Thành phần dạng sống thực vật trong các kiểu thảm thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng thảm thực vật và hệ thực vật ở xã thịnh đức, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 56 - 59)

5. Đóng góp của luận văn

4.2.3. Thành phần dạng sống thực vật trong các kiểu thảm thực vật

Thực vật trong quá trình sinh trưởng và phát triển phải thích nghi với môi trường sống, điều này thể hiện không chỉ qua tổ hợp thành phần loài mà còn qua tổ hợp về dạng sống của nó. Kết quả điều tra thành phần dạng sống trong các kiểu thảm trình bày tại bảng 4.7.

Bảng 4.7. Tỷ lệ (%) thành phần dạng sống thực vật ở các kiểu thảm

TT Dạng sống Số loài Tỷ lệ (%)

1 Cây chồi trên mặt đất (Ph) 106 72,1

2 Cây chồi sát đất (Ch) 9 6,1

3 Cây chồi nửa ẩn (He) 16 10,9

4 Cây chồi ẩn (Cr) 9 6,1

5 Cây sống một năm (Th) 7 4,8

Hình 4.5. Biểu đồ dạng sống thực vật ở các kiểu thảm

Trong tổng số 147 loài đã xác định nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm tỷ lệ cao nhất 106 loài, chiếm 72,1%, ưu thế hơn hẳn so với các nhóm còn lại; tiếp đến là nhóm cây chồi nửa ẩn (He) với 16 loài chiếm 10,9%; nhóm cây chồi sát đất (Ch) và nhóm cây chồi ẩn (Cr) 9 loài, chiếm 6,1%; nhóm cây một năm (Th) có 7 loài chiếm 4,8%. Dạng sống (Ph) có tỷ lệ cao nhất phản ánh đặc trưng vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của xã Thịnh Đức. Qua tỷ lệ thành phần dạng sống ở bảng 4.7, có thể lập được công thức phổ dạng sống của hệ thực vật tại KVNC là: SB = 72,1Ph + 6,1Ch + 10,9He + 6,1Cr + 4,8Th.

Bảng 4.8. Tỷ lệ (%) thành phần dạng sống trong từng kiểu thảm thực vật

Dạng sống

Rừng thứ sinh Thảm cây bụi Rừng trồng Keo Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Chồi trên mặt đất (Ph) 77 77,8 68 70,8 39 75 Chồi sát đất (Ch) 6 6,1 7 7,3 2 3,9

Chồi nửa ẩn (He) 9 9,0 11 11,5 6 11,5

Chồi ẩn (Cr) 6 6,1 5 5,2 3 5,8 Cây sống một năm (Th) 1 1,0 5 5,2 2 3,8 Tổng 99 100 96 100 52 100 72.1 6.1 10.9 6.1 4.8

Cây chồi trên mặt đất (Ph) Cây chồi sát đất (Ch) Cây chồi nửa ẩn (He) Cây chồi ẩn (Cr) Cây sống một năm (Th)

Tỷ lệ thành phần dạng sống trong từng kiểu thảm thực vật ở KVNC được thống kê trong bảng 4.8 cho thấy dạng sống (Ph) cũng chiếm ưu thế.

4.2.3.1. Thành phần dạng sống thực vật ở rừng thứ sinh

Dạng sống rừng thứ sinh có 5 dạng sống cơ bản. Trong đó dạng chồi trên mặt đất (Ph) có số lượng loài cao nhất với 77 loài (chiếm 77,8 % trong tổng số loài ở rừng thứ sinh), các loài thường gặp như: Keo lá tràm (Acacia confusa), Sơn tuế (Cycas balansae), Sau sau (Liquidambar formosana), Dâu gia xoan

(Allospondias lakonensis), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Sơn rừng (Rhus succedanea),… Dạng chồi sát mặt đất (Ch) có số lượng 6 loài (chiếm 6,1%), gồm một số loài như: Củ gấu (Cyperus rotundus), Thanh táo (Justicia gendarussa), Đại bi (Blumea balsamifera). Dạng chồi nửa ẩn (He) có 9 loài (chiếm 9,0%) thường gặp là: Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Khoai môn (Colocasia esculenta), Thông đất (Lycopodiella cernua),… Dạng chồi ẩn (Cr) có 6 loài (chiếm 6,1%) như: Nghệ (Curcuma longa), Khúc khắc (Heterosmilaxgaudichaudiana), Riềng rừng (Alpinia conchigera),… Dạng sống một năm (Th) có số lượng ít nhất (1 loài, chiếm 1,0%) gồm: Cỏ lồng vực (Echinnochloa colona).

