Hiệu quả kinh tế sản xuất quế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây quế trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 69)

3.1 .Thực trạng phát triển cây quế huyện Định Hóa

3.1.2. Hiệu quả kinh tế sản xuất quế

3.1.2.1. Về chi phí đầu tư sản xuất cây quế

Về vốn đầu tư để trồng và chăm sóc cây quế khoảng trên 11 triệu đồng/trong năm đầu tiên cao gấp đôi các loại cây trồng lâm nghiệp khác. Cây keo vốn đầu tư ban đầu là khoảng 7 triệu đồng/ha. Giống quế tại tỉnh Thái Nguyên có giá là 1.610 đồng/cây; tỷ lệ trồng quế là 5.000 cây/ha (phòng Nông và&PTNT huyện Định Hóa) nên riêng vốn đầu tư về giống là hơn 8 triệu đồng/ha. Phân bón từ 5- 8 triệu đồng/ha tùy điều kiện từng hộ gia đình và chi phí nhân công phát dọn, trồng cây về công lao động thì hộ gia đình có thể tận dùng nguồn lao động của gia đình và thuê thêm lao động ngoài. Vậy chi phí để trồng quế trong năm đầu tiên là khoảng 14 triệu đồng/ha. Cây keo có giá 1.342 đồng/cây với tỷ lệ trồng là 1.600 cây/ha, chi phí giống là hơn 2 triệu đồng/ha; chí phí nhân công phát dọn, trồng cây, phân bón từ 3-4 triệu đồng/ha tùy điều kiện từng hộ gia đình. Vậy chi phí trồng keo trên địa bàn huyện Đinh Hóa trong năm đầu tiên là khoảng 6 triệu đồng/ha. Theo kinh nghiệm trồng cây lâm nghiệp tại huyện Định Hóa việc phát thực bì để trồng keo cần phát sạch còn đối với cây quế cần để lại một số cây bụi để tạo bóng mát cho cây con phát triển. Chính vì vậy chi phí phát dọn, chăm sóc cây quế cao hơn cây keo.

Trong các năm tiếp theo cây quế cần chăm sóc nhiều hơn cây keo, chi phí cho cây quế là khoảng 5 triệu đồng/ha/năm. Đối với cây keo là khoảng 2 triệu đồng/ha/năm

Xét về chi phí đầu tư trong 5 năm đầu thì cây quế có chi phí đầu tư ban đầu cao hơn cây keo. Tuy nhiên, cây quế có chu kỳ sản xuất là 10 đến 15 năm mà từ năm thứ 5 trở đi có đã có thể khai thác tỉa để tạo thu nhập.

Bảng 3.9. Vốn đầu tư của các hộ sản xuất quế

Đơn vị tính: Triệu đồng/ha

Loại hộ Vốn đầu tư

Khá 150,95

Trung bình 71,75

Nghèo 33,32

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2019)

Tổng vốn đầu tư cho trồng quế của các hộ gia đình có sự khác nhau giữa hộ khá, trung bình và nghèo.

Chi phí đầu tư trồng quế được tính bao gồm cả phần được hỗ trợ của Nhà nước theo đề án hỗ trợ. Ngoài phần được hỗ trợ các hộ khá, trung bình có điều kiện để đầu tư nhiều hơn vào trồng cây quế. Các hộ nghèo được hỗ trợ để trồng quế nhưng vì điều kiện kinh tế nên sự đầu tư bổ sung còn hạn chế.

3.1.2.2. Về thu nhập từ cây quế

Bảng 3.10. Thu nhập từ các sản phẩm của cây quế

Đơn vị tính: Triệu đồng/hộ Loại hộ Tổng thu nhập từ cây quế Thu nhập từ vỏ quế Thu nhập từ cành, lá quế Khá 44,65 23,96 20,69 Trung bình 22,84 12,11 10,73 Nghèo 6,54 3,46 3,08

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2019)

Qua bảng 3.9 cho thấy thu nhập từ cây quế chủ yếu đến từ vỏ và cành, lá cây quế. Đối với các hộ khá thu nhập từ cây quế bình quân đạt 44,65 triệu

đồng/hộ; hộ trung bình có thu nhập từ cây quế bình quân là 22,84 triệu đồng/hộ; hộ nghèo có thu nhập từ cây quế bình quân là 6,54 triệu đồng/hộ.

Qua bảng 3.8 và 3.9 cho thấy đối với các hộ điều tra hiện nay vốn đầu tư đang cao hơn thu nhập từ cây quế. Do các hộ mới trồng nên chi phí đầu tư cao trong khi cây quế mới bắt đầu đến giai đoạn thu hoạch nên các sản phẩm từ cây quế chủ yếu là từ khai thác tỉa các vườn quế dưới 5 năm tuổi. Từ điều nay cho thấy thu nhập từ cây quế sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo như chi phí các năm sẽ không thay đổi nhiều, đặc biệt là đối với các diện tích chưa cho thu hoạch sẽ tiếp tục tăng thu nhập cho hộ trồng quế.

