Định hƣớng nâng cao chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương (Trang 91 - 94)

nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Hải Dƣơng

4.1.1. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Giai đoạn 2017-2020 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam định hƣớng tiếp tục lấy công tác chấn chỉnh hoạt động Ngân hàng để tăng cùng sự ổn định, phát triển tín dụng đúng hƣớng phù hợp với khả năng quản lý, gắn hiệu quả kinh doanh với an toàn vốn làm tƣ tƣởng chỉ đạo xuyên suốt trong công tác tín dụng và mọi lĩnh vực công tác kinh doanh dịch vụ. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đề ra mục tiêu sau:

- Về công tác huy động nguồn vốn: nguồn vốn huy động của năm sau phải tăng từ 15% - 20% so với năm trƣớc. Huy động vốn của các tổ chức kinh tế phấn đấu đạt tỷ trọng 31% trên tổng nguồn vốn.

- Về công tác cho vay: Phấn đấu đƣa tổng mức dƣ nợ cho vay các thành phần kinh tế mỗi năm tăng thấp nhất là 15%. Tăng cƣờng vững chắc cho vay trung và dài hạn. Đồng thời Ngân hàng sẽ phải đa dạng hoá các hoạt động nhƣ: cho vay đầu tƣ xây dựng mới, cải tiến kỹ thuật, bảo lãnh trả chậm. Trên cơ sở nâng cao chất lƣợng tín dụng, phấn đấu kiềm chế dƣ nợ quá hạn xuống dƣới 1,5% so với tổng dƣ nợ. Đồng thời hạn chế tối đa phát sinh nợ quá hạn đối với các khoản cho vay mới.

- Trong giai đoạn 2017-2020 Ngân hàng sẽ tập trung vốn cho các mục tiêu, các ngành nghề quan trọng, đáp tốt nhu cầu thu mua chế biến xuất khẩu, mở rộng quan hệ tín dụng đối với các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả kinh

tế, đồng thời thu hẹp cho vay đối với các đơn vị kinh tế làm ăn thua lỗ liên miên không có hiệu quả hoặc sử dụng vốn không đúng mục đích và dần dần không cho vay hẳn đối với các đơn vị kinh tế loại này.

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam sẽ mở rộng cho vay trong kinh tế đối ngoại, thực hiện việc giải ngân các dự án đã xét duyệt, mở rộng cho vay đối với các đơn vị hoạt động kinh doanh đối ngoại có hiệu quả, đây là hoạt động có tính chất chiến lƣợc khách hàng lâu dài đối của Ngân hàng. Phấn đấu nâng tỷ lệ thu nhập về kinh doanh dịch vụ đối ngoại từ 3,5 đến 4% trên tổng thu nhập.

- Ngân hàng sẽ có phƣơng án tổng thể và kế hoạch từng bƣớc để xử lý khai thác tài sản thế chấp, bắt nợ đối với các đơn vị, cá nhân có các khoản nợ quá hạn để sớm thu hồi nợ nhằm đòi lại vốn tín dụng của Ngân hàng đã bị các tổ chức, cá nhân này chiếm dụng trong thời gian trƣớc đó.

- Ngân hàng sẽ đẩy mạnh việc thu lãi, kể cả đối với lãi thông thƣờng và lãi treo của các khoản cho vay nhằm đem thêm thu nhập cho Ngân hàng; đồng thời sẽ tiết kiệm trong mọi mặt để giảm đƣợc các chi phí không cần thiết, và thực hiện tốt kế hoạch tài chính của Chi nhánh.

Trong giai đoạn 2017-2020 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam sẽ tiếp tục việc đào tạo, nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật và công nghệ của cán bộ công nhân viên của mình nhằm từng bƣớc mở rộng và ứng dụng kỹ thuật hiện đại vào trong quá trình kinh doanh. Tập huấn cho Cán bộ công nhân viên nắm vững các quy định về luật Ngân hàng Nhà nƣớc, luật tài chính tín dụng.. và các văn bản dƣới Luật.

Chuẩn bị tốt công tác tổng kết 30 năm hoạt động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Đẩy mạnh các hoạt động văn thể gây không khí phấn khởi trong Ngân hàng, tạo nếp sống vui tƣơi lành mạnh trong toàn thể các Cán bộ công nhân viên của Ngân hàng.

4.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương

Trong những năm qua so với các Ngân hàng thƣơng mại khác trong khu vực thị phần các dịch vụ của Chi nhánh liên tục tăng đều lên qua các năm. Cạnh tranh giữa các Ngân hàng trở nên quyết liệt hơn, nguồn vốn nhà rỗi trong các doanh nghiệp giảm dần, yêu cầu của khách hàng ngày càng cao hơn. Do đó, trong thời gian tới Chi nhánh có phƣơng hƣớng hoạt động nhƣ sau:

- Duy trì và thực hiện định hƣớng kinh doanh mà ban giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Hải Dƣơng đã lựa chọn: phải luôn đảm bảo tăng trƣởng, phát triển bền vững nhƣ kế hoạch đã đề ra. Cơ cấu tài chính mạnh, linh hoạt đủ khả năng cung cấp vốn cho khách hàng. Phấn đấu trở thành một trong những Ngân hàng có thƣơng hiệu, uy tín hàng đầu cả nƣớc và trong khu vực.

- Tích cực tăng cƣờng các hoạt động huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau, đi đôi với nó là công tác tuyên truyền quảng cáo, quảng bá, khuyến mại,...nhằm huy động tối đa các nguồn vốn dƣ thừa trong dân cƣ và các tổ chức kinh tê.

- Mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Phát triển và mở rộng thêm nhiều chi nhánh cấp 2 và văn phòng giao dịch trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng và các tỉnh xung quanh. Cung cấp nhiều hơn nữa cho khách hàng các dịch vụ ngân hàng trong tƣơng lai nhƣ: thanh toán bằng thẻ, quản lý tài sản cho khách hàng,...

- Mở rộng, đa dạng hoá, nâng cao chất lƣợng của hoạt động tín dụng, thực hiện cho vay có chọn lọc trong phạm vi có thể kiểm soát, ƣu tiên cho vay tiêu dùng, cho vay hộ sản xuất, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong thời gian tới sẽ triển khai dịch vụ cho vay đầu tƣ chứng khoán.

- Thực hiện các hoạt động đào tạo nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên cho toàn Chi nhánh cả về nghiệp vụ, chuyên môn và tác phong tạo ra ƣu thế cạnh tranh bằng “ chất lƣợng nguồn nhân lực ”.

Mục tiêu giai đoạn 2017 – 2020 của Chi nhánh là:

- Tổng Nguồn vốn huy động của năm sau đạt tốc độ tăng trƣởng từ 22% - 25% so với cùng kì năm trƣớc.

- Tổng dƣ nợ của năm sau đạt tốc độ tăng trƣởng từ 18% - 27% so với cùng kì năm trƣớc. Trong đó dƣ nợ ngắn hạn chiếm 55%/ tổng dƣ nợ, dƣ nợ trung dài hạn 40% trên tổng dƣ nợ.

- Nợ quá hạn: Dƣới 3%/tổng dƣ nợ - Chênh lệch lãi suất phấn đấu đạt 0,4%

- Thu từ dịch vụ: Tổng thu dịch vụ của năm sau tăng từ 12% - 15 % so với năm trƣớc.

- Nâng và mở rộng hoạt động tín dụng đặc biệt ƣu tiên tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh ổn định có hiệu quả, có tài sản đảm bảo, chấp nhận mức lãi suất hợp lý; hạn chế cho vay đối với các khách hàng không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay. Coi trọng yếu tố chất lƣợng tín dụng vì đó là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của chi nhánh là tiêu chuẩn để đo trình độ cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)