CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng về thu nhập của hộ nông dân nghèo ở huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang
3.1.3. Thực trạng về thu nhập của hộ nông dân nghèo tại các xã điều tra
3.1.3.1. Tổng thu và cơ cấu thu của các hộ nông dân nghèo
Bảng 3.6. Vốn sản xuất bình quân của các hộ nông dân nghèo năm 2018
ĐVT: Triệu đồng/năm
Chỉ tiêu
Xã Lao Và Chải Xã Hữu Vinh Xã Đông Minh Bình quân Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Tổng vốn/hộ nông dân 7,25 6,39 6,87 6,84 1. Vốn tự có 3,92 54,07 4,40 68,91 4,47 65,03 4,26 62,67 2. Vốn vay - Vay Ngân hàng 2,73 37,65 1,69 26,45 1,66 24,12 2,03 29,41 - Vay từ nguồn khác 0,60 8,28 0,30 4,69 0,78 11,3 0,56 8,09
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra)
Như vậy, qua kết quả điều tra có thể thấy, phần lớn vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra là vốn tự có, chiếm trên 50% trong tổng vốn (Đối với hộ nghèo xã Lao Và Chải, bình quân trong 100 đồng vốn sản xuất có 54,07 đồng là vốn tự có, hộ nghèo xã Hữu Vinh có 68,91 đồng và hộ nghèo xã Đông Minh là 65,03 đồng tự có, còn lại là huy động từ vốn vay. Qua đây có thể thấy, các hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Yên Minh khi sản xuất kinh doanh vẫn dựa trên vốn của mình là chính, vốn vay ít.
Trong thời gian qua, Chính phủ luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với công tác giảm nghèo và đã ban hành rất nhiều Nghị định liên quan đến chính sách tín dụng đối với người nghèo như Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày
04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cùng với các chính sách an sinh xã hội, chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo phát triển sản xuất đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần giảm nghèo. Tuy nhiên, trong cơ cấu vốn sản xuất của các hộ điều tra, tỷ lệ vốn vay vẫn còn thấp. Thực tế điều tra cho thấy, hộ nghèo luôn mong muốn được tiếp cận với vốn vay ưu đãi để xây dựng nhà cửa, cho con học hành, phát triển kinh tế, học nghề hoặc xuất khẩu lao động. Nhiều hộ nghèo rất cần có vốn làm ăn, nhưng với số vốn ưu đãi tối đa thấp, hộ nghèo không thể đầu tư chuồng trại, con giống. Bản thân họ cũng sợ dịch bệnh, thiên tai không thu hoạch được nên không dám vay. Có nhiều hộ dám nghĩ dám làm, nhưng khi vay vốn, ngân hàng tiến hành khảo sát thực tế, đánh giá điều kiện không thể cho vay được đành thôi. Trong thời gian gần đây, chăn nuôi thua lỗ, nhiều hộ đã vay ngân hàng để chăn nuôi, đến khi giá xuống thấp các hộ gặp khó khăn trong việc trả nợ… Bên cạnh đó, còn có tình trạng một số hộ nông dân nghèo khác mong muốn được vay vốn, nhưng mục đích không phải làm ăn, mà vay hộ người khác, vay để trả nợ các khoản tiêu dùng hay để trả các khoản nợ trước nên khi kiểm tra, phát hiện không đủ điều kiện cho vay, ngân hàng cũng không thể cho vay. Một số hộ nông dân nghèo là đơn thân, tuổi cao nên cũng không nằm trong đối tượng cho vay phát triển kinh tế.
