TT Kiểu thảm thực vật Số tầng Thứ tự tầng Chiều cao tầng (m) Thành phần thực vật 1 Rừng thứ sinh 4
1 12 - 15 Keo Lá tràm, Thôi ba, Xoan, Sấu, Trám trắng, Trám đen… 2 7- 8 Dâu gia xoan, bứa, Sơn rừng,
Đáng chân chim,… 3 3-4 Sim, Mua, Ba chạc…
4 < 1
Riềng rừng, Quyển bá, Tóc thần vệ nữ, Dương xỉ, Cỏ lá tre, Ráy, Kim cang lá to,…
2 Thảm cây bụi 2
1 2-3 Sim, Mua, Muối, Ngái, Ba chạc, Lau...
2 < 1
Cỏ cứt lợn, Cỏ lào, Cỏ lá tre, Cỏ rác, Củ gấu, Lấu, Găng gai,…
3 Rừng trồng
Keo (8 năm) 3
1 8-10 Keo tai tượng, keo lá tràm 2 3-5 Trúc đào, Xoan, Vú bò lông,
Ngái, Sim, Bọ mảy,...
3 <1
Cỏ lào, Cỏ tranh, Guột, Dương xỉ, Cỏ rác, Cỏ lá tre, Cúc chỉ thiên,…
* Rừng thứ sinh
khai thác nặng nề, vì vậy rừng không có tầng vượt tán. Sau hàng chục năm được khoanh nuôi, bảo vệ, rừng được phục hồi và có cấu trúc thẳng đứng gồm 4 tầng theo thứ tự từ trên xuống như sau
Tầng ưu thế sinh thái: Gồm những loài cây gỗ có chiều cao trung bình từ 15 - 20m, đường kính trung bình 20 - 25cm độ che phủ 55 - 60%. Các loài thường gặp là: Keo lá tràm (Acacia confusa), Thôi ba (Alangium chinense), Xoan (Melia azedarach), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Núc nác (Oroxylum indicum),
Trám trắng (Canarium album),…
Tầng dưới tán: Thành phần là những loài cây có chiều cao trung bình 8 - 10m, đường kính 12 - 15cm và độ che phủ 25 - 30%. Các loài gồm: Dâu gia xoan
(Allospondias lakonensis), Bứa (Garcinia oblongifolia),…; Một số loài của họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Dâu tằm (Moraceae),...
Tầng cây bụi: Gồm những loài cây bụi và một số loài cây gỗ nhỏ tái sinh, cao dưới 6m, độ che phủ 10 - 15%, có các loài Sim (Rhodomyrtus tomentosa),
Mua (Melastoma candidum), Ba chạc (Euodia lepta), Hu đay (Trema orientalis),…
Tầng thảm tươi: gồm các loài thân thảo cao dưới 1m, có độ che phủ 40 - 50%. Thành phần thực vật gồm: Cỏ rác (Microstegium vagans), Cỏ lá tre
(Centotheca lappacea), Riềng rừng (Alpinia conchigera), Thông đất (Lycopodiella cernua), Quyển bá (Selaginellia tamariscina), Tóc thần vệ nữ
(Adiantum capillus - veneris), Dương xỉ (Dryopteris filix- max),...
Thực vật ngoại tầng gồm các loài dây leo thuộc họ Bòng bong (Ligodiaceae), họ Thiên lý (Asclepiadaceae),...
* Thảm cây bụi
Thảm cây bụi được hình thành sau khi rừng bị khai thác kiệt hoặc phục hồi sau nương rẫy bị bỏ hoang. Thảm cây bụi có cấu trúc 2 tầng như sau:
Tầng trên cùng: Gồm các loài cây bụi và cây gỗ nhỏ ưa sáng, có chiều cao trung bình 2 - 3m, độ che phủ 50 - 60%, thành phần thực vật đa dạng với các loài
thực vật như: Muối (Rhus chinensis), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua
(Melastoma candidum), Ngái (Ficus hispida),…; Các loài cây gỗ có Màng tang
(Litsea cubeba),…
Tầng thảm tươi: Có chiều cao trung bình dưới 1m, độ che phủ chung 20- 30%, gồm các loài như: Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Cỏ lào (Eupatoriumodoratum), Cỏ rác (Microstegium vagans), Cỏ lá tre (Centotheca lappacea), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Găng gai (Randia spinosa),…
Thực vật ngoại tầng gồm các loài dây leo thuộc họ Đậu (Fabaceae), họ Bòng bong (Ligodiaceae),...
