Những thuận lợi và khó khăn khi phát triển sản xuất cây quế trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây quế trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 78)

3.1 .Thực trạng phát triển cây quế huyện Định Hóa

3.3. Những thuận lợi và khó khăn khi phát triển sản xuất cây quế trên địa bàn huyện

bàn huyện Định Hóa

3.3.1. Thuận lợi

Như đã phân tích ở trên, huyện Định Hóa có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất cây quế. Huyện có tiềm năng, thế mạnh về đất lâm nghiệp, nhân dân có truyền thống, kinh nghiệm trong sản xuất lâm nghiệp, quản lý, bảo vệ rừng; đại bộ phận nhân dân có nhận thức đúng đắn tích cực hưởng ứng tham gia sản xuất cây quế; Trên địa bàn huyện đã có một số hộ trồng Quế đến nay đã được thu hoạch sản phẩm, hiệu quả thu nhập cao hơn các loài cây lâm nghiệp khác hiện có trên địa bàn, từ đó cũng đã khuyến khích người dân tích cực tham gia phát triển trồng Quế.

- Về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng: Đa số diện tích đất của huyện là đất rừng, có các chỉ số độ dốc, độ phì nhiêu đủ điều kiện cho cây quế sinh trưởng và phát triển. Đặc tính cây Quế sinh trưởng phát triển tốt trên đất nhiều mùn, tơi xốp, ẩm, đất đỏ vàng, đất vàng, tầng đất mặt dầy trên 50cm, đất phục hồi sau nương rẫy, còn cây bụi mọc rải rác phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện.

- Về lao động: Với dân số khu vực nông thôn là 23.880 hộ với 82.267 nhân khẩu chiếm 92,7% tổng số hộ và 92,5% tổng số nhân khẩu toàn huyện. Huyện Định Hóa có nguồn lao động khá dồi dào để phát triển sản xuất cây quế. Mặt dù do sự phát triển của các ngành công nghiệp dịch vụ làm lực lượng lao động trong

ngành nông nghiệp giảm nhưng nếu sản xuất nông lâm nghiệp mang lại thu nhập tốt thì số lao động trong ngành nông lâm nghiệp sẽ tăng lên.

- Về chính sách: Hiện nay huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh tế. Với các chính sách đồng bộ cho công tác phát triển sản xuất cây quế trên địa bàn huyện đến nay người dân đã cơ bản nắm được chủ trương, chính sách; Nhận thức được giá trị kinh tế cũng như những lợi ích khi phát triển sản xuất cây quế. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân phát triển sản xuất cây quế được quan tâm tổ chức thực hiện. Chính quyền địa phương đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân trồng quế. Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018 Cấp ủy, chính quyền huyện đã vận động, bố trí nguồn lực để hỗ trợ người dân trồng quế về giống và vật tư đầu vào. Tổ chức các lớp tập huấn cho người dân về hiệu quả kinh tế và kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ cây quế.

3.3.2. Khó khăn

Ngoài những điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất cây quế trên địa bàn huyện Định Hóa còn gặp một số khó khăn khi phát triển sản xuất cây quế:

- Về kỹ thuật: Trên địa bàn huyện Quế là cây trồng mới so với các loài cây khác nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong triển khai thực hiện trồng và chăm sóc cây Quế, đồng thời nhân dân cũng còn đang dò xét về hiệu quả kinh tế. Một số hộ dân chưa nhận thức đầy đủ về hiệu quả từ việc trồng cây Quế, nên chưa chủ động việc chăm sóc, bảo quản cây giống, thực hiện trồng Quế và chăm sóc rừng trồng không theo đúng quy trình kỹ thuật nên ảnh hưởng đến chất lượng cây giống và rừng trồng. Việc thực hiện trồng xen cây nông nghiệp (sắn, Ngô…), cây cốt khí để tạo bóng mát cho cây quế trong 03 năm đầu chưa được người dân quan tâm thực hiện nên ảnh hưởng đến chất lượng rừng trồng. Một số hộ còn tự ý trồng xen cây Keo vào diện tích trồng Quế, hoặc trên diện tích trồng Quế có cây Keo tự mọc với mật độ dầy tuy đã được cơ quan chuyên môn và địa phương

xã chỉ đạo chặt tỉa cây Keo nhưng các hộ không thực hiện tỉa thưa làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây Quế.

- Về vốn: Vốn đầu tư sản xuất cây quế còn là một yếu tố quan trọng để tăng sản lượng và chất lượng các sản phẩm từ cây quế. Huyện Định Hóa là huyện nghèo của tỉnh Thái Nguyên nên về vốn đầu tư trồng quế của người dân còn nhiều hạn chế. Mặc dù đã được Nhà nước hỗ trợ cho việc trồng Quế cây giống, một phần phân bón và một phần công lao động, trong khi đó thực hiện trồng Quế phải mất rất nhiều công lao động nên quá trình phát triển sản xuất cây quế còn chưa đáp ứng so với tiềm năng, thế mạnh của huyện.

- Về thị trường: Các sản phẩm quế trên địa bàn huyện Định Hóa chưa phát triển được thị trường lớn do nhiều yếu tố, hiện nay các sản phẩm quế của huyện Định Hóa mới chỉ dừng lại ở mức chế biến thô, chưa có thương hiệu sản phẩm quế của huyện Định Hóa trên thị trường tiêu thụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây quế trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)