Ngoài ra, các hộ nghèo này còn được tiếp cận vốn vay từ một số nguồn khác như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh…. Và việc vay vốn từ những nguồn này diễn ra khá thường xuyên. Giá trị vay có thể không lớn, mang tính chất tạm thời nhưng đã giúp các hộ nghèo giải quyết được một số công việc trước mắt mà không mất nhiều thời gian và thủ tục vay vốn như: thanh toán tiền giống cây trồng, vật nuôi, chi phí phân bón,…
* Thu từ trồng trọt
Trong những năm qua, với phương châm “Phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững” được huyện Yên Minh đẩy mạnh thực hiện đã đem lại những kết quả quan trọng trong sự phát triển kinh tế- xã hội
ở địa phương nói chung, nâng cao hiệu quả sản xuất cho các hộ nông dân nghèo nói riêng. Qua bảng 3.7 có thể thấy, giá trị sản lượng các hộ điều tra thu được từ trồng trọt bình quân 1 năm đạt 6.996,44 nghìn đồng. Trong đó, các hộ điều tra xã Lao Và Chải thu được giá trị sản lượng từ trồng trọt là lớn nhất, đạt 7.349,13 nghìn đồng và Hữu Vinh là xã có các hộ điều tra thu được từ trồng trọt là thấp nhất, 6.668 nghìn đồng. Các loại cây trồng trên địa bàn khá đa dạng, gồm nhiều loại như: lúa, Đậu tương, ngô, mía,…Cụ thể:
Về cây lúa: cây lúa vẫn là cây trồng chủ yếu của các hộ điều tra. Diện tích trồng lúa của các hộ điều tra bình quân là 0,091ha lúa xuân và 0,072ha lúa mùa. Tuy nhiên, năng suất lúa xuân bình quân của các hộ điều tra chỉ đạt 52,37 tạ/ha, lúa mùa đạt 49,20 tạ/ha, trong đó, xã Hữu Vinh có năng suất trồng lúa cao hơn 2 xã còn lại (năng suất lúa xuân 54,92 tạ/ha, lúa mùa 51,11 tạ/ha) nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với năng suất bình quân chung của cả huyện là 65,6 tạ/ha. Do vậy, giá trị sản lượng từ cây lúa mang lại không nhiều, chỉ đạt bình quân 4.400,48 nghìn đồng/ hộ/ năm.
Về cây Đậu tương: Đậu tương là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, năng suất bình quân các hộ điều tra đạt được đối với loại cây là 15,48 tạ/ha. Tuy nhiên, diện tích trồng loại cây này còn rất thấp, trung bình chỉ có 0,019 ha. Trong đó, giá trị sản lượng loại cây này mang lại chỉ đạt bình quân 607,6 nghìn đồng.
Bảng 3.7: Kết quả sản xuất ngành trồng trọt bình quân các hộ điều tra năm 2018
Cây trồng Xã Lao Và Chải Xã Hữu Vinh Xã Đông Minh Bình quân chung
DT (ha) NS (tạ/ha) SL (Tạ) GTSL (1000đ) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (Tạ) GTSL (1000đ) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (Tạ) GTSL (1000đ) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (Tạ) GTSL (1000đ) - Lúa xuân 0,101 50,73 5,12 2.818,80 0,089 54,92 4,91 2.722,12 0,084 51,47 4,32 2.383,64 0,091 52,37 4,79 2.641,52 - Lúa mùa 0,075 48,96 3,67 1.870,39 0,070 51,11 3,58 1.782,04 0,070 47,31 3,33 1.657,61 0,072 49,20 3,53 1.770,01 - Đậu tương 0,022 15,48 0,34 686,64 0,016 17,38 0,28 556,16 0,018 16,33 0,29 580 0,019 16,4 0,3 607,6 - Ngô 0,024 37,67 0,9 630 0,027 35,7 0,96 674,73 0,035 38,06 1,33 932,47 0,029 36,47 1,06 761,24 - Mía 0,014 282,07 3,95 789,80 0,007 286,22 2,0 400,00 0,017 290,12 4,93 986,41 0,013 286,80 3,63 725,4 Rau các loại 0,018 61,5 1,11 553,5 0,017 62,7 1,06 532,95 0,013 59,6 0,77 387,4 0,016 61,27 0,98 490,67 Tổng 0,254 7.349,13 0,226 6.668 0,237 6.927,53 0,24 6.996,44
Về cây ngô: từ vụ đông năm 2018, các hộ điều tra cũng khá đầu tư vào loại cây trồng này, thể hiện ở diện tích đất trồng ngô khá nhiều (Bình quân 0,029/0,24 ha, tức khoảng 12% trong tổng diện tích đất trồng cây nông nghiệp), năng suất bình quân đạt 36,47 tạ/ha . Trong đó, Đông Minh là xã trồng nhiều ngô nhất do Đông Minh là 1 trong 5 xã đầu tiên trên địa bàn huyện triển khai trồng cây ngô lai từ năm 2015, chính vì thế các hộ nông dân trong xã có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất loại cây trồng này nên đã mạnh dạn trong việc dành nhiều diện tích đất trồng ngô, bình quân khoảng 0,035 ha/0,237 ha diện tích trồng cây nông nghiệp của xã. Loại cây trồng này mang lại giá trị bình quân khoảng 761,24 nghìn đồng/ hộ/ năm.
