tỉnh Hà Giang
3.3.1. Yếu tố chủ quan
a. Nguồn lực
Các yếu tố về nguồn lực của các hộ nông dân nghèo gồm yếu tố về đất đai và yếu tố về vốn.
Đối với yếu tố đất đai: đa số các hộ nông dân nghèo có diện tích đất canh tác là thấp (bình quân khoảng 2.770,45 m2/hộ), thêm vào đó, chất lượng đất cũng không được tốt, do vậy sản lượng lúa đạt được chưa cao. Diện tích đất ít nhưng số thửa bình quân/ hộ cao, trung bình khoảng 4,71 thửa/ hộ nên khó tập trung được ruộng đất để sản xuất, việc áp dụng các phương tiện cơ giới khó khăn, do vậy các hộ mất thêm nhiều chi phí và thời gian cho việc canh tác.
Đối với yếu tố về vốn: các hộ nông dân cần vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp, mở rộng ngành nghề, dịch vụ,… Mức đầu tư vốn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của hộ nông dân nhưng không có nghĩa cứ đầu tư nhiều vốn thì sẽ mang lại thu nhập cao cho các hộ nông dân. Nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác mới đem lại được hiệu quả trong đầu tư sản xuất của nông hộ.
Nguồn vốn hiện nay của các hộ không phải chỉ có vốn tự có mà còn huy động cả từ vốn vay của ngân hàng dựa vào các chính sách hỗ trợ hàng năm của Chính phủ, tuy nhiên muốn tiếp cận nguồn vốn này còn phụ thuộc vào khả năng đáp ứng điều kiện vay vốn của nông hộ. Kết quả điều tra cho thấy, trong cơ cấu vốn sản xuất của các hộ thì chỉ có bình quân khoảng 37,5% là vốn vay, còn lại là phụ thuộc vào vốn tự có do vậy nhiều hộ bị hạn chế về vốn trong đầu tư.
b. Trình độ học vấn
Đa số các hộ nông dân nghèo có trình độ học vấn thấp, chủ yếu mới tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở. Cụ thể, theo kết quả điều tra, trong tổng số 200 hộnghèo được điều tra chỉ có 10,26% số chủ hộ có trình độ THPT, 46,67% chủ hộ có trình độ THCS, còn lại là trình độ tiểu học. Trình độ học vấn của các chủ hộ thấp dẫn đến năng lực tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh của các hộ thấp, sản xuất
Trong khi đó, các hộ nông dân nghèo kiến thức làm nông nghiệp hiện đạilