Cơ sở thực tiễn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây quế trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 33)

Chương 1 Cơ sở khoa học của đề tài

1.2 Cơ sở thực tiễn:

1.2.1. Tình hình cung cấp mặt hàng quế trên thế giới hiện nay

Bảng 1.1. Tình hình xuất khẩu mặt hàng quế trên thế giới năm 2016

STT Quốc gia Giá trị xuất khẩu

(Triệu USD) Số lượng xuất khẩu (Nghìn tấn) Tỷ lệ (%) 1 Sri Lanka 172,76 16,69 34,3 2 Indonesia 100,4 50,38 19,9 3 Trung Quốc 86,75 44,17 17,2 4 Việt Nam 62,39 26,42 12,4 5 Hà Lan 13,37 4,56 2,7

6 Hoa Kỳ 9,44 1,93 1,9 7 Đức 7,48 1,31 1,5 8 Ấn Độ 6,51 1,74 1,3 9 Pháp 5,92 0,91 1,2 10 Madagascar 5,85 3,13 1,2 Nguồn: Trige.com Trong những năm gần đây, khối lượng mặt hàng quế được buôn bán trên thế giới ngày một gia tăng, Năm 2016 là trên 150 ngàn tấn. Những nước tiêu dùng quế chính lại là những nước không tự sản xuất được mặt hàng này do không có sự ưu đãi của thiên nhiên về đất đai lẫn khí hậu. Do đó các nước này phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp từ các nước sản xuất quế. Các nước cung cấp chính trên thế giới là Srilanca, Indonesia, Trung Quốc và Việt Nam. Nước xuất khẩu quế lớn nhất là Srilanca với gần 35%, tiếp đến là Indonesia với khoảng 20% sau đó là Trung Quốc 17,2% và Việt Nam là 12,4 %.

1.2.2. Nhu cầu về mặt hàng quế trên thế giới hiện nay

Bảng 1.2. Tình hình nhập khẩu mặt hàng quế trên thế giới năm 2016 STT Quốc gia Giá trị nhập khẩu STT Quốc gia Giá trị nhập khẩu

(Triệu USD) Số lượng nhập khẩu (Nghìn tấn) Tỷ lệ (%) 1 Hoa Kỳ 82,01 29,93 16,3 2 Mexico 81,49 7,34 16,2 3 Ấn Độ 57,95 27,55 11,5 4 Peru 14,68 1,37 2,9 5 Bangladesh 14,55 8,06 2,9 6 Pakistan 13,98 6,73 2,8 7 Đức 13,31 4,01 2,6

8 Hà Lan 9,98 5,2 2,0

9 Canada 9,39 2,27 1,9

10 Ecuador 9,01 0,93 1,8

Nguồn: Trige.com Từ hàng ngàn năm qua, quế đã là một mặt hàng luôn luôn được ưa chuộng và được buôn bán trên thị trường thế giới theo con đường tơ lụa, gia vị từ Đông sang Tây. Ngày nay, do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành sản xuất hàng tiêu dùng như công nghiệp mỹ phẩm, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dược phẩm nên mặt hàng quế ngày càng được sử dụng rộng rãi. Theo tài liệu Trige.com trên thế giới hiện nay, Hoa Kỳ là nước tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng quế. Năm 2016 nước này nhập một lượng khoảng 30 ngàn tấn quế, Ấn Độ đã nhập hơn 27 nghìn tấn quế. Các nước khác có dân số cao nhưng số lượng nhập khẩu nhỏ hơn 10 nghìn tấn nhưng nhu cầu là rất lớn như Mexico số lượng nhập khẩu hơn 7 nghìn tấn nhưng giá trị nhập khẩu là hơn 80 triệu USD. Đây là các thị trường tiềm năng đối với các nước có điều kiện sản xuất và xuất khẩu quế như nước ta.

Về giá trị nhập khẩu các sản phẩm quế trên thế giới từ năm 2010 đến năm 2016 cơ bản là tăng với tỷ lệ khá cao (từ 8% đến 38%) các năm giảm có tỷ lệ nhỏ (dưới 2%) cho thấy thị trường tiêu thụ các sản phẩm quế trên thế giới tiếp tục tăng lên theo thời gian. Đây là cơ sở để các nước nói chung và Việt Nam nói riêng tiếp tục tập trung phát triển các sản phẩm quế để đưa ra thị trường thế giới.

