Tình hình đầu tư vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần xây dựng khánh hoà (Trang 42 - 43)

c) Quy trình tổ chức hạch toán:

2.1.3.5. Tình hình đầu tư vốn kinh doanh

Vốn luôn là yếu tố quan trọng và quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bất kỳ một công ty nào muốn đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần phải có vốn. Do sản phẩm của công ty chủ yếu là các công trình, hạng mục công trình có quy mô lớn, chi phí cho việc xây dựng rất cao vì vậy cần phải có lượng vốn lớn đểđảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên khó khăn của công ty là hạn chế về vốn do các chủ đầu tư

thường chậm trễ trong việc cấp phát vốn và thanh toán cho công ty, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh thua lỗ cuả

công ty trong năm 2004. Để đảm bảo về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty phải tiến hành vay vốn ngân hàng, mà vay vốn thì phải trả lãi vay nên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Bảng 1: Bảng phân tích tình hình đầu tư vốn của công ty trong 2 năm 2004-2005 Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2004 (ngàn đồng) Năm 2005 (ngàn đồng) +/- % 1.Vốn lưu động 21.248.281 16.389.246 - 4.895.035 -22,87 2. Vốn cốđịnh 3.370.229 3.000.343 -369.886 -10,98 Tổng vốn 24.618.510 19.389.589 -5.228.921 -21,24

Nhận xét: Qua bảng phân tích trên cho thấy:

Tổng vốn đầu tư của công ty năm 2004 là 24.618.510 và năm 2005 là 19.389.589 ngàn đồng. Như vậy tổng vốn đầu tư năm 2005 giảm so với năm 2004 là 5.228.921 ngàn đồng, tương ứng với giảm 21,24%, trong đó:

- Vốn lưu động năm 2004 là 21.248.281 ngàn đồng và năm 2005 là 16.389.246, tức là vốn lưu động năm 2005 giảm so với năm 2004 là 4.895.035 ngàn đồng, tương ứng với giảm 22,87%. Việc giảm này là do năm 2005, công ty đã tổ chức tốt công tác thu hồi nợ từ khách hàng tốt, tránh được việc bị chiếm dụng vốn quá lớn. Ngoài ra, do công ty đầu tư cho xây dựng cơ bản và các khoản đầu tư

khác để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên lượng vốn ngắn hạn (chủ yếu là tiền mặt tại quỹ) giảm.

- Vốn cố định năm 2004 là 3.370.229 ngàn đồng và năm 2005 là 3.000.343 ngàn đồng, tức là vốn cố định năm 2005 giảm so với năm 2004 là 369.886 ngàn

đồng, tương ứng với giảm 10,98%. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2005 công ty tiến hành thanh lý một số tài sản hư hỏng, không cần sử dụng nữa nên TSCĐ của công ty giảm.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần xây dựng khánh hoà (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)