Chương 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.6. Các nghiên cứu ở tỉnh Thái Nguyên
Các công trình công bố về thảm thực vật và hệ thực vật có liên quan đến khu vực ở tỉnh thái nguyên có thể nói là rất ít.
thành phần dạng sống của quần hệ savan vùng đồi núi trung du Thái Nguyên, đã đưa ra một số loại hình khoanh nuôi phục hồi và một số mô hình trồng rừng (Lim, Dẻ, Trám,...)
Nguyễn Xuân Quát (1995) [37] nghiên cứu mô hình rừng tự nhiên, mô hình vườn chè tại các vùng đồi núi thấp, đất đai bị thoái hóa mạnh của các huyện Đồng Hỷ, Phú Lương, Định Hóa, Đại Từ và thành phố Thái nguyên.
Đặng Kim Vui (2002) [49] khi nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã thống kê số họ và số loài thực vật ở từng giai đoạn phục hồi, đó là giai đoạn 1 - 2 tuổi, thành phần loài thực vật là 72 loài thuộc 36 họ; giai đoạn 3 - 4 tuổi có 65 loài thuộc 34 họ; giai đoạn 5 - 6 tuổi có 56 loài thuộc 36 họ; giai đoạn 11 - 15 tuổi có 57 loài thuộc 31 họ.
Trần Minh Hương (2003), nghiên cứu ảnh hưởng của một số thảm rừng phục hồi tự nhiên, rừng trồng đến các yếu tố sinh thái môi trường Hồ Núi Cốc đã ghi nhận được 124 loài thực vật bậc cao có mạch (dẫn theo Lê Thị Thanh Hương, 2017 [21]).
Hoàng Thị Thanh Thủy (2009) [44] Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật trong một số trạng thái thảm thực vật ở xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã thống kê được 231 loài, 176 chi, 89 họ.
Đinh Thị Phượng (2010) [34] khi nghiên cứu về một số kiểu thảm thực vật ở huyện Võ Nhai và Thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) đã điều tra được 298 loài, 224 chi thuộc 81 họ thực vật bậc cao có mạch .
Nguyễn Thị Thủy (2013) [45] Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của thảm thực vật sau nương rẫy tại xã Ký Phủ - Huyện Đại Từ - Tình Thái Nguyên.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU