Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương (Trang 84 - 91)

3.3. Đánh giá chung về chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Mặc dù đã đạt đƣợc một số thành tựu nhƣng bên cạnh đó còn một số hạn chế nhất định:

- Nguồn vốn chi nhánh huy động hàng năm tăng trƣởng ở mức độ cao nhƣng lƣợng vốn sử dụng cho hoạt động tín dụng vẫn còn chiếm một số lƣợng hạn chế. Năm 2016 tổng lƣợng vốn huy động đƣợc là 16.184 tỷ đồng trong khi đó doanh số cho vay là 6.528 tỷ đồng chiếm 40%. Bên cạnh đó cơ

cấu cho vay cũng chƣa hợp lý. Đây có thể nói là sự rất lãng phí vốn, đồng thời nó cũng có thể gây ra rủi ro biến động lãi suất, ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh, thu nhập của Chi nhánh.

- Số lƣợng khách hàng có quan hệ tín dụng còn chiếm một con số rất nhỏ so với tiềm năng của Chi nhánh. Tính đến thời điểm 31/12/2016 chỉ có 512 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh ( trong đó 80 DN Nhà nƣớc, 140 Công ty cổ phần, 272 Công ty TNHH, 12 Doanh nghiệp tƣ nhân, 8 Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài). Điều đáng chú ý đây chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ vừa, qua đó ta cũng thấy các khách hàng là doanh nghiệp nƣớc ngoài đến với chi nhánh còn rất ít. Hoạt động tín dụng chƣa đƣợc mở rộng, mới chỉ tập trung vào tín dụng dân cƣ còn tín dụng doanh nghiêp, tổ chức chƣa đƣợc mở rộng, đặc biệt là tại nơi mà Chi nhánh có phòng giao dịch. Do đó, trong thời gian tới cần phải đầy mạnh công tác tuyên truyền, marketing, quảng bá, tận dụng mọi cơ hội và điều kiện để có thể khuyếch trƣơng hình ảnh, thƣơng hiệu của Chi nhánh.

- Hoạt động tín dụng chủ yếu tập trung vào tín dụng ngắn hạn, tỷ trọng tín dung trung và dài hạn chiếm rất thấp, trong khi đó nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu là vốn dài hạn để đầu tƣ xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất nhƣng khả năng đáp ứng của Chi nhánh lại hạn chế. Thậm chí hình thức tín dụng trung và dài hạn lại đƣợc ƣu tiên cho các doanh nghiệp nhà nƣớc, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không có cơ hội tiếp xúc với nguồn vốn này. Dịch vụ tín dụng chỉ bó hẹp trong một số phạm vi nhất định là cho vay, trong khi đó các nghiệp vụ khác nhƣ bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay đầu tƣ chứng khoán chƣa đƣợc Chi nhánh khai thác triệt để, đặc biệt là cho vay đầu tƣ chứng khoán.

- Công tác kiểm soát trong và sau khi cho vay còn lỏng lẻo, mang tính hình thức, thông tin tín dụng không đƣợc cập nhật đầy đủ, dẫn đến việc thẩm định chất lƣợng không cao.

- Nợ quá hạn tăng nhanh trong các năm gần đây. Mặt khác tỷ lệ nợ xấu tuy duy trì ở tỷ lệ cho phép nhƣng ngân hàng chƣa thật sự làm tốt công tác quản lý nợ xấu.

- Hạn chế trong công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại Agribank Chi nhánh Hải Dƣơng:

+ Tài sản thế chấp trong tình trạng khó xử lý: Tài sản thế chấp tại Chi nhánh chủ yếu là nhà cửa và dây chuyền sản xuất có giá trị lớn nên rất khó bán vì ở Việt Nam thị trƣờng cho loại tài sản này chƣa thực sự phát triển.

+ Tài sản không có giấy tờ sở hữu hợp pháp: Tài sản bị tranh chấp do khách hàng dung một tài sản thế chấp cho nhiều chủ nợ, do vậy không đƣa ra bán tại Trung tâm đấu giá.

+ Tài sản thế chấp bán đƣợc nhƣng không thu hồi đủ gốc do khi định giá để cho vay quá cao hoặc giá thị trƣờng giảm xuống nhƣ nhà đất. Chi phí phát mại lớn cũng ảnh hƣởng đến số tiền thu nợ, đặc biệt trong trƣờng hợp phải xử lý tài sản thế chấp thông qua Tòa án vì có tranh chấp.

+ Thời gian xử lý tài sản thế chấp kéo dài, đặc biệt là những tài sản liên quan đến tòa án. Thực tế mặc dù bản án quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đã có đơn yêu cầu thi hành với lý do bản án, quyết định của Tòa án chƣa rõ rang, hoặc lý do khác. Do đó, Ngân hàng phải chờ cơ quan thi hành án đề nghị Tòa án giải thích rõ rang bản án, quyết định có hiệu lực để dễ bề tổ chức thi hành. Thời gian chờ đợi này thƣờng kéo dài đến hàng tháng, thậm chí nửa năm Ngân hàng mới nhận đƣợc văn bản trả lời của cơ quan thi hành án. Vì vậy, việc Ngân hàng thu hồi nợ thông qua công tác thi hành án, quyết định có hiệu lực của Tòa án là rất lâu.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Hải Dƣơng, sau đây là những nguyên nhân chính:

Nguyên nhân từ phía khách hàng:

Khách hàng cung cấp những thông tin không chính xác, sai sự thât liên quan đến họ. Khách hàng thiếu vốn nên tìm mọi cách để vay đƣợc vốn Ngân hàng, điều này dẫn đến họ gian dối trong quan hệ tín dụng nhƣ: cung cấp giấy tờ, tài sản, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,...sai sự thật điều này gây khó khăn, sai sót cho hoạt động thẩm định tín dụng, dẫn đến việc ra quyết định tín dụng sai. Vì vậy, khi khách hàng của Chi nhánh làm ăn thua lỗ, hoạt động không có hiệu quả dẫn đến tình trạng không trả đƣợc nợ, khả năng mất vốn của Chi nhánh xảy ra.

Nguyên nhân từ phía Ngân hàng:

- Mạng lƣới chi nhánh tƣơng đối lớn song số lƣợng cán bộ cán bộ công nhân viên ít không đáp ứng đƣợc hết yêu cầu của công việc.

- Việc sắp xếp bố trí con ngƣời chƣa phù hợp, có nơi không bổ sung kịp thời cán bộ (nhất là cán bộ lãnh đạo) cho các phòng giao dịch trong khi dƣ nợ lớn làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng của chi nhánh.

- Ở một vài nơi, năng lực điều hành của Ban lãnh đạo chi nhánh tỉnh, các PGD (từ Tổ trƣởng các tổ nghiệp vụ trở lên đến Giám đốc) còn nhiều hạn chế.

- Chất lƣợng cán bộ tín dụng ở một số phòng giao dịch của chi nhánh còn hạn chế nhƣ việc nắm bắt văn bản chƣa kịp thời nên việc xử lý tình huống nảy sinh khi giao dịch chƣa hiệu quả. Hoặc hiểu chƣa rõ một số qui định nên dẫn đến các sai sót khi kiểm tra hồ sơ cho vay.

- Một số nơi triển khai Quy trình nghiệp vụ tín dụng còn chƣa bài bản hoặc còn sai sót nghiệp vụ: Vẫn còn hiện tƣợng sai sót, tẩy xóa hồ sơ, không thực hiện phân kỳ hạn trả nợ hoặc phân kỳ trả nợ chƣa chính xác, gia hạn

vƣợt thời gian qui định hoặc không cập nhật vào sổ lƣu tờ rời...Nguyên nhân là do trình độ một bộ phận cán bộ còn hạn chế hoặc do tinh thần trách nhiệm với công việc chƣa cao.

- Công tác lập và triển khai kế hoạch tín dụng ở chi nhánh và PGD chƣa hiệu quả (kế hoạch lập thiếu chi tiết, không giám sát khi triển khai).

- Hệ thống thông tin về khách hàng không đƣợc cung cấp đầy đủ, không theo dõi sát sao hoạt động sử dụng vốn của họ, ảnh hƣởng đến công tác kiểm tra giám sát. Cán bộ thẩm định Chi nhánh có trình độ chuyên môn cao, song còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn và hiểu biết về khách hàng, trong khi đó môi trƣờng kinh doanh đầy biến động phức tạp đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có khả năng phân tích và tổng hợp thông tin rất rộng điều nay dẫn đến xác định thời hạn, lãi suất tín dụng chƣa chính xác, chƣa phù hợp điều này làm giảm chất lƣợng tín dụng của Chi nhánh.

Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh:

Môi trƣờng kinh doanh là vấn đề muôn thủa tại Việt Nam. Đó là sự can thiệp quá mức của các cơ quan quản lý nhà nƣớc vào hoạt động kinh tế, đặc biệt các thức quản lý mang tính chất hành chính. Các văn bản luật ban hành chồng chéo, chƣa cụ thể rõ ràng, gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp. Hoạt động huy động vốn khó khăn hơn trƣớc nhiều do cuộc cạnh tranh tăng lãi suất giữa các Ngân hàng trong nƣớc làm Lãi suất huy động liên tục tăng cao, trong khi đó lãi suất cho vay lãi không biến động nhiều làm cho lợi nhuận của toàn hệ thống Ngân hàng và Chi nhánh giảm.

Nguyên nhân của hạn chế trong công tác xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại Agribank Chi nhánh Hải Dương:

Để giải quyết vấn đề nợ khó đòi thì giải pháp hữu hiệu nhất là xử lý tài sản bảo đảm, vấn đề hiện nay đang đƣợc Agribank Hải Dƣơng đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, công tác phát mại tài sản trong thời gian qua vẫn còn gặp

phải một số vƣớng mắc khiến cho việc phát mại tài sản đảm bảo thu hồi nợ đạt tốc độ chậm và hiệu quả chƣa cao.

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là việc thực thi pháp luật, quy định của nhà nƣớc, các văn bản chế độ của Ngành ngân hàng của các cán bộ tín dụng chƣa nghiêm.

Thứ hai là về công tác thẩm định mà đặc biệt là thẩm định tài sản thế chấp tại Chi nhánh còn bộc lộ nhiều hạn chế, cụ thê:

- Thẩm định tình pháp lý của tài sản thế chấp còn qua loa dẫn đến tình trạng một số tài sản thế chấp hiện nay tại Chi nhánh còn chƣa đầy đủ hồ sơ pháp lý, gây khó khăn trong xử lý tài sản để thu hồi nợ.

- Ngân hàng chƣa có một khung giá với biên độ dao động thích hợp trong việc định giá tài sản thế chấp tại Chi nhánh. Vì vậy đã gây khó khăn trong công tác phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Chẳng hạn nhƣ khi nhận tài sản thế chấp, Chi nhánh đã định giá của tài sản cao hơn giá trị thực thế của nó hoặc vào thời điểm nhận thế chấp thị giá của tài sản đang tăng cao. Do vậy, khi nợ đến hạn Ngân hàng không thu hồi đƣợc vì giá tài sản trên thị trƣờng trong lúc đó hạ trong khi giá bán của Ngân hàng lại cao nên ngƣời mua thƣờng không thể mua đƣợc dẫn đến Ngân hàng không thể phát mại đƣợc tài sản. Nếu bán thì số tiền thu đƣợc cũng chƣa đủ để thu hồi nợ gốc và lãi.

Thứ ba là nguyên nhân từ phía khách hàng: Trong quá trình xử lý tài sản, việc khách hàng vay tự nguyện bán tài sản thế chấp trả nợ ngân hàng hay việc khách hàng vay phối hợp cùng Ngân hàng để tạo điều kiện cho Ngân hàng xử lý tài sản là rất ít. Rất nhiều trƣờng hợp khi không trả đƣợc nợ vay, khách hàng hoặc ngƣời bảo lãnh không hợp tác với Ngân hàng, cố tình cản trở việc phát mại tài sản, mặc dù đã có sự thỏa thuận giữa khách hàng vay và Ngân hàng về phƣơng thức xử lý tài sản thế chấp trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay. Do vậy khi Ngân hàng muốn phát mại tài sản để

thu hồi vốn thị buộc phải khởi kiện lên Tòa án và sau khi bản án có hiệu lực pháp luật thì mới đƣợc phát mại. Thậm chí có trƣờng hợp mặc dù bản án đã có hiệu lực pháp luật nhƣng việc phát mại vẫn gặp nhiều khó khăn và cản trở do khách hàng chống đối không chịu thi hành theo phán quyết của Tòa. Một số khách hàng khi không trả đƣợc nợ đã trốn khỏi nơi cƣ trú nên Ngân hàng không thể khởi kiện ra Tòa do không tìm đƣợc con nợ.

Thứ tƣ là nguyên nhân từ môi trƣờng pháp lý: Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ tại Agribank Hải Dƣơng là do các văn bản pháp luật liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm của các Ngân hàng thƣơng mại còn nhiều bất cập so với thực tế và chƣa đồng bộ, nhất quán.

CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI DƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương (Trang 84 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)