu nhỏ hơn 10 nghìn tấn nhưng nhu cầu là rất lớn như Mexico số lượng nhập khẩu hơn 7 nghìn tấn nhưng giá trị nhập khẩu là hơn 80 triệu USD. Đây là các thị trường tiềm năng đối với các nước có điều kiện sản xuất và xuất khẩu quế như nước ta.

Về giá trị nhập khẩu các sản phẩm quế trên thế giới từ năm 2010 đến năm 2016 cơ bản là tăng với tỷ lệ khá cao (từ 8% đến 38%) các năm giảm có tỷ lệ nhỏ (dưới 2%) cho thấy thị trường tiêu thụ các sản phẩm quế trên thế giới tiếp tục tăng lên theo thời gian. Đây là cơ sở để các nước nói chung và Việt Nam nói riêng tiếp tục tập trung phát triển các sản phẩm quế để đưa ra thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây quế trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 30)