Đối với mía: đây là loại cây màu có giá trị kinh tế cao, thời gian thu hoạch ngắn ngày. Loại cây trồng này đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cao, tuy nhiên năng suất mang lại lớn. Kết quả điều tra cho thấy, bình quân mỗi hộ điều tra dành 0,013 ha diện tích đất để trồng loại cây này, năng suất bình quân đạt 286,80 tạ/ ha, mỗi năm mang lại cho hộ điều tra khoảng 725,4 nghìn đồng. Có thể thấy rằng, việc đưa cây mía vào trồng đã và đang góp phần thay đổi tập quán sản xuất mở ra hướng đi mới cho các hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất canh tác, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn trong huyện.
Về rau màu: qua bảng số liệu có thể thấy, hiệu quả từ sản xuất rau màu của các hộ điều tra không cao. Trong khi diện tích đất các hộ bỏ ra để trồng trọt rau màu là không nhỏ, bình quân khoảng 0,016ha thì giá trị sản lượng mà rau màu mang lại cho các hộ chỉ khoảng 490,67 nghìn đồng/năm. Các hộ điều tra chủ yếu trồng rau màu để đáp ứng nhu cầu thực phẩm hàng ngày, chỉ có một số ít được tiêu thụ tự do ra ngoài, nhưng cũng thường xuyên bị tư thương ép giá.
Như vậy, có thể thấy rằng, trong cơ cấu cây trồng của các hộ điều tra vẫn chủ yếu là cây lúa. Các loại cây mang lại năng suất, giá trị kinh tế cao cũng bắt đầu được các hộ quan tâm đầu tư tuy nhiên tỷ trọng các loại cây trồng này trong cơ cấu cây trồng của các hộ vẫn còn rất thấp. Do vậy, trong thời gian tới chính quyền
cấu, chuyển đổi những cây trồng năng suất thấp, kém hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, có giải pháp đảm bảo đầu ra cho các hộ nông dân nghèo.
* Chăn nuôi
Cũng như các hộ nông dân khác trên địa bàn huyện Yên Minh, thế mạnh ngành chăn nuôi của cac hộ nông dân nghèo được điều tra vẫn là con lợn và gia súc.
Qua bảng 3.8 ta thấy, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi bình quân của các hộ điều tra là 9.318,39 nghìn đồng. Trong đó, các hộ điều tra xã Đông Minh có được giá trị sản xuất từ chăn nuôi là cao nhất, đạt 10.181,4 nghìn đồng, xã có giá trị sản lượng chăn nuôi thấp nhất là xã Lao Và Chải, chỉ đạt 9.418,83 triệu đồng.
Về chăn nuôi lợn: Bình quân, mỗi năm các hộ điều tra thu được khoảng 5.512,5 nghìn đồng từ chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do sự biến động giá cả thị trường và dịch bệnh, khiến cho việc chăn nuôi lợn của các hộ gặp nhiều khó khăn và đặt ra nhiều thách thức. Trước đây, các hộ chủ yếu sử dụng phụ phẩm nông nghiệp hoặc thả rông để chăn nuôi lợn, lãi không đáng là bao nhưng ít khi thua lỗ; chất lượng thịt thơm ngon, không lo ế ẩm.
