Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng thảm thực vật và hệ thực vật ở xã thịnh đức, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 32)

5. Đóng góp của luận văn

3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

Hình 3.1. Bản đồ thành phố Thái Nguyên 3.1.1. Vị trí địa lý

Thịnh Đức là một xã thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, có tọa độ địa lý 21° 32′ 17″ N, 105° 48′ 11″ E,

Xã có diện tích 16,3 km² với dân số trên 8.000 người. Xã nằm ở phía Nam của thành phố. Xã có vị trí địa lý như sau: Phía bắc giáp xã Quyết Thắng và phường Thịnh Đán thuộc TP Thái Nguyên, phía đông giáp phường Tích Lương thuộc TP Thái Nguyên và xã Tân Quang thuộc TP Sông Công. Phía nam giáp xã Bá Xuyên và xã Bình Sơn thuộc TP Sông Công. Phía tây giáp xã Tân Cương và Phúc Trìu thuộc TP Thái Nguyên.

3.1.2. Địa hình

Địa hình xã Thịnh Đức khá phức tạp, thuộc nhóm kiểu địa hình đồi, núi. Đất đồi núi chiếm tỷ lệ lớn: >30%. Độ dốc lớn và chia cắt mạnh bởi sông suối, ít thuận lợi cho xây dựng. Độ cao trung bình từ 49,8m - 236,8m so với mặt nước biển.

Kiểu địa hình này tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và kinh tế đồi vườn.

3.1.3. Khí hậu, thủy văn

Khu vực nghiên

* Khí hậu

Xã Thịnh Đức cũng như tỉnh Thái Nguyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa hè (mùa mưa) và mùa đông (mùa khô). Theo tài liệu thống kê nhiều năm tại Trung tâm khí tượng - Thủy văn tỉnh Thái Nguyên, khí hậu xã Thịnh Đức có những đặc điểm sau:

- Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500mm,cao nhất là vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Khoảng 87% lượng mưa tập trung vào mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 9) trong đó riêng lượng mưa tháng 8 chiếm gần 30% tổng mưa cả năm, nên thường gây ra lũ lụt, độ ẩm không khí trên 80%.

- Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này ít mưa khô hanh kéo dài, trời lạnh, thường có sương muối và có gió mùa Đông Bắc. Lượng mưa trung bình chỉ chiếm 13% cả năm.

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25°c, nhiệt độ cao nhất là 41,5°C và thấp nhất là 3°C vào tháng 1.

- Chế độ gió: Khu vực chịu ảnh hưởng Gió mùa Đông Bắc từ đầu tháng 9, 10 đến tháng 4, 5 năm sau, thời tiết giá lạnh, kèm theo mưa phùn, giông lốc, lốc xoáy, gây ra thiệt hại cho con người, vật nuôi, cây trồng. Mùa hè có gió mùa Đông nam chiếm tỷ lệ hơn 50%, thời tiết nóng ẩm, thường có mưa lớn. Khu vực nghiên cứu ít có bão lớn do khoảng cách xa biển (200km), bão xuất hiện về mùa hè và tốc độ gió đạt 25m/s.

- Chế độ nắng: có cường độ tương đối cao, tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Tổng lượng bức xạ cả năm đạt 125,4Kcal/cm2. Với các điều kiện này rất thuận lợi cho thảm thực vật sinh trưởng và phát triển.

* Thủy văn

Với địa hình đồi núi và độ cao trung bình từ 49,8m - 236,8m so với mặt nước biển, mạng lưới thủy văn xã gồm sông, suối và kênh đào: Sông Công chảy

từ phía Tây Nam xuống Đông Nam và là địa giới hành chính với thành phố Sông Công. Ngoài con sông trên xã còn có suối La Đà và những khe rạch đầu nguồn và hệ thống các hồ chứa nước như: Hồ Ao sen, hồ Đức Hòa, hồ Ao Miếu, hồ Đầu Phần... và các ao nhỏ. Xã có các tuyến kênh cấp 4 thuộc hệ thống kênh Núi Cốc và 3 trạm bơm điện để phục vụ sản xuất do địa bàn đồi núi ruộng bậc thang do vậy hệ thống kênh mương chưa đáp ứng được nhu cầu tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp và phòng chống lụt bão.