Ngoài thu nhập từ vỏ, cành, lá quế sau khi kết thục chu kỳ canh tác thì còn nguồn thu nhập từ gỗ quế khai thác.

Vậy trong cả chu kỳ sản xuất cây quế thì chi phí đầu tư chủ yếu là thời kỳ 5 năm đầu, còn lại các năm tiếp theo thì đã có sản phẩm để thu hoạch và bù lại phần chi phí đã bỏ ra.

3.1.2.3. Về thị trường tiêu thụ các sản phẩm của cây quế

Sản phẩm quế trên địa bàn huyện Định Hóa hiện nay được tiêu thu qua 1 đầu mối là công ty TNHH Vũ Hoa. Trong năm 2018 công ty đã thu mua và tiêu thu được hơn 500 tấn cành, lá quế và khoảng 300 tấn vỏ quế khô tại huyện Định Hóa. Công ty đã ký được các hợp đồng cung cấp nguyên liệu có các công ty chế biến tại Hải Phòng, Yên Bái.

Hiện nay trên địa bàn huyện ngoài Công ty TNHH Vũ Hoa nói trên đã có thêm 2 công ty tiếp tục đầu tư trồng quế và kinh doanh các sản phẩm từ cây quế đăng ký đầu tư và đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép đầu tư đó là Công ty cổ phần đầu tư và phát triển rừng Việt Bắc (thành phố Thái Nguyên) và Hợp tác xã Hợp Lực (huyện Định Hóa). Qua đó cho thấy việc tìm đầu ra cho các sản phẩm của cây quế đã có hướng đi tích cực.

3.1.2.4. Hiệu quả kinh tế trên 1 ha trồng quế trong 1 chu kỳ sản xuất a. Chi phí: (TC):

- Cây giống: Cây giống để trồng quế với mật độ là 5.000 cây/ha với số lượng cây trồng dặm là 10% thì số cây giống cần là 5.500 cây/ha.

Theo đơn giá là 1.610 đồng/cây vậy chi phí cây giống là: 5.500 cây/ha x 1.160 đồng/cây = 8.850.000 đồng/ha. (1)

- Phân bón: Phân bón được sử dụng để bón lót với khối lượng là 1.000 kg/ha;

Loại phân bón sử dụng là phân NPK 5:10:3 có giá thị trường là 5.000 đồng/kg.

Chi phí phân bón năm thứ nhất là 1.000 kg/ha x 5.000 đồng/kg = 5.000.000 đồng/ha (2)

- Công lao động: Công lao động trồng quế làm các việc như phát thực bì (26 công), cuốc hố (90 công), lấp hố (34 công); vận chuyển cây con và trồng (31 công); trồng dặm (5 công); phát chăm sóc (18 công); xới vun gốc (55 công) tổng số công lao động là 259 công/ha . Giá công lao động là 200.000 đồng/công.

Chi phí công lao động đối với năm thứ nhất là:

259 công/ha x 200.000 đồng/công = 51.800.000 đồng/ha (3). Chi phí năm thứ nhất là:

(1) + (2) + (3) = 8.850.000 +5.000.000+51.800.000=65.650.000 đồng(A) Lãi xuất ngân hàng là 9%/năm vậy chi phí lãi vay hộ gia đình phải bỏ ra sau một chu kỳ trồng quế (15 năm) là:

65.300.000 đồng x 9% x 15 năm = 88.627.500 đồng (B).

** Năm thứ 2:

- Phân bón: Phân bón được sử dụng để bón thúc với khối lượng là 500 kg/ha;

Loại phân bón sử dụng là phân NPK 5:10:3 có giá thị trường là 5.000 đồng/kg.

Chi phí phân bón năm thứ hai là 500 kg/ha x 5.000 đồng/kg = 2.500.000 đồng/ha (4)

- Công lao động: Công lao động trồng quế năm thứ 2 làm các việc như vận chuyển phân và bón thúc (34 công); trồng dặm (5 công); phát chăm sóc 02 lần (30 công); xới vun gốc hai lần (110 công) tổng số công lao động là 174 công/ha

Chi phí công lao động đối với năm thứ hai là:

174 công/ha x 200.000 đồng/công = 34.800.000 đồng/ha (5). Chi phí năm thứ hai là:

(4) + (5) = 2.500.000 + 34.800.000 = 37.300.000 đồng/ha (C). Lãi vay đến hết chu kỳ trồng quế là:

37.300.000 đồng x 9% x 14 năm = 46.998.000 đồng (D).

