Kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của việc khôi phục dịch vụ đến sự hài lòng của khách hàng trường hợp tại nhà hàng sunshine thái bình (Trang 54 - 56)

CHƢƠNG 2 .THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Đánh giá ảnh hƣởng của khôi phụcdịch vụ đến sự hài lòng của khách hàng

3.2.3 Kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho 6 biến độc lập:

Mô hình sau khi đánh giá độ tin cậy còn lại 6 biến độc lập là: Giao tiếp, Huấn luyện, Ghi nhận phản hồi, Xin lỗi, Giải thích, Bồi thường vật chất với 16 biến quan sát có ý nghĩa về mặt thống kê. Các biến độc lập này sẽ tiếp tục đƣợc đƣa vào kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA.

Phân tích EFA cho 6 biến độc lập đƣợc thực hiện với giả thuyết H0: Các biến quan sát không có sự tƣơng quan nhau trong tổng thể. Kết quả phân tích thu đƣợc tóm tắt nhƣ sau:

 Kiểm định Barlett: Sig = 0.000 < 5%: Bác bỏ giả thuyết H0, các biến quan sát trong phân tích EFA có tƣơng quan với nhau trong tổng thể.

 Hệ số KMO = 0.859 > 0.5: phân tích nhân tố là cần thiết cho dữ liệu.  Có 6 nhân tố đƣợc rút trích từ phân tích EFA với:

Giá trị EigenValues của các nhân tố đều > 1: đạt yêu cầu.

Giá trị tổng phƣơng sai trích = 65.903% (> 50%): phân tích nhân tố khám phá đạt yêu cầu. Nhƣ vậy, 6 nhân tố đƣợc rút trích này giải thích cho 65,903% biến thiên của dữ liệu.

Khác biệt về hệ số tải nhân tố của các biến quan sát giữa các nhân tố đều > 0,3 cho thấy các nhân tố có giá trị phân biệt cao.

STT Biến quan sát Nhân tố Tên nhân tố 1 2 3 4 5 6 1 GT2 0.826 Giao tiếp 2 GT3 0.744 3 GT4 0.859 4 GT2 0.787 5 HL1 0.749 Huấn luyện 6 HL2 0.701 7 HL3 0.742 8 HATH1 0.827 Ghi nhận phản hồi 9 HATH2 0.783 10 XL1 0.603 Xin lỗi 11 XL2 0.785 12 GTH1 0.737 Giải thích 13 GTH2 0.613 14 DVKH1 0.699 Bồi thƣờng vật chất 15 DVKH2 0.774 16 DVKH3 0.763 Eigenvalue 6.878 2.794 1.929 1.628 0.502 1.086 Phƣơng sai trích % 65.903%

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến phụ thuộcSự hài lòng:

Thang đo về Sự hài lòng dùng để đo lƣờng sự hài lòng của khách hàng bao gồm 5 biến quan sát. Kết quả phân tích EFA cho thấy:

 5 biến quan sát đƣợc nhóm thành 1 nhân tố. Hệ số tải nhân tố (Factor loading) đều > 0,5 nên chúng có ý nghĩa thiết thực.

 Mỗi biến quan sát có sai biệt về hệ số tải nhân tố đều ≥ 0,3 nên đảm bảo sự phân biệt giữa các nhân tố.

 Thống kê Chi-square của Kiểm định Bartlett đạt giá trị mức ý nghĩa là 0.000. Do vậy, các biến quan sát có tƣơng quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Phƣơng sai trích đạt 61,411% thể hiện rằng 1 nhân tố rút ra giải thích đƣợc 61.411% biến thiên của dữ liệu nên thang đo rút ra đƣợc chấp nhận. Rút trích nhân tố với Eigenvalue = 3.071 đạt yêu cầu.

Bảng 3.6 Bảng kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc

STT Biến quan sát Nhân tố Tên nhân tố

1 1 SHL1 0.855 Sự hài lòng 2 SHL2 0.745 3 SHL3 0.792 4 SHL4 0.766 5 SHL5 0.754 Eigenvalue 3.071 Phƣơng sai trích (%) 61.411

Kết quả phân tích các nhân tố khám phá (EFA) mô hình lý thuyết:

Dựa vào kết quả phân tích EFA, các nhân tố rút trích ra của các giả thuyết nghiên cứu chính đều đạt yêu cầu. Do đó, mô hình nghiên cứu gồm 6 biến thành phần Giao tiếp, Huấn luyện, Ghi nhận phản hồi, Xin lỗi, Giải thích, Bồi thường vật chất dùng để đo lƣờng cho biến Sự hài lòng đƣợc chấp nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của việc khôi phục dịch vụ đến sự hài lòng của khách hàng trường hợp tại nhà hàng sunshine thái bình (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)