Từ số liệu trên có thể lập công thức phổ dạng sống thực vật rừng thứ sinh là: SB = 77,8Ph + 6,1Ch + 9,0He + 6,1Cr + 1,0Th

4.2.3.2. Thành phần dạng sống thực vật ở thảm cây bụi

Thảm cây bụi có 5 dạng sống cơ bản: Dạng sống chồi trên mặt đất (Ph) có 68 loài (chiếm 70,8% trong tổng số loài của thảm cây bụi), một số loài thường gặp như: Mua đồi (Melastoma candidum), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Xoan

(Melia azedarach), Trinh nữ (Mimosa pudica), Dương xỉ (Dryopteris filix - max),… Dạng sống chồi sát mặt đất (Ch) có 7 loài (chiếm 7,3 %) gồm: Thanh táo (Justicia gendarussa), Rau má (Centella asiatica), Cỏ lá tre (Centotheca lappacea),… Dạng sống chồi nửa ẩn (He) có 11 loài (chiếm 11,5 %), một số loài thường gặp như: Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Cỏ gà (Cynodon dactylon),

Khoai môn (Colocasia esculenta), Dọc mùng (Colocasia gigantea),… Dạng sống chồi ẩn (Cr) và dạng sống một năm (Th) đều có 5 loài (5,2%) như: Guột

(Dicranopteris linearis), Khúc khắc (Heterosmilaxgaudichaudiana), Cỏ tranh

(Imperata cylindrica), Tầm bóp nhỏ (Physalis minima), Dền gai (Achiranthes spinosus),…

Từ số liệu trên có thể lập công thức phổ dạng sống thực vật thảm cây bụi là: SB = 70,8Ph + 7,3Ch + 11,5He + 5,2Cr + 5,2Th

4.2.3.3. Thành phần dạng sống thực vật ở rừng trồng Keo

Ở rừng trồng Keo: Dạng sống (Ph) có số loài cao nhất (39 loài, chiếm 75% trong tổng số loài của rừng Keo), các loài thường gặp là Chó đẻ (Phyllanthus urinaria), Bùng bục (Mallotus barbatus), Màng tang (Litsea cubeba), Trinh nữ (Mimosa pudica), Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum),… Dạng sống chồi sát mặt đất (Ch) có 02 loài chiếm 3,9% như: Ích mẫu (Leonurus japonicus), Rau má (Centella asiatica). Dạng sống chồi nửa ẩn (He) có 6 loài chiếm 11,5%) như: Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ gừng (Panicum repens), Bòng bong (Lygodium flexuosum),… Dạng sống chồi ẩn (Cr) có 03 loài (chiếm 5,8%) gồm: Guột

(Dicranopteris linearis), Cỏ rác (Microstegium vagans), Kim cang lá to (Smilax ovalifolia). Dạng sống sống một năm (Th) có 2 loài (chiếm 3,8%) gồm: Đơn buốt

(Bidens pilosa), Cỏ lồng vực (Echinnochloa colona).

Từ số liệu trên có thể lập công thức phổ dạng sống thực vật rừng trồng Keo là: SB = 75Ph + 3,9Ch + 11,5He + 5,8Cr + 3,8Th.

Qua kết quả thu được có thể thấy trong các kiểu thảm thực vật nghiên cứu, dạng sống chồi trên mặt đất (Ph) có số lượng loài nhiều nhất. Điều đó đã phản ánh đặc trưng của hệ thực vật vùng khí hậu nhiệt đới của Việt Nam nói chung và xã Thịnh Đức nói riêng. Dạng cây một năm (Th) có số loài thấp nhất ở tất cả các kiểu thảm thực vật, các dạng sống khác ở mỗi kiểu thảm thực vật có số loài khác nhau, điều này có thể giải thích do sự khác nhau về điều kiện môi trường sống, nhân tố sinh thái ở quần xã đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng thảm thực vật và hệ thực vật ở xã thịnh đức, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)