*** Năm thứ 3:

- Công lao động: Công lao động trồng quế năm thứ 3 làm các việc: phát chăm sóc 2 lần (28 công); xới vun gốc 1 lần (55 công) tổng số công lao động là 83 công/ha.

Chi phí công lao động đối với năm thứ ba là:

83 công/ha x 200.000 đồng/công = 16.600.000 đồng/ha (6).

Năm thứ 3 không cần bón phân cho cây quế vì vậy chỉ có chi phí lao động. Chi phí năm thứ 3 là: 16.600.000 đồng/ha (E).

Lãi vay đến hết chu kỳ trồng quế là:

16.600.000 đồng x 9% x 13 năm = 19.422.000 đồng (G). Như vậy tổng chi phí trồng quế là

TC= (A)+(B)+(C)+(D)+(E)+(G)

TC=65.650.000 + 88.627.500 + 37.300.000 + 46.998.000 + 16.600.000 + 19.422.000 = 274.597.500 đồng/ha

Tổng chi phí để trồng 1 ha quế đến hết chu kỳ là 274,5975 triệu đồng. Chi phí ở đây chưa bao gồm chi phí đất đai vì các hộ gia đình trồng quế đã có diện tích đất rừng.

Căn cứ điều kiện của huyện Định Hóa cho thấy với mật độ 5.000 cây/ha, chu kỳ sản xuất cây quế là 15 năm cây quế được tỉa thưa trong thời gian sản xuất để phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây quế. Đến giai đoạn thu hoạch toàn bộ thì số lượng cây quế là 1500 cây/ha.

Với điều kiện tự nhiên và quá trình chăm sóc thì mỗi cây quế cuối chu kỳ sản xuất sẽ cho thu hoạch các sản phẩm là vỏ, cành, lá và gỗ quế với sản lượng như sau:

Vỏ quế khô: Đạt trung bình 16,6 kg. Cành, lá: Đạt trung bình là 56 kg. Gỗ quế: Đạt trung bình là 0,1 m3.

Vậy sau 15 năm trồng quế giá trị thu nhập các sản phẩm từ 1.500 cây quế/1 ha như sau:

- Vỏ quế khô tổng sản lượng là 25.000 kg x giá trung bình là 30.000 đ/kg = 750 triệu đồng/ha/15 năm;

- Cành, lá đạt tổng sản lượng là 83.000 kg x giá trung bình là 1.500 đ/kg =124 triệu đồng/ha/15 năm;

- Gỗ khai thác: 150 m3/ha x 2 triệu đồng/m3 = 300 triệu đồng/15 năm. Doanh thu từ cây quế sau 15 năm sản xuất trên 1 ha là:

GO= 750 + 124 + 300 = 1.174 triệu đồng.

Tổng thu nhập cho 1 ha sản xuất quế trong 1 chu kỳ sản xuất là: 1.174 triệu đồng.

c. Lợi nhuận (GM)

Vậy sau 1 chu kỳ sản xuất 15 năm với diện tích 1 ha đất rừng thì hộ trồng quế có lợi nhuận là:

GM=GO-TC

GM= 1.174 triệu đồng - 274,5975 triệu đồng = 899,4025 triệu đồng.

I. Chi phí (TC) 274.597.500

Cây giống 8.850.000

Phân bón 7.500.000

Công lao động 103.200.000

Lãi vay 155.047.500

II. Doanh thu (GO) 1.174.000.000

Vỏ quế 750.000.000

Cành, lá quế 124.000.000

Gỗ quế 300.000.000

III. Lợi nhuận (GM) 899.402.500

Như vậy để sản xuất cây quế trên 1 ha cần đầu tư vốn là 274.597.500 đồng sau 15 năm sẽ tạo ra doanh thu là 1.174.000.000 đồng, có lợi nhuận là 899.402.500 đồng. Trung bình 1 năm hộ gia đình sản xuất quế sẽ lãi gần 60 triệu đồng.

Nếu cây quế sinh trưởng và phát triển tốt thì cứ mỗi cây quế 3 năm tuổi, hàng năm có thể tỉa cành, lá được khoảng 20 kg thì hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn. Hiệu quả kinh tế của cây quế phụ thuộc vào mức độ chi phí đầu tư, sản lượng và giá bán sản phẩm.

Chi phí về công lao động có thể tận dụng lao động của gia đình nên có thể cắt giảm chi phí, tăng giá trị lợi nhuận.Khi rừng quế đã phát triển ổn định thì hộ gia đình có thể tiếp tục đầu tư phát triển thêm các diện tích mới.

Như vậy việc phát triển sản xuất cây quế mang nhiều hiệu quả tích cực về kinh tế trên địa bàn huyện như:

Tạo một hướng mới trong sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện.

Nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân từng bước làm giàu trên chính quê hương mình.

Tạo giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích sản xuất. Từng bước tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây quế trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 69)