5. Đóng góp của luận văn
4.1.1. Thảm thực vật tự nhiên
I. Lớp quần hệ rừng kín
I.A. Phân lớp quần hệ rừng kín thường xanh
I.A.1. Nhóm quần hệ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới
I.A.1.1. Quần hệ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp (dưới 700m)
I.A.1.1.1. Phân quần hệ rừng kín lá rộng thường xanh bị tác động nặng Kiểu rừng này là đối tượng nghiên cứu chính nên được trình bày chi tiết ở phần sau.
II. Lớp quần hệ cây bụi
II.A. Phân lớp quần hệ cây bụi chủ yếu thường xanh II.A.1. Nhóm quần hệ cây bụi lá rộng thường xanh
II.A.1.1. Quần hệ cây bụi lá rộng thường xanh trên đất feralit II.A.1.1.1. Phân quần hệ cây bụi có cây gỗ
Thảm cây bụi được hình thành do quá trình khai thác kiệt, chặt phá rừng quá mức diễn ra thường xuyên. Thảm cây bụi phân bố và tồn tại rải rác trong
KVNC với diện tích nhỏ, có ở các xóm Làng Mon, xóm Cường, Đức Hòa. Thành phần loài cây bụi thường gặp như: Muối (Rhus chinensis), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma candidum), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Găng gai (Randia spinosa),...
Thảm này khá phổ biến, độ che phủ chung của quần xã 70 - 80%. Mật độ của cây bụi phụ thuộc vào độ tàn che của tầng cây gỗ, nơi tác động mạnh mật độ cây bụi nhiều và ngược lại. Đây là thảm cây bụi tác giả chọn làm đối tượng nghiên cứu và được trình bày chi tiết ở phần sau.
II.A.1.1.2. Phân quần hệ cây bụi không có cây gỗ
Đây là kiểu thảm thực vật hình thành do quá trình làm rẫy liên tục với thời gian dài, đất thoái hoá, nhiều sỏi, ít có khả năng tái sinh các loài cây gỗ. Thảm cây bụi này có diện tích nhỏ, rải rác trên đồi của các hộ gia đình tại xóm Phúc Hòa, Nhân Hòa, xóm Lượt được sử dụng chủ yếu để khai thác củi hoặc làm nơi chăn thả trâu bò. Thành phần loài thực vật chủ yếu là cây bụi rất phổ biến gồm: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma normale), Cỏ rác
(Microstegium vagans), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Cỏ gừng (Panicum repens), Cỏ chít (Thysanolaena maxima), Lau (Saccharum spontaneum), Guột
(Dicranopteris linearis), độ che phủ chung của quần xã 50%. Do không có cây gỗ tái sinh nên kiểu thảm này khó có thể khoanh nuôi phục hồi thành rừng tự nhiên. Vì vậy tiến hành trồng rừng với các loài cây phổ biến hiện nay là Keo tai tượng hoặc Keo lá tràm hay Keo lai, sau 7 - 8 năm có thể thu hoạch đem lại giá trị kinh tế cao hơn.
III. Lớp quần hệ cỏ
Thảm cỏ cũng là thảm thực vật thứ sinh được hình thành do sự thoái hóa của rừng hoặc đất bỏ hoang sau canh tác. Thảm cỏ có rải rác trong KVNC với diện tích nhỏ dùng cho chăn nuôi trâu, bò hoặc bỏ hoang.
III.A. Nhóm quần hệ cỏ dạng lúa
III.A.1.1. Quần hệ cỏ chịu hạn
Quần hệ cỏ chịu hạn có khả năng chịu hạn tốt do chúng có một số đặc điểm như: Bộ rễ phát triển mạnh, sâu và rộng, lá có cấu tạo làm giảm sự thoát hơi nước (diện tích lá hẹp, lá có lông, lớp biểu bì dày, có sáp ở mặt lá), hàm lượng nước trong thân lá nhỏ, cây không cần nhiều nước lúc hạn, nhưng các quá trình trao đổi chất vẫn không bị suy giảm.
Kiểu thảm này được hình thành chủ yếu trên đồi cao, nương rẫy, hoặc bị bỏ hoá sau trồng trọt với ưu hợp Cỏ rác (Microstegium vagans), Cỏ lá tre
(Oplismenus compositus),…