5. Đóng góp của luận văn
4.2.4. Cấu trúc hình thái (cấu trúc thẳng đứng) của các kiểu thảm thực vật
Nghiên cứu cấu trúc hình thái của các kiểu thảm thực vật có giá trị trong việc tìm hiểu phân bố của thực vật và sự biến động của chúng trong quần xã thực vật.
Trong phạm vi đề tài chúng tôi nghiên cứu về cấu trúc thẳng đứng của các kiểu thảm thực vật chọn nghiên cứu. Kết quả được trình bày tại bảng 4.9.
Bảng 4.9. Cấu trúc thẳng đứng của các kiểu thảm thực vật
TT Kiểu thảm thực vật Số tầng Thứ tự tầng Chiều cao tầng (m) Thành phần thực vật 1 Rừng thứ sinh 4
1 12 - 15 Keo Lá tràm, Thôi ba, Xoan, Sấu, Trám trắng, Trám đen… 2 7- 8 Dâu gia xoan, bứa, Sơn rừng,
Đáng chân chim,… 3 3-4 Sim, Mua, Ba chạc…
4 < 1
Riềng rừng, Quyển bá, Tóc thần vệ nữ, Dương xỉ, Cỏ lá tre, Ráy, Kim cang lá to,…
2 Thảm cây bụi 2
1 2-3 Sim, Mua, Muối, Ngái, Ba chạc, Lau...
2 < 1
Cỏ cứt lợn, Cỏ lào, Cỏ lá tre, Cỏ rác, Củ gấu, Lấu, Găng gai,…
3 Rừng trồng
Keo (8 năm) 3
1 8-10 Keo tai tượng, keo lá tràm 2 3-5 Trúc đào, Xoan, Vú bò lông,
Ngái, Sim, Bọ mảy,...
3 <1
Cỏ lào, Cỏ tranh, Guột, Dương xỉ, Cỏ rác, Cỏ lá tre, Cúc chỉ thiên,…
* Rừng thứ sinh
khai thác nặng nề, vì vậy rừng không có tầng vượt tán. Sau hàng chục năm được khoanh nuôi, bảo vệ, rừng được phục hồi và có cấu trúc thẳng đứng gồm 4 tầng theo thứ tự từ trên xuống như sau
Tầng ưu thế sinh thái: Gồm những loài cây gỗ có chiều cao trung bình từ 15 - 20m, đường kính trung bình 20 - 25cm độ che phủ 55 - 60%. Các loài thường gặp là: Keo lá tràm (Acacia confusa), Thôi ba (Alangium chinense), Xoan (Melia azedarach), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Núc nác (Oroxylum indicum),
Trám trắng (Canarium album),…
Tầng dưới tán: Thành phần là những loài cây có chiều cao trung bình 8 - 10m, đường kính 12 - 15cm và độ che phủ 25 - 30%. Các loài gồm: Dâu gia xoan
(Allospondias lakonensis), Bứa (Garcinia oblongifolia),…; Một số loài của họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Dâu tằm (Moraceae),...
Tầng cây bụi: Gồm những loài cây bụi và một số loài cây gỗ nhỏ tái sinh, cao dưới 6m, độ che phủ 10 - 15%, có các loài Sim (Rhodomyrtus tomentosa),
Mua (Melastoma candidum), Ba chạc (Euodia lepta), Hu đay (Trema orientalis),…
Tầng thảm tươi: gồm các loài thân thảo cao dưới 1m, có độ che phủ 40 - 50%. Thành phần thực vật gồm: Cỏ rác (Microstegium vagans), Cỏ lá tre
(Centotheca lappacea), Riềng rừng (Alpinia conchigera), Thông đất (Lycopodiella cernua), Quyển bá (Selaginellia tamariscina), Tóc thần vệ nữ
(Adiantum capillus - veneris), Dương xỉ (Dryopteris filix- max),...
Thực vật ngoại tầng gồm các loài dây leo thuộc họ Bòng bong (Ligodiaceae), họ Thiên lý (Asclepiadaceae),...
* Thảm cây bụi
Thảm cây bụi được hình thành sau khi rừng bị khai thác kiệt hoặc phục hồi sau nương rẫy bị bỏ hoang. Thảm cây bụi có cấu trúc 2 tầng như sau:
Tầng trên cùng: Gồm các loài cây bụi và cây gỗ nhỏ ưa sáng, có chiều cao trung bình 2 - 3m, độ che phủ 50 - 60%, thành phần thực vật đa dạng với các loài
thực vật như: Muối (Rhus chinensis), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua
(Melastoma candidum), Ngái (Ficus hispida),…; Các loài cây gỗ có Màng tang
(Litsea cubeba),…
Tầng thảm tươi: Có chiều cao trung bình dưới 1m, độ che phủ chung 20- 30%, gồm các loài như: Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Cỏ lào (Eupatoriumodoratum), Cỏ rác (Microstegium vagans), Cỏ lá tre (Centotheca lappacea), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Găng gai (Randia spinosa),…
Thực vật ngoại tầng gồm các loài dây leo thuộc họ Đậu (Fabaceae), họ Bòng bong (Ligodiaceae),...
* Rừng trồng Keo
Rừng trồng Keo 8 năm tuổi có cấu trúc 3 tầng. Độ che phủ chung 80 - 85%. Tầng trên cùng: Chủ yếu là loài Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lá tràm (A.confusa) có chiều cao trung bình 8 - 10m, đường kính dao động từ 15 - 20cm. Mật độ 1000 cây/ha, độ che phủ 60%.
Tầng thứ 2: Chủ yếu là các loài cây bụi, rải rác có một số loài cây gỗ ưa sáng mọc nhanh, hầu như không gặp cây Keo tái sinh. Chiều cao trung bình của tầng này từ 3 - 5m, độ che phủ 30%. Các loài gồm: Sừng dê (Strophanthus divaricatus), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma candidum)…;
Một số loài cây gỗ như Xoan (Melia azedarach), Trúc đào (Nerium oleander),
Muối (Rhus chinensis), Màng tang (Litsea cubeba),…
Tầng 3: Có chiều cao trung bình dưới 1m gồm các loài: Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Đơn buốt (Bidens pilosa), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Quyển bá (Selaginellia tamariscina), Dương xỉ (Dryopteris filix- max),...
Thực vật ngoại tầng gồm các loài dây leo thuộc họ Đậu (Fabaceae), họ Bòng bong (Schizaeaceae),...
Như vậy, nói về cấu trúc hình thái (cấu trúc thẳng đứng) của các thảm thực vật là nói đến thành phần loài cây và sự phân tầng của nó. Điều đó phụ thuộc vào
thời gian (tuổi) hình thành phát triển của quần xã, đặc điểm sinh lý, sinh thái của loài cây và sự tác động (khai thác) của con người. Rừng thứ sinh có cấu trúc 4 tầng, thảm cây bụi có 2 tầng, rừng trồng keo có 3 tầng. Sự phân tầng có ý nghĩa sinh học quan trọng giúp các loài tận dụng khoảng không để lấy ánh sáng, giảm sự cạnh tranh giữa các loài với nhau.