3.1.4. Tài nguyên

* Tài nguyên đất

Theo số liệu năm 2019 của ủy ban nhân dân xã Thịnh Đức, diện tích tự nhiên xã Thịnh Đức là: 1.612,69 ha, gồm: Ðất nông nghiệp 1,171.95 ha, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp: 939.36 ha, đất trồng cây hàng năm: 466.05 ha, trong đó đất trồng lúa: 335.99 ha, đất trồng cây hàng năm còn lại: 130.06 ha, đất trồng cây lâu năm: 473.31 ha, đất lâm nghiệp: 207.73 ha; Đất nuôi trồng thuỷ sản: 21.62 ha; Đất phi nông nghiệp: 437.48ha. Trong khu vực nghiên cứu có 2 loại đất là:

- Đất Feralit đỏ vàng: Hình thành trên đá trầm tích, chiếm phần lớn diện tích đất của xã, đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ, tầng đất dày, đất được sử dụng xen kẽ giữa nông nghiệp và lâm nghiệp.

- Đất dốc tụ phù sa: Hình thành trên thềm phù sa cổ, phù sa sông suối, đất này rất thích hợp cho cây trồng nông, lâm nghiệp.

* Tài nguyên nước

- Nước mặt: Hệ thống nước mặt trên địa bàn xã chủ yếu là nước lấy từ hệ thống Sông Công, các tuyến kênh, mương nhỏ phân bố rải rác trong xã. Đây là nguồn nước mặt chính cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và cho các ao hồ nuôi trồng thuỷ sản của xã; nguồn nước mặt chủ yếu từ nguồn là Hồ Núi Cốc.

- Nước ngầm: Nhân dân trong xã thường sử nước ngầm tại các giếng đào và nước giếng khoan phục vụ cho đời sống hàng ngày.

3.2.1. Dân số, dân tộc

Theo thống kê năm 2019 của ủy ban nhân dân xã Thịnh Đức toàn xã có 2.152 hộ với 8.122 nhân khâu, bình quân 4 người/hộ. Địa bàn xã có các dân tộc cùng sinh sống, trong đó người dân tộc Kinh chiếm đa số còn lại là 1 số dân tộc khác (Sán Dìu, Nùng, Ngái, Tày, Sán Chay, Dao, Mông, Thái,... ). Xã được chia thành 12 xóm: xóm Lượt, xóm Phú, xóm Cường, xóm Thịnh, Cương Lăng, Nhân Hòa, Phúc Hòa, Đức Hòa, Khánh Hòa, Tân Đức, Đầu Phần, Làng Mon. Điều kiện tự nhiên và kinh tế mật độ dân cư còn sống rãi rác. vì vậy việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là rất cần thiết.

3.2.2. Hoạt động nông, lâm nghiệp

Kinh tế của nhân dân trong xã chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp và trồng rừng.

- Ngành nông nghiệp:

+ Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng trong cả năm đạt 1.189,7 ha, trong đó diện tích gieo trồng lúa vụ xuân 235,3ha, diện tích Ngô 65ha; diện tích gieo trồng trong vụ mùa 356,9ha, diện tích Ngô 15ha; diện tích gieo trồng ngô vụ đông 100ha. Diện tích chè trồng chè 197,1ha; Diện tích cây ăn quả: 220,4ha.

Vì vậy, thu nhập hàng năm về trồng trọt của người dân là là chủ yếu. + Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn xã: Trâu 576 con, bò 200 con, lợn 1.676 con (Lợn nái 211 con, lợn thịt 1.076 con, lợn sữa 384 con, lợn đực giống 5 con), gia cầm 130.000 con.

- Ngành lâm nghiệp: Diện tích rừng trên địa bàn có 218,5ha chủ yếu là cây Keo Lai, xã đôn đốc nhân dân chủ động triển khai trồng rừng trên tất cả các diện tích rừng đã khai thác. Diện tích rừng trồng mới trong năm 2,4ha.

3.2.3. Giao thông

Những năm gần đây xã được tỉnh, thành phố đầu tư vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, các tuyến đường giao thông chính của xã đều là đường nhựa, đường

bê tông việc đi lại và vận tải hàng hóa thuận lợi. Phong trào xây dựng nông thôn mới được thực hiện đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt.

3.2.4. Văn hóa, giáo dục, y tế

- Văn hóa: Tại mỗi xóm đêu có các nhà văn hóa. Các xóm trên địa bàn xã đều có xây dựng quy ước, hương ước, quy định của xóm. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”,... được nhân dân hưởng ứng và chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước và các quy định của địa phương. Nhân dân đoàn kết, tích cực sản xuất xoá đói giảm nghèo.

