4.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và
4.2.2. Đa dạng hoá các hình thức tín dụng
Hoạt động tín dụng của các Ngân hàng đa số gồm 4 hoạt động chính là: cho vay, cho thuê ( 2 hình thức này chủ yếu là cung cấp cho hoạt động sản xuất), chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh đây là các hoạt động của các Ngân hàng truyền thống. Nhƣng hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của thị trƣờng tài chính Việt Nam, đặc biệt mấy năm trở lại đây có sự tham gia của thị trƣờng chứng khoán, các Ngân hàng cạch tranh quyết liệt nhau để giành thị phần, giành khách hàng. Do đó, để thu hút khách hàng trong thời gian tới Chi nhánh cần phải tiến hành đa dạng, mở rộng hoạt động tín dụng thì mới có thể cạnh tranh đƣợc:
4.2.2.1. Đa dạng hình thức cho vay
- Hiện nay, đa số các hình thức cho vay của Chi nhánh là hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng từng lần, hình thức này giúp Ngân hàng kiểm soát đƣợc hoạt động kinh doanh của khách hàng, rủi ro đƣợc hạn chế, tạo thế chủ động cho Ngân hàng. Tuy nhiên nó có nhƣợc điểm là thủ tục hành chính rƣờm rà, thời gian thẩm định, xét duyệt dự án lâu làm mất cơ hội kinh doanh của khách hàng. Hiện nay, hình thức này không còn phù hợp nhƣ thời gian trƣớc, đặc biệt là khi kinh tế mở cửa nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp là rất lớn, cơ chế thị trƣờng đòi hỏi họ phải nhạy bén với thông tin nếu không sẽ mất lợi thế về cạnh tranh. Khắc phục tình trạng này Chi nhánh có thể áp dụng
phƣơng pháp cho vay luân chuyển. Đây là hình thức cho vay dựa trên luân chuyển hàng hóa, dựa trên số vốn thiếu mà Ngân hàng sẽ cho khách hàng vay vốn. Hình thức này có rất nhiều ƣu điểm: cung cấp kịp thời vốn cho khách hàng, tiết kiệm chi phí giao dịch, không mất thời gian, thủ tục đơn giản khách hàng chỉ cần trình bày hoá đơn, hợp đồng cho Ngân hàng là có thể vay vốn.
- Chức năng chính của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam là hỗ trợ vốn cho các ngành nghề thuộc nông lâm ngƣ nghiệp. Đây là phạm vi rất hẹp trong nền kinh tế, tổng thu nhập ngành này đóng góp vào GDP còn rất hạn chế, lợi nhuận mang lại chƣa cao còn chứa đựng nhiều rủi ro. Tình hình này hiện nay đã đƣợc cải thiện đáng kể, nhƣng vẫn còn giới hạn trong phạm vi nhất định, do đó trong thời gian tới cần tiên hành cho vay mở rộng hơn nữa với tất cả các ngành ngề lĩnh vực trong nền kinh tế. Điều này giúp Chi nhánh tăng lợi nhuận và hạn chế đƣợc rủi ro.
- Xây dựng và phát triển các dịch vụ tín dụng mới, các dịch vụ tín dụng mà Chi nhánh chƣa cung cấp: Hiện nay hình thức tín dụng mà Chi nhánh cung cấp chỉ là tín dụng doanh nghiệp, tín dụng dân cƣ và đa số là các hình thức tín dụng tồn tại dƣới hình thức ngắn hạn ( tín dụng dƣới 12 tháng). Vì vậy, trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả cạnh tranh Chi nhánh nên triển khai một số hoạt động:
+ Phát triển các dịch vụ tín dụng mới, đặc biệt là các dịch vụ tín dụng mà Chi nhánh chƣa cung cấp nhƣ: Tín dụng thuê mua, tín dụng bán lẻ, tín dụng hỗ trợ các dự án bất động sản.
+ Cho vay đầu tƣ chứng khoán là dịch vụ mà Chi nhánh cũng chƣa cung cấp, trong khi đó thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đang tăng trƣởng và phát triển rất ổn định, số lƣợng và chất lƣợng hàng hoá đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là nguồn vốn đổ vào thị trƣờng này liên tục tăng trong thời gian qua, nhiều phiên giao dịch lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Nhiều Ngân hàng đã tiến
hành cho vay dƣới hình thức cầm cố chứng khoán đã thu đƣợc rất nhiều kết quả nhƣ mong muốn. Đây là thị trƣờng chứa đựng nhiều rủi ro nhƣng lợi nhuận mang lại là rất lớn, vì vậy Chi nhánh cần triển khai nếu không mất cơ hội, không chiếm đƣợc ƣu thế cạnh tranh với các Ngân hàng khác.