* Rừng trồng Keo
Rừng trồng Keo 8 năm tuổi có cấu trúc 3 tầng. Độ che phủ chung 80 - 85%. Tầng trên cùng: Chủ yếu là loài Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lá tràm (A.confusa) có chiều cao trung bình 8 - 10m, đường kính dao động từ 15 - 20cm. Mật độ 1000 cây/ha, độ che phủ 60%.
Tầng thứ 2: Chủ yếu là các loài cây bụi, rải rác có một số loài cây gỗ ưa sáng mọc nhanh, hầu như không gặp cây Keo tái sinh. Chiều cao trung bình của tầng này từ 3 - 5m, độ che phủ 30%. Các loài gồm: Sừng dê (Strophanthus divaricatus), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma candidum)…;
Một số loài cây gỗ như Xoan (Melia azedarach), Trúc đào (Nerium oleander),
Muối (Rhus chinensis), Màng tang (Litsea cubeba),…
Tầng 3: Có chiều cao trung bình dưới 1m gồm các loài: Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Đơn buốt (Bidens pilosa), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Quyển bá (Selaginellia tamariscina), Dương xỉ (Dryopteris filix- max),...
Thực vật ngoại tầng gồm các loài dây leo thuộc họ Đậu (Fabaceae), họ Bòng bong (Schizaeaceae),...
Như vậy, nói về cấu trúc hình thái (cấu trúc thẳng đứng) của các thảm thực vật là nói đến thành phần loài cây và sự phân tầng của nó. Điều đó phụ thuộc vào
thời gian (tuổi) hình thành phát triển của quần xã, đặc điểm sinh lý, sinh thái của loài cây và sự tác động (khai thác) của con người. Rừng thứ sinh có cấu trúc 4 tầng, thảm cây bụi có 2 tầng, rừng trồng keo có 3 tầng. Sự phân tầng có ý nghĩa sinh học quan trọng giúp các loài tận dụng khoảng không để lấy ánh sáng, giảm sự cạnh tranh giữa các loài với nhau.
4.2.5. Giá trị sử dụng của thực vật trong các kiểu thảm nghiên cứu
Bảng 4.10. Giá trị sử dụng của thực vật trong các kiểu thảm nghiên cứu
TT Ký hiệu Nhóm công dụng Họ Chi Loài Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 T Làm thuốc 47 77,0 98 73,7 104 70,7 2 A Ăn được 22 36,1 32 24,1 33 22,4 3 G Cho gỗ 19 29,5 25 18,8 25 17,0 4 Tags Làm thức ăn gia súc 8 13,1 13 9,8 13 8,8 5 TD Tinh dầu 7 11,5 12 9,0 12 8,2 6 Ca Làm cảnh 9 14,6 10 7,5 11 7,5
7 Soi Lấy sợi 4 6,6 5 3,6 5 3,4
8 Đtc Làm đồ thủ
công mỹ nghệ 3 4,9 4 3,0 4 2,7
9 Đ Cây có độc 1 1,6 1 0,8 1 0,7
10 Nh Lấy nhựa 1 1,6 1 0,8 1 0,7
* Lưu ý: Tỷ lệ (%) các loài lớn hơn 100% tổng số loài trong danh lục do có những loài có nhiều công dụng khác nhau.
Trong số 147 loài điều tra được trong các kiểu thảm thực vật nghiên cứu, bước đầu chúng tôi đã xác định được giá trị sử dụng của các loài thực vật thuộc 10 nhóm. Có nhiều loài cây có từ 2 đến 3 giá trị sử dụng. Trong đó nhiều nhất là cây có giá trị làm thuốc 106 loài (70,7%). Kết quả được ghi trong bảng 4.10.
Sự đa dạng về giá trị sử dụng không chỉ thể hiện ở số lượng các họ, chi, loài mà còn thể hiện ở một loài cây có thể có nhiều công dụng khác nhau.
