Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện yên minh tỉnh hà giang (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tộc thiểu số ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” của Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh. Với việc điều tra trực tiếp từ 150 hộ Khmer ở tỉnh Trà Vinh, 90 hộ Chăm ở tỉnh An Giang và áp dụng mô hình phân tích hồi qui tuyến tính cho thấy, các nhân tố tác động đến thu nhập bình quân/người của hộ dân tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là: trình độ học vấn của chủ hộ, trình độ học vấn

của lao động trong hộ, số nhân khẩu trong hộ, số hoạt động tạo thu nhập của hộ, độ tuổi của lao động trong hộ và tiếp cận với các chính sách hỗ trợ. Trong đó, nhân tố số nhân khẩu và độ tuổi của lao động trong hộ tỷ lệ nghịch với thu nhập bình quân/người của hộ dân tộc, nhân tố số hoạt động tạo ra thu nhập của hộ có tác động mạnh nhất đến thu nhập bình quân/người của hộ dân tộc thiểu số ở ĐBSCL. [7]

Kết quả nghiên cứu đề tài của tác giả Trần Chí Thiện về “Thực trạng và giải pháp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc vùng núi cao tỉnh Thái Nguyên”.. Tác giả và nhóm nghiên cứu đề tài cấp Bộ đã lựa chọn ba huyện Định Hóa, Đại Từ và Võ Nhai là nơi thu thập tài liệu; quy mô mẫu lựa chọn là 400 hộ; trong đó nhóm hộ nghèo 199 (58 hộ dân tộc Kinh, 115 dân tộc Tày, 26 dân tộc khác) và 201 hộ không nghèo (69 hộ dân tộc Kinh, 101 hộ dân tộc Tày và 31 hộ dân tộc khác). Nhóm nghiên cứu sử dụng Hàm sản xuất Cobb - Douglas để chỉ ra một số nguyên nhân ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình các dân tộc vùng núi cao là: tuổi bình quân của chủ hộ, học vấn; nhân khẩu; diện tích đất nông nghiệp; phương tiện sản xuất; vốn vay và hoạt động của tổ chức khuyến nông. Các biến số giải thích này đều có ý nghĩa thông kê và được nhóm nghiên cứu rút ra kết luận là các nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng đói nghèo của đồng bào dân tộc miền núi tỉnh Thái Nguyên. [8]

Bài viết “Nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân có vốn vay ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình” của 2 tác giả là Nguyễn Việt Anh và Trần Thị Thu Thủy thuộc trường ĐH Kinh Tế - ĐH Huế. Bài viết đã đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân như: điều kiện tự nhiên, loại hộ sản xuất, loại hình sản xuất cũng tác động đến thu nhập của các hộ nông dân. Qua kết quả phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nông dân thông qua mô hình Cobb-Douglas ở huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình cho thấy các yếu tố đầu vào tác động mạnh đến thu nhập của các hộ nông dân. Bên cạnh đó các yếu tố như: điều kiện tự nhiên, loại hộ sản xuất; loại hình sản xuất cũng tác động đến thu nhập của các hộ nông dân. Điều này chứng tỏ các yếu tố đầu vào được các hộ nông dân đưa vào sử dụng để phát triển sản xuất nâng cao thu nhập

và thúc đẩy kinh tế hộ phát triển. Vì thế để phát triển kinh tế hộ gia đình cần phát huy những thuận lợi và thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, từng hoạt động sản xuất. [9]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện yên minh tỉnh hà giang (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)