3.4.1 .Quan điểm về giảm nghèo của huyện Yên Minh
3.5.1. Đổi mới nhận thức và nâng cao trình độ cho lao động tại các hộnghèo
Nhận thức và trình độ lao động là hai yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại trong việc phát triển kinh tế của mỗi nông hộ. Do đó, hộ nào có năng lực thực sự mới phát triển kinh tế hộ theo quy mô sản xuất lớn. Qua thực tế điều tra ở huyện Yên Minh với 200 hộ thì có đến 96,5% số chủ hộ không có trình độ chuyên môn, các hộ sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâu năm. Điều này là một trong những nguyên nhân khiến cho thu nhập bình quân chung của các hộ nghèo là rất thấp. Chính vì vậy, để nâng cao mức thu nhập bình quân chung một hộ nông dân nghèo cần thiết phải nâng cao trình độ cho chủ hộ và các lao động trong hộ bằng cách:
Tăng cường mở lớp tập huấn ngắn hạn tại địa phương thông qua hệ thống khuyến nông, hội nông dân và các tổ chức quần chúng. Hệ thống khuyến nông và các tổ chức quần chúng là những người trực tiếp bồi dưỡng kiến thức cho chủ hộ nông dân và những nội dung sát thực với hoạt động sản xuất như vấn đề về tổ chức quản lý kinh doanh, xác định phương hướng sản xuất, tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm của hộ. Bồi dưỡng các kiến thức về KHKT, những thông tin thị trường cần thiết.
- Trình diễn các tiến bộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm thông qua các mô hình hộ sản xuất giỏi. Khi đưa kỹ thuật mới vào sản xuất không thể đảm bảo chắc chắn mang lại hiệu quả kinh tế nếu như người nông dân không có kiến thức khoa học và thành thạo kỹ thuật, công nghệ mới. Có thể làm tăng giá trị sản lượng lớn song cũng có thể gây ra thiệt hại không nhỏ cho sản xuất. Trong khi đó người nông dân ít ưa mạo hiểm, luôn có suy nghĩ “ăn chắc, mặc bền”. Họ luôn nghĩ rằng rủi ro tăng lên cùng với tiến bộ kỹ thuật, mặt khác họ có rất ít vốn và thu nhập thấp nên họ không thể dễ dàng đầu tư vốn cho cải tiến công nghệ khi mà phương pháp mới chưa chứng minh được tính hơn hẳn của nó so với phương pháp cũ trước đây. Chính vì vậy, cần phải có mô hình thực tế để hộ thấy được tính ưu việt của việc
thể xây dựng mô hình trực tiếp tại địa phương hay khuyến khích các chủ hộ đi tham quan thực tế tại các vùng có điều kiện tương đồng, có thể mở lớp thảo luận thông qua các mô hình thực tế được thu nhập có hình ảnh kèm theo.
- Đối với hoạt động sản xuất ngành nghề cần phát huy vai trò của những người đi trước có kinh nghiệm lâu năm, những nghệ nhân, thợ thủ công có tay nghề cao trong từng hộ để nâng cao trình độ cho người lao động dưới hình thức truyền nghề.
Ngoài ra, một số hình thức đào tạo khác cần được phát huy đó là thông qua việc liên kết giữa các hộ với doanh nghiệp có liên quan. Các doanh nghiệp cử cán bộ có trình độ, kiến thức trực tiếp xuống hộ, hướng dẫn chỉ đạo giúp đỡ hộ nông dân về kiến thức kỹ thuật cho sản xuất để đáp ứng đúng yêu cầu cần thiết của doanh nghiệp.
Các đối tượng được đào tạo không chỉ dành cho các chủ hộ mà còn mở rộng cho tất cả các đối tượng lao động có nguyện vọng muốn mở rộng và đầu tư sản xuất kể cả những người quản lý ở cấp cơ sở trực tiếp quản lý các hoạt động của các nông hộ như Ban chỉ đạo của các HTX, các trưởng thôn, đội trưởng sản xuất,... Song việc tổ chức đào tạo và tập huấn cho lao động cần một nguồn kinh phí. Vì vậy, phải có sự đầu tư của Nhà nước, sự quan tâm của các địa phương, hưởng ứng của các đối tượng để việc đào tạo có thể thực hiện được.