4.2.5.1. Nhóm cây làm thuốc (T)
Bảng 4.11. Các họ có nhiều loài cây làm thuốc (từ 3 loài trở lên)
TT Họ Loài
Tên khoa học Tên Việt Nam Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Euphorbiaceae Họ Thầu dầu 11 19,2
2 Asteraceae Họ Cúc 9 15,8
3 Poaceae Họ Hòa Thảo 7 12,3
4 Rubiaceae Họ Cà phê 6 10,5 5 Fabaceae Họ Đậu 4 7,0 6 Mimosaceae Họ Trinh nữ 4 7,0 7 Moraceae Họ Dâu tằm 4 7,0 8 Apocynaceae Họ Trúc đào 3 5,3 9 Aranthamaceae Họ Rau dền 3 5,3 10 Zingiberaceae Họ Gừng 3 5,3
11 Verbenaceae Họ Cỏ Roi ngựa 3 5,3
Cộng 57 100
Nhóm cây làm thuốc có nhiều loài nhất với 104 loài thuộc 98 chi, 47 họ, chiếm 70,7% tổng số loài, 73,7% tổng số chi và 77,0% tổng số họ (bảng 4.10). Các loài cây thuốc chủ yếu tập trung ở các họ: Họ Hòa thảo (Poaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), Họ Cúc (Asteraceae),…
Kết quả phân tích cho thấy có 11 họ cây làm thuốc có từ 3 loài trở lên. Nhiều nhất là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 11 loài chiếm 19,2%; tiếp theo là họ Cúc (Asteraceae) 9 loài chiếm 15,8%; Hòa Thảo (Poaceae) có 7 loài chiếm 12,3%; họ Đậu (Fabaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), Trinh nữ (Mimosaceae) có 4 loài chiếm 7,0%, bốn họ còn lại mỗi họ có 3 loài chiếm 5,3%.
4.2.5.2. Nhóm cây ăn được (A)
Là những cây có lá, quả, củ, thân có thể ăn được. Nhóm này có 33 loài chiếm 22,4% tổng số loài, 32 chi chiếm 24,1% tổng số chi, 22 họ chiếm 36,1% tổng số họ (bảng 4.10). Thống kê các họ có nhiều loài cây ăn được từ 2 loài trở lên như sau (bảng 4.12):
Bảng 4.12. Các họ có nhiều loài cây ăn được (từ 2 loài trở lên)
TT Họ Số loài
Tên khoa học Tên Việt Nam Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Moraceae Họ Dâu tằm 4 19,1 2 Myrtaceae Họ Sim 3 14,4 3 Amaranthaceae Họ Rau dền 2 9,5 4 Anacardiaceae Họ Đào lộn hột 2 9,5 5 Asteraceae Họ Cúc 2 9,5 6 Burseraceae Họ Trám 2 9,5
7 Euphorbiaeae Họ Thầu dầu 2 9,5
8 Myrsinaceae Họ Đơn nem 2 9,5
9 Rosaceae Họ Hoa hồng 2 9,5
Cộng 21 100,0
Nhóm này có 9 họ có từ 2 loài cây ăn được trở lên với 21 loài chiếm 14,3% tổng số loài, 14,7% tổng số họ. Trong đó họ Họ Dâu tằm (Moraceae) có nhiều nhất số lượng 4 loài chiếm 19,1% gồm: Sung (Ficus racemosa), Mít (Artocarpus heterophyllus),…; Họ Sim (Myrtaceae) có 3 loài chiếm 14,4%, 7 họ còn lại mỗi họ có 2 loài chiếm 9,5%.
4.2.5.3. Nhóm cây cho gỗ (G)
Nhóm này có 25 loài chiếm 17% tổng số loài, 25 chi chiếm 29,5% tổng số chi, 19 họ chiếm 29,5%. Thống kê các họ có từ 2 loài cây cho gỗ trở lên kết quả thống kê như sau (bảng 4.13).
Bảng 4.13. Các họ có nhiều loài cây gỗ (từ 2 loài trở lên)
Tên khoa học Tên Việt Nam Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Annonaceae Họ Na 2 16,7
2 Anacardiaceae Họ Đào lộn hột 2 16,7
3 Burseraceae Họ Trám 2 16,7
4 Euphorbiaeae Họ Thầu dầu 2 16,7
5 Magnoliaceae Họ Mộc lan 2 16,7
6 Mimosaceae Họ Trinh nữ 2 16,7
Cộng 12 100
Kết quả bảng 4.13 cho thấy có 6 họ có từ 2 loài cây cho gỗ trở lên với 12 loài chiếm 8,2% tổng số loài, 9,8% tổng số họ. Như vậy loài cây gỗ trong khu vực của xã đang bị suy giảm quá mức có 6 họ có 2 loài cho gỗ, các họ còn lại chỉ cho 1 loài. Vì vậy, cần phải có giải pháp bảo vệ và phát triển các loài này.
4.2.5.4. Nhóm cây làm thức ăn gia súc (Tags)
Có 13 loài thuộc 13 chi, 8 họ, có một họ có nhiều loài nhất (4 loài) là họ Hòa thảo (Poaceae) gồm: Cỏ lồng vực (Echinnochloa colona), Cỏ lá tre (Centotheca lappacea), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ rác (Microstegium vagans); có 3 họ có 2 loài là họ Ráy (Araceae), họ Dâu tằm (Morceaea), họ Bông
(Malvaceae). Các họ còn lại có 1 loài. 4.2.5.5. Nhóm cây tinh dầu (TD)
Nhóm này có 12 loài thuộc 12 chi, 7 họ. Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có số lượng loài nhiều nhất 4 loài, gồm: Sòi tía (Sapium discolor), Sòi trắng
(Sapium Sebiferum), Ba bét (Mallotus apelta), Bùng bục (Mallotus barbatus).
Có 2 họ là họ Hoa môi (Lamiaceae), họ Cúc (Asteraceae) đều có 2 loài gồm Ngải cứu dại (Artemisia dracunculus), Ké đầu ngựa (Xathium inaequilaterum); Ích mẫu (Leonurus japonicus), Kinh giới hoang (Mosla dianthera); các loài còn lại có 1 loài.
Có 11 loài thuộc 10 chi, 9 họ có thể dùng làm cảnh. Trong đó họ Dâu tằm (Moraceae) có nhiều loài nhất với 3 loài: Sung (Ficus racemosa), Si sanh (Ficus benjamina), Ruối (Streblus asper); Các họ còn lại chỉ có 1 loài như: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mẫu đơn (Ixora cocinea), Quyết lá dừa (Blechnum orientale),...
4.2.5.7. Nhóm cây lấy sợi (Soi)
Có 5 loài thuộc 5 chi, 4 họ. Họ Trôm (Sterculiaceae) nhiều nhất có 2 loài, gồm: Hu đen (Commersonia bartramia), Tổ kén lông (Helicteres hirsuta). Các họ Cau (Arecaceae), họ Du (Ulmaceae), họ Thôi ba (Alangiaceae) có Thôi ba
(Alangium chinense) đều có 1 loài.
4.2.5.8. Nhóm cây làm thủ công mỹ nghệ (Dtc)
Có 4 loài thuộc 4 chi 3 họ, trong đó họ cau (Arecaceae) nhiều nhất có 2 loài, gồm: Cọ (Livistona saribus), Mây bắc bộ (Calamus tonkinensis). Họ Guột (Gleicheniaceae) và họ Hòa thảo (Poaceae) đều có 1 loài.
4.2.5.9. Nhóm cây có chất độc (Đ)
Có 1 loài, 1 chi, 1 họ, đó là họ Cà phê (Rubiaceae) có Găng gai (Randia spinosa).
4.2.5.10. Nhóm cây có nhựa (Nh)
Có 1 loài thuộc 1 chi và 1 họ, đó là họ Đào lộn hột (Anacardiaceae) có Sơn rừng (Rhus succedanea).
Như vậy, kết quả điều tra cho thấy thảm thực vật xã Thịnh Đức có 10 nhóm giá trị sử dụng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống hàng ngày của người dân.Vì vậy việc quản lý và khai thác bền vững các loài thực vật này là rất cần thiết. Đó là cơ sở thực tiễn để đề xuất một số giải pháp bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này của địa phương.
4.4. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ đa dạng thực vật
Từ các các kết quả nghiên cứu về hiện trạng cũng như thực tiễn quản lý, sử dụng thảm thực vật và hệ thực vật ở xã Thịnh Đức, chúng tôi đề xuất giải pháp bảo vệ như sau:
* Các biện pháp về chính sách
- Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi cho người dân địa phương có những hiểu biết về pháp luật, pháp lệnh về bảo vệ rừng của Chính phủ, những vai trò to lớn của rừng đối với con người và môi trường sống. Từ đó, giúp người dân hiểu biết về tầm quan trọng phải bảo vệ rừng và nhận thức được mức độ suy thoái của rừng hiện nay.
- Hỗ trợ khuyến khích người dân trồng một số loài cây công nghiệp nhằm nâng cao đời sống. Tăng cường việc chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật cho người dân sống trong khu vực. Đưa giống mới nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, dần cải thiện và nâng cao đời sống người dân.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nhận thức về Luật bảo vệ và phát triển rừng, về vai trò của công tác bảo vệ rừng, môi trường và đa dạng sinh học cho học sinh và nhân dân trong xã, vận động để cộng đồng cùng tham gia.
* Biện pháp quản lý, bảo vệ, phục hồi thảm thực vật
- Thực hiện quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung (Vùng sản xuất lúa tập trung; vùng trồng cây ăn quả; cây cảnh; vùng trồng rau công nghệ cao; vùng trồng keo, vùng trồng rừng…) đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp có chất lượng hơn. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng cường công tác khuyến nông, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đảm bảo công tác thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp...
- Bảo vệ nghiêm ngặt các diện tích rừng hiện có trên địa bàn, cấm khai thác gỗ.
- Cần tiến hành khoanh nuôi phục hồi rừng ở những trạng thái có cây gỗ rải rác, có điều kiện xúc tiến tái sinh tự nhiên (hoặc trồng bổ sung cây bản địa)
để phục hồi trở thành rừng tự nhiên sau này. Đặc biệt là các loài cây cho gỗ còn rất ít.
- Đối với các thảm cỏ, thảm cây bụi tiến hành biện pháp trồng rừng mới với các loài cây bản địa có giá trị cảnh quan môi trường. Thực hiện phương thức trồng rừng phòng hộ thuần loài trên cơ sở đất nào cây ấy, loài cây trồng ưu tiên lựa chọn là các loài cây nhập nội mọc nhanh như: Keo tai tượng, Keo lai.
- Rừng Keo cần thiết phải được cải tạo để trồng thay thế bằng các loài cây bản địa để rừng ổn định và phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không chặt bỏ toàn bộ các cây, mà cần thực hiện thay thế dần dần, chặt những cây sinh trưởng phát triển kém, rỗng ruột, gẫy đổ. Mật độ cây giữ lại phải đảm bảo độ tàn che cho các cây rừng thay thế.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1. Thảm thực vật tự nhiên tại xã Thịnh Đức (Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) có 3 phân quần hệ, 3 quần hệ thuộc 3 lớp quần hệ: Lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ cây bụi và lớp quần hệ cỏ.
2. Hệ thực vật trong ba kiểu thảm chọn nghiên cứu tương đối phong phú và đa dạng:
- Bước đầu đã xác định được 147 loài, 127 chi, 61 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm ưu thế với 135 loài (chiếm 91,8%), 116 chi (chiếm 91,3%), 52 (chiếm 85,2%). Sau đó là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 9 loài (chiếm 6,1%), 8 chi (chiếm 6,3%), 6 họ (chiếm 9,8%); Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có 2 họ, 2 chi, 2 loài; Thấp nhất là ngành Thông (Pinophyta) chỉ có 1 họ, 1 chi, 1 loài. Trong ba kiểu thảm nghiên cứu thì rừng thứ sinh phong phú nhất với 49 họ (chiếm 80,3%), 90 chi (chiếm 70,9%) và 99 loài (chiếm 67,3%); Thảm cây bụi có 46 họ, 81 chi và 95 loài; Rừng trồng Keo thấp nhất với 28 họ, 45 chi và 52 loài.
- Hệ thực vật của ba kiểu thảm thuộc 5 nhóm dạng sống cơ bản: cây chồi trên mặt đất (Ph), cây chồi sát đất (Ch), cây chồi nửa ẩn (He), cây chồi ẩn (Cr), cây một năm (Th). Công thức phổ dạng sống của hệ thực vật là: SB = 72,1Ph + 6,1Ch + 10,9He + 6,1Cr + 4,8Th.
- Ba kiểu thảm thực vật chọn nghiên cứu có cấu trúc hình thái (phân tầng thẳng đứng) khá đa dạng. Rừng thứ sinh có 4 tầng (2 tầng cây gỗ, tầng cây bụi và tầng thảm tươi), thảm cây bụi có 2 tầng (tầng cây bụi, tầng thảm tươi), rừng trồng Keo có 3 tầng (tầng cây Keo, tầng cây bụi, tầng thảm tươi).
- Hệ thực vật của ba kiểu thảm rất đa dạng về giá trị sử dụng, đã xác định được 10 nhóm công dụng gồm: Cây làm thuốc, cây lấy gỗ, cây ăn được, cây làm cảnh, cây làm thức ăn gia súc, cây cho tinh dầu, cây lấy nhựa, cây lấy sợi, cây làm đồ thủ công mỹ nghệ và cây có độc. Trong đó, nhiều nhất là cây làm thuốc
có 104 loài chiếm 70,7%, cây ăn được 33 loài chiếm 22,44%, cây lấy gỗ 25 loài