- Giáo dục: Công tác giáo dục tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, chất lượng giảng dạy và học tập được cải thiện rõ rệt. Xã Thịnh Đức chưa có trường THPT, có 1 trường THCS với 397 học sinh, 1 trường tiểu học với 652 học sinh, 1 trường Mầm non với 334 trẻ, tỷ lệ các em đến trường học đạt 100%. Công tác xã hội hoá giáo dục phát triến mạnh mẽ, có sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân. Hàng năm triển khai kế hoạch năm, tiếp tục vận động thi đua trong ngành giáo dục, giữ vững danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia và thực hiện tốt các đề án của TP về phát triển sự nghiệp giáo dục giai đoạn 2016 - 2020.

- Y tế: Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, tập thể cán bộ trạm y tế xã Thịnh Đức đã có nhiều nỗ lực trong triển khai công tác. Trạm y tế xã có 08 cán bộ trong đó có 01 Bác sỹ, 04 y sỹ, 01 nữ hộ sinh và 02 Điều dưỡng trung học. Hàng năm trạm y tế thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh trên người. Tăng cường giám sát dịch bệnh trên địa bàn, triển khai kế hoạch phòng chống các bệnh theo mùa. Duy trì công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn, tổ chức khám chữa bệnh tại trạm y tế xã. Thực hiện tốt các chương trình Quốc gia về y tế như:

Uống Vitamin A, tẩy giun; chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em, phụ nữ có thai, chương trình y tế học đường,…

3.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến thảm thực vật KVNC thảm thực vật KVNC

3.3.1. Những yếu tố thuận lợi

Xã Thịnh Đức thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ, lượng mưa, độ ấm khá thuận lợi cho cây trồng nông nghiệp và thảm thực vật rừng phát triển.

Xã được các cấp quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng như trường học, trạm y tế, đường giao thông, các dự án xóa đói giảm nghèo, cho người dân vay vốn và hướng dẫn trồng trọt, chăn nuôi... nên đời sống nhân dân trong xã từng bước được cải thiện.

3.3.2. Những yếu tố khó khăn

Một số người dân trình độ dân trí còn thấp, sự tiếp cận, tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế, nên đời sống còn khó khăn. Các điều kiện này đã ảnh hưởng lớn đến đời sống con người, sản xuất và sự sinh trưởng phát triển của hệ thực vật nói chung và cây trồng, vật nuôi nói riêng.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Hiện trạng thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu

Trước đây phần lớn diện tích tự nhiên xã Thịnh Đức là rừng kín thường xanh với nhiều loài cây gỗ có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, do sự phát triển kinh tế của xã nhiều công trình, dự án xây dựng và các hoạt động của người dân như khai thác gỗ, củi,… nên rừng đã bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, hiện nay ở xã Thịnh Đức rừng nguyên sinh không còn mà chủ yếu là rừng thứ sinh phục hồi sau khi bị khai thác của người dân, rừng trồng (Keo lá tràm, Keo tai tượng,...), cây công nghiệp (chè) và cây ăn quả (cam, bòng, ổi,...), cây nông nghiệp (lúa, rau, ngô,....) Theo khung phân loại của UNESCO (1973), thảm thực vật ở xã Thịnh Đức có các kiểu sau:

4.1.1. Thảm thực vật tự nhiên

I. Lớp quần hệ rừng kín

I.A. Phân lớp quần hệ rừng kín thường xanh

I.A.1. Nhóm quần hệ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới

I.A.1.1. Quần hệ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp (dưới 700m)

I.A.1.1.1. Phân quần hệ rừng kín lá rộng thường xanh bị tác động nặng Kiểu rừng này là đối tượng nghiên cứu chính nên được trình bày chi tiết ở phần sau.

II. Lớp quần hệ cây bụi

II.A. Phân lớp quần hệ cây bụi chủ yếu thường xanh II.A.1. Nhóm quần hệ cây bụi lá rộng thường xanh

II.A.1.1. Quần hệ cây bụi lá rộng thường xanh trên đất feralit II.A.1.1.1. Phân quần hệ cây bụi có cây gỗ

Thảm cây bụi được hình thành do quá trình khai thác kiệt, chặt phá rừng quá mức diễn ra thường xuyên. Thảm cây bụi phân bố và tồn tại rải rác trong

KVNC với diện tích nhỏ, có ở các xóm Làng Mon, xóm Cường, Đức Hòa. Thành phần loài cây bụi thường gặp như: Muối (Rhus chinensis), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma candidum), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Găng gai (Randia spinosa),...