Bảng 1.3. Giá trị nhập khẩu sản phẩm quế trên thế giới

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Giá trị nhập khẩu (Triệu USD) 239,78 331,5 329,96 383,88 473,52 464,09 504,08 Tăng giảm 38,25 -0,46 16,34 23,35 -1,99 8,62

so với năm trước (%)

Nguồn: Trige.com Mặc dù kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ quế và hồi còn tương đối khiêm tốn so với các sản phẩm gỗ khác, nhưng với hơn 200.000 hecta rừng quế và hồi hiện đang là sinh kế bền vững cho hơn 200.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại các tỉnh vùng sâu vùng xa. Theo báo cáo của UBND các tỉnh vùng sâu vùng xa, quế và hồi là 2 cây trồng giúp bà con các dân tộc thiểu số xóa đói giảm nghèo, giúp địa phương giữ vững an ninh chính trị tại các vùng giáp biên, đóng góp vào hiệu quả chương trình “Giảm nghèo bền vững” của chính phủ trong nhưng năm qua. Với lợi ích kể trên, bà con các dân tộc miền núi đang nỗ lực trồng, chăm sóc và bảo vệ diện tích rừng quế, hồi góp phần bảo bệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc (Báo cáo về giải pháp thúc đẩy xuất khẩu quế, hồi nhanh và bền vững của Công ty Cổ phần sản xuất và xuất khẩu Quế Hồi Việt Nam- Diễn đàn ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2018- thành công, bài học kinh nghiệm; giải pháp bứt phá năm 2019).

Phát triển cây quế cần gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông lâm nghiệp. Đề cao vai trò của Nhà nước trong việc giúp đỡ, hỗ trợ về chính sách, vốn, kỹ thuật trồng quế cho người dân.

Cần có nhận thức đúng tầm quan trọng của cây quế trong hệ thống cây công nghiệp và trong quá trình phát triển kinh tế nói chung đặc biệt là kinh tế vườn rừng. Có cơ chế chính sách khuyến khích phát triển cây quế toàn diện trong đó quan trọng nhất là hỗ trợ tài chính, kỹ thuật cho người sản xuất. Giải quyết tốt vấn đề đầu ra cho các sản phẩm từ cây quế (lá, vỏ cây, thân cây).

Để duy trì và phát triển bền vững sản xuất cây quế đòi hỏi người trồng quế cần đảm bảo chất lượng cũng như số lượng ổn định cung cấp cho thị trường, đảm bảo giá cả phù hợp với nhu cầu của thị trường, bên cạnh đó cần phải kết hợp kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây từng bước tăng về diện tích trồng quế nhưng không trồng tràn lan ảnh hưởng đến chất lượng các sản phẩm từ cây quế.

Sản phẩm đưa ra thị trường phải có chất lượng tốt, có thể truy xuất nguồn gốc, xuất xứ có thể đáp ứng xây dựng thương hiệu riêng của huyện Định Hóa để người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến sản phẩm của huyện.

Tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương về nguồn vốn vay, về việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ và đảm bảo phát triển thị trường.

Với điều kiện tự nhiên của huyện Định Hóa diện tích đất rừng có độ dốc từ 10o-20o đất mùn xốp. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,5oC, tổng tích ôn 8.000oC. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 39,5oC (tháng 6), nhiệt độ tối thấp là 3oC (tháng 1), biên độ ngày đêm khá lớn (> 7oC). Tháng 7 là tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình tháng là 28,7oC, tháng 1 là tháng lạnh nhất với nhiệt độ trung bình là 14,9oC. Số giờ nắng trong năm là 1.628 giờ, năng lượng bức xạ đạt 115 Kcal/cm2.

(Báo cáo thuyết minh “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) huyện Định Hóa”)

Điều kiện tự nhiên của huyện Định Hóa phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây quế nên việc phát triển sản xuất cây quế trên địa bàn huyện là có cơ sở thực tiễn để thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây quế trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 33)