Về chăn nuôi trâu, bò: trước đây, việc chăn nuôi trâu, bò chủ yếu để lấy sức kéo, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhưng hiện nay việc chăn nuôi trâu, bò chủ yếu để sinh sản và cung cấp thịt cho thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân. Tuy nhiên, thực tế các hộ điều tra là những hộ nghèo, còn hạn chế về vốn do vậy chưa đầu tư nhiều vào loại vật nuôi này, mô hình sản xuất nhỏ lẻ, bình quân, mỗi năm mỗi hộ chỉ thu được 765,39 nghìn đồng từ chăn nuôi trâu, bò. Đặc biệt, các hộ điều tra xã Hữu Vinh hầu như không có hộ nào chăn nuôi loài gia súc này. Chính vì vậy, chính quyền địa phương cần khuyến khích người dân chăn nuôi loài gia súc có giá trị kinh tế cao này, đồng thời cần có giải pháp hỗ trợ về vốn cho các hộ đầu tư chăn nuôi.
Đối với gà thịt và các loại gia cầm khác: việc chăn nuôi gia cầm vẫn chủ yếu tận dụng nguồn sản phẩm từ trồng trọt để tăng gia sản xuất mà chưa mở rộng sản xuất, sản xuất nhỏ lẻ. Bởi vậy, chủ yếu nguồn thực phẩm này phục vụ cho nhu cầu gia đình, số lượng ít còn lại mang ra chợ bán để kiếm thêm thu nhập.
Bảng 3.8: Kết quả chăn nuôi bình quân các hộ điều tra năm 2018
Vật nuôi
Xã Lao Và Chải Xã Hữu Vinh Xã Đông Minh Bình quân
SL (con) Sản/L (kg) GTSL (1000đ) SL (con) Sản/L (kg) GTSL (1000đ) SL (con) Sản/L (kg) GTSL (1000đ) SL (con) Sản/L (kg) GTSL (1000đ) Lợn thịt 0,97 70 5.101,0 1,03 70 5.400,0 1,15 70 6.012,6 1,05 70 5.512,5 Trâu, bò 0,12 150 2.769,23 0.17 150 3.825,0 0,13 150 2.925,0 0,14 150 3.150,0 Gà thịt 5,16 2 1.548,0 7,15 2 2.145,0 6,3 2 1.890,0 6,2 2 1.860,0 Tổng 9.418,83 11.370,0 10.827,6 10.181,4
* Thu từ ngành nghề - buôn bán dịch vụ
Các ngành nghề và dịch vụ ở huyện Yên Minh rất phong phú và đa dạng. Bên cạnh việc sản xuất nông nghiệp, các hộ có thể kết hợp làm thêm một số nghề phụ như may gang tay, khẩu trang, làm tranh tre, mây tre đan, thợ xây, gò đồng nhôm, nấu rượu… Một số hộ không có nghề phụ có thể buôn bán nhỏ. Tuy nhiên, khả năng buôn bán, cung cấp dịch vụ lại phụ thuộc vào trình độ dân trí, sự nhạy bén và năng động của các hộ trong khi các hộ điều tra lại là những hộ nghèo, thiếu thốn về điều kiện kinh tế, kết hợp với năng lực và trình độ hạn chế, kém nhạy bén với thị trường vì vậy giá trị khoản thu từ hoạt động này chưa cao. Kết quả sản xuất ngành nghề - BBDV được tổng hợp trong bảng 3.9. Bình quân mỗi năm mỗi hộ điều tra thu được từ ngành nghề - BBDV là 3.062,24 nghìn đồng, chiếm 14,68% gía trị tổng thu của các hộ điều tra. Trong đó, các hộ điều tra xã Hữu Vinh có giá trị thu được từ hoạt động này là cao nhất, đạt 3.550,80 nghìn đồng 1 năm, và xã Lao Và Chải có giá trị thu được là thấp nhất, chỉ đạt khoảng 2.425,30 nghìn đồng. Đây là hoạt động có tiềm năng kinh tế cao do vậy trong thời gian tới các hộ điều tra cần khai thác hơn nữa nguồn thu từ hoạt động này.