Thảm này khá phổ biến, độ che phủ chung của quần xã 70 - 80%. Mật độ của cây bụi phụ thuộc vào độ tàn che của tầng cây gỗ, nơi tác động mạnh mật độ cây bụi nhiều và ngược lại. Đây là thảm cây bụi tác giả chọn làm đối tượng nghiên cứu và được trình bày chi tiết ở phần sau.

II.A.1.1.2. Phân quần hệ cây bụi không có cây gỗ

Đây là kiểu thảm thực vật hình thành do quá trình làm rẫy liên tục với thời gian dài, đất thoái hoá, nhiều sỏi, ít có khả năng tái sinh các loài cây gỗ. Thảm cây bụi này có diện tích nhỏ, rải rác trên đồi của các hộ gia đình tại xóm Phúc Hòa, Nhân Hòa, xóm Lượt được sử dụng chủ yếu để khai thác củi hoặc làm nơi chăn thả trâu bò. Thành phần loài thực vật chủ yếu là cây bụi rất phổ biến gồm: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma normale), Cỏ rác

(Microstegium vagans), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Cỏ gừng (Panicum repens), Cỏ chít (Thysanolaena maxima), Lau (Saccharum spontaneum), Guột

(Dicranopteris linearis), độ che phủ chung của quần xã 50%. Do không có cây gỗ tái sinh nên kiểu thảm này khó có thể khoanh nuôi phục hồi thành rừng tự nhiên. Vì vậy tiến hành trồng rừng với các loài cây phổ biến hiện nay là Keo tai tượng hoặc Keo lá tràm hay Keo lai, sau 7 - 8 năm có thể thu hoạch đem lại giá trị kinh tế cao hơn.

III. Lớp quần hệ cỏ

Thảm cỏ cũng là thảm thực vật thứ sinh được hình thành do sự thoái hóa của rừng hoặc đất bỏ hoang sau canh tác. Thảm cỏ có rải rác trong KVNC với diện tích nhỏ dùng cho chăn nuôi trâu, bò hoặc bỏ hoang.

III.A. Nhóm quần hệ cỏ dạng lúa

III.A.1.1. Quần hệ cỏ chịu hạn

Quần hệ cỏ chịu hạn có khả năng chịu hạn tốt do chúng có một số đặc điểm như: Bộ rễ phát triển mạnh, sâu và rộng, lá có cấu tạo làm giảm sự thoát hơi nước (diện tích lá hẹp, lá có lông, lớp biểu bì dày, có sáp ở mặt lá), hàm lượng nước trong thân lá nhỏ, cây không cần nhiều nước lúc hạn, nhưng các quá trình trao đổi chất vẫn không bị suy giảm.

Kiểu thảm này được hình thành chủ yếu trên đồi cao, nương rẫy, hoặc bị bỏ hoá sau trồng trọt với ưu hợp Cỏ rác (Microstegium vagans), Cỏ lá tre

(Oplismenus compositus),…

4.1.2. Rừng trồng

Theo số liệu tổng hợp đất rừng năm 2019 của xã Thịnh Đức, rừng trồng ở xã Thịnh Đức được thực hiện theo chương trình của Chính phủ. Rừng trồng ở đây chủ yếu là Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) trồng thuần loài hoặc trồng hỗn giao. Ngoài ra, người dân còn trồng các loài cây ăn quả thuộc đất của các hộ gia đình với diện tích nhỏ như bòng, ổi, cam,... Tác giả chọn đối tượng nghiên cứu là rừng trồng Keo tai tượng

(Acacia mangium).

4.2. Đặc điểm của các kiểu thảm thực vật

Trong khu vực nghiên chúng tôi lựa chọn ba kiểu thảm thực vật có diện tích lớn và rất phổ biến ở xã Thịnh Đức là: Rừng thứ sinh, thảm cây bụi và rừng trồng keo (8 năm tuổi). Sau đây là đặc điểm của các kiểu thảm này:

4.2.1. Thành phần và số lượng bậc taxon của các kiểu thảm

Thống kê thành phần và số lượng các bậc taxon của 3 kiểu thảm thực vật chọn nghiên cứu, kết quả thu được như sau:

4.2.1.1. Ở bậc ngành

Trong quá tình nghiên cứu về thành phần loài ở 3 kiểu thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu, bước đầu đã xác định được 147 loài, 127 chi, 61 họ phân bố trong 4 ngành: Thông đất (Lycopodiophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta),

Thông (Pinophyta), Ngọc lan (Magnoliophyta). Số lượng các taxon cụ thể trong từng ngành được trình bày trong bảng 4.1 như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng thảm thực vật và hệ thực vật ở xã thịnh đức, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)