Bài học cho các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương (Trang 50 - 52)

1.3. Những bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lƣợng tín dụng

1.3.2. Bài học cho các NHTM Việt Nam

Cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài giữa ngân hàng với khách hàng. Cần dựa vào thực tế để đánh giá phân tích từng đối tƣợng khách hàng tránh tình trạng thẩm định hồ sơ mang tính chất lý thuyết.

Yêu cầu bên vay phải chứng minh đƣợc kinh nghiệm trong lĩnh vực mà họ kinh doanh, chứng minh về nguồn trả nợ, mục đích vay vốn và kế hoạch sử dụng vốn vay, cam kết về việc thế chấp tài sản hay bảo lãnh của chính cá nhân, doanh nghiệp đó hay bên thứ ba.

Cần phải xác định những đối tƣợng khách hàng nào mà ngân hàng đó muốn hƣớng tới, để từ đó có chính sách phù hợp trong việc cho vay, giám sát và thu hồi nợ.

Các NHTM cần sớm phát hiện ra những rủi ro cho các khoản vay, đánh giá lại các khoản vay theo hạn mức, theo dõi những dấu hiệu dự báo có thể xảy ra trong tƣơng lai gây ảnh hƣởng tới việc trả nợ của khách hàng, sớm phát hiện những khoản nợ quá hạn để từ đó có biện pháp thu hồi nợ.

NHTM cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với các tổ chức, địa phƣơng và chính phủ trƣớc khi tiến hành cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

Khi cho vay, các ngân hàng thƣơng mại cần phải kiểm soát mục đích sử dụng các khoản vay của doanh nghiệp; có chứng từ vay vốn rõ ràng; cũng nhƣ duy trì các kênh liên lạc giữa ngân hàng và doanh nghiệp để có thông tin trao đổi kịp thời. Ngƣợc lại, các doanh nghiệp cũng phải tiến hành trích lập dự phòng, khi có những phát sinh khoản thu khó đòi.

NHTM cũng có thể xử lý nợ xấu thông qua việc bán nợ cho các tổ chức mua bán nợ chuyên nghiệp. Việc bán nợ này cũng có thể coi là phƣơng án xử

lý nợ xấu nhanh nhất, giúp NH thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính.

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cần đƣợc triển khai đồng bộ với xử lý nợ xấu bao gồm những nội dung liên quan đến kiểm kê đánh giá các khoản nợ, mua bán nợ xấu và đóng cửa các ngân hàng yếu kém, đồng thời hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng tốt.

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)