4.2.2.2. Mở rộng hình thức tín dụng trung hạn và dài hạn
Đây là hai hình thức Chi nhánh đã triển khai song còn hạn chế.Trong khi đó đây là nguồn vốn vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp, các dự án đầu tƣ bên cạnh đó nó chắc chắn mang lại lãi suất cao cho chi nhánh. Vì vậy, để phát triển các hình thức này trong tƣơng lai ta cần phải thực hiện các biện pháp sau:
- Tài trợ dƣới hình thức cho thuê: Đây là hình thức tài trợ dƣới hình thức cho thuê các loại tài sản. Đây là hình thức rất phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam, bởi khả năng tích luỹ tập trung vốn của họ bị hạn chế, các doanh nghiệp luôn rơi vào tình trạng đói vôn. Trong khi đó, nhu cầu đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ luôn là vấn đề làm doanh nghiệp đau đầu vì tiềm lực tài chính không đảm bảo. Cung cấp dịch vụ này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp: họ có thể tăng năng lực sản xuất, công nghệ đáp ứng kịp thời các cơ hội kinh doanh, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Còn đối với Ngân hàng: Đây là hình thức an toàn mà lợi nhuận mang lại rất cao, linh hoạt trong kinh doanh. Bên cạnh đó nó còn tạo ra những thế mạnh cạnh tranh, uy tín, trong lĩnh vực tài chính.
- Cho vay theo dự án: Việt Nam là một đất nƣớc có rất nhiều tiềm năng phát triển, trong thời gian qua nhiều dự án lớn liên tục đƣợc thực hiện bởi các nguồn vốn trong và ngoài nƣớc. Trong khi đó, tình trạng thiếu vốn để thực hiện dự án là tình trạng thƣờng xuyên xảy ra. Do đó, tiềm năng, cơ hội tài trợ cho hoạt động này là rất lớn đặc biệt là các dự án xây dựng, đổi mới trang thiết bị máy móc. Tuy nhiên, muốn thực hiện hoạt động này tốt Chi nhánh
phải tiên hành thẩm định các dự án xem chúng có tính khả thi không, có khả năng thu hồi nợ không. Lợi nhuận từ hoạt động này là rất lớn, nhƣng bên cạnh đó nó cũng chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn nhƣ: do khách hàng cung cấp thông tin không chính sác, do biến động của tài chính thế giới, sự thay đổi của các chính sách,...Bên cạnh đó, hoạt động này phải đòi hỏi độ đội ngũ cán bộ trình độ cao, có kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp luôn phải đƣợc đề cao.
4.2.2.3. Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hệ thống Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế mỗi quốc quốc gia, ngay cả đối với các quốc gia có trình độ phát triển cao hay quốc gia đang phát triển. Và nguồn vốn tín dụng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ở phần trên ta cũng thấy khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Chi nhánh chủ yếu là khách hàng có quy mô nguồn vốn nhỏ và vừa, trong năm 2015 chỉ có tổng số 512 có quan hệ thƣờng xuyên và là quan hệ tín dụng ngắn hạn. Nguồn tín dụng này chủ yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng ngày và tài trợ vốn lƣu động, trong khi đó vốn phục vụ cho hoạt động mở rộng sản xuất, kinh doanh và đầu tƣ máy móc thiết bị lại đƣợc cung cấp rất hạn chế. Vì vậy, mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiêp này Chi nhánh cần tiến hành một số hoạt động sau:
- Thanh lập tổ, nhóm hay phòng nghiên cứu các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa để từ đó có thể đánh giá chính xác tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng phát triển, tiềm năng,... tiến hành phân loại, xác định mức tín dụng và hình thức cho vay phù hợp.
- Khuyến khích cho vay đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vốn vay mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ ( thông thƣờng đây là hình thức tín dụng trung và dài hạn)
- Giữ mối quan hệ thân thiết đối với các khách hàng có quan hệ lâu năm, thƣờng xuyên và các khách hàng có quan hệ tín dụng tốt. Tích cực khai thác các khách hàng chiến lƣợc, khách hàng mục tiêu đƣa ra các hình thức khuyến khích thu hút họ đến với Ngân hàng nhƣ: tƣ vấn tín dụng miễn phí, tƣ vấn tài chính miễn phí,...