Khí hậu, thủy văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng thảm thực vật và hệ thực vật ở xã thịnh đức, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 33 - 35)

5. Đóng góp của luận văn

3.1.3. Khí hậu, thủy văn

Khu vực nghiên

* Khí hậu

Xã Thịnh Đức cũng như tỉnh Thái Nguyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa hè (mùa mưa) và mùa đông (mùa khô). Theo tài liệu thống kê nhiều năm tại Trung tâm khí tượng - Thủy văn tỉnh Thái Nguyên, khí hậu xã Thịnh Đức có những đặc điểm sau:

- Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500mm,cao nhất là vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Khoảng 87% lượng mưa tập trung vào mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 9) trong đó riêng lượng mưa tháng 8 chiếm gần 30% tổng mưa cả năm, nên thường gây ra lũ lụt, độ ẩm không khí trên 80%.

- Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này ít mưa khô hanh kéo dài, trời lạnh, thường có sương muối và có gió mùa Đông Bắc. Lượng mưa trung bình chỉ chiếm 13% cả năm.

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25°c, nhiệt độ cao nhất là 41,5°C và thấp nhất là 3°C vào tháng 1.

- Chế độ gió: Khu vực chịu ảnh hưởng Gió mùa Đông Bắc từ đầu tháng 9, 10 đến tháng 4, 5 năm sau, thời tiết giá lạnh, kèm theo mưa phùn, giông lốc, lốc xoáy, gây ra thiệt hại cho con người, vật nuôi, cây trồng. Mùa hè có gió mùa Đông nam chiếm tỷ lệ hơn 50%, thời tiết nóng ẩm, thường có mưa lớn. Khu vực nghiên cứu ít có bão lớn do khoảng cách xa biển (200km), bão xuất hiện về mùa hè và tốc độ gió đạt 25m/s.

- Chế độ nắng: có cường độ tương đối cao, tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Tổng lượng bức xạ cả năm đạt 125,4Kcal/cm2. Với các điều kiện này rất thuận lợi cho thảm thực vật sinh trưởng và phát triển.

* Thủy văn

Với địa hình đồi núi và độ cao trung bình từ 49,8m - 236,8m so với mặt nước biển, mạng lưới thủy văn xã gồm sông, suối và kênh đào: Sông Công chảy

từ phía Tây Nam xuống Đông Nam và là địa giới hành chính với thành phố Sông Công. Ngoài con sông trên xã còn có suối La Đà và những khe rạch đầu nguồn và hệ thống các hồ chứa nước như: Hồ Ao sen, hồ Đức Hòa, hồ Ao Miếu, hồ Đầu Phần... và các ao nhỏ. Xã có các tuyến kênh cấp 4 thuộc hệ thống kênh Núi Cốc và 3 trạm bơm điện để phục vụ sản xuất do địa bàn đồi núi ruộng bậc thang do vậy hệ thống kênh mương chưa đáp ứng được nhu cầu tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp và phòng chống lụt bão.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng thảm thực vật và hệ thực vật ở xã thịnh đức, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)