* Cơ cấu thu của các hộ điều tra
Qua bảng 3.9 cho thấy, tổng thu bình quân 1 hộ 1 năm là 20.582,39 nghìn đồng. Trong đó, thu từ sản xuất nông nghiệp là 17.520,15 nghìn đồng, chiếm 85,12% trong tổng thu và thu từ ngành nghề - BBDV là 14,88%. Xét theo từng xã, số thu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp không có sự chênh lệch nhiều giữa các xã.
Trong số thu được từ sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng giữa giá trị sản lượng thu được từ trồng trọt và chăn nuôi của các hộ điều tra là nghiêng về phía chăn nuôi nhiều hơn. Tỷ trọng giá trị sản lượng thu được từ trồng trọt bình quân chiếm 39,85% trong tổng số thu từ hoạt động nông nghiệp, còn lại là từ chăn nuôi(60,15%). Cơ cấu này cho thấy các hộ đã có sự chuyển biến trong cơ cấu đầu tư vào các ngành nghề đem lại giá trị cao, cho thấy sự chuyển biến tích cực trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Bảng 3.9: Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra năm 2018
Chỉ tiêu
Xã Lao Và Chải Xã Hữu Vinh Xã Đông Minh Bình quân chung
GTSL (1000đ) Cơ cấu (%) GTSL (1000đ) Cơ cấu (%) GTSL (1000đ) Cơ cấu (%) GTSL (1000đ) Cơ cấu (%)
Tổng thu 19.193,26 100,00 21.588,80 100,00 20.965,75 100,00 20.582,39 100,00 1. Thu từ SX nông nghiệp 16.767,96 87,36 18.038,00 83,55 17.755,13 84,69 17.520,15 85,12 Trồng trọt 7.349,13 43,83 6.668,00 36,97 6.927,53 39,02 6.981,54 39,85 - Lúa xuân 2.818,80 38,36 2.722,12 40,82 2.383,64 34,41 2.641,52 37,84 - Lúa mùa 1.870,39 25,45 1.782,04 26,73 1.657,61 23,93 1.770,01 25,35 - Đậu tương 686,64 9,34 556,16 8,34 580,00 8,37 607,60 8,70 - Ngô 630,00 8,57 674,73 10,12 932,47 13,46 745,73 10,68 - Mía 789,80 10,75 400,00 6,00 986,41 14,24 725,40 10,39 -Rau các loại 553,50 7,53 532,95 7,99 387,40 5,59 491,28 7,04 Chăn nuôi 9.418,83 56,17 11.370,00 63,03 10.827,60 60,98 10.538,61 60,15 Lợn thịt 5.101,00 54,16 5.400,00 47,49 6.012,60 55,53 5.504,53 52,23 Trâu, bò 2.769,23 29,40 3.825,00 33,64 2.925,00 27,01 3.173,08 30,11 Gà thịt 1.548,00 16,44 2.145,00 18,87 1.890,00 17,46 1.861,00 17,66 3. Ngành nghề - BBDV 2.425,30 12,64 3.550,80 16,45 3.210,62 15,31 3.062,24 14,88
Xét trong nội bộ ngành có thể thấy:
Đối với ngành ngành trồng trọt: cây trồng chính của các hộ vẫn chủ yếu là cây lúa, chiếm hơn 63,19 % trong tổng thu từ trồng trọt. Ngoài ra, các hộ còn sản xuất thêm một loại cây trồng khác như Đậu tương, ngô, mía và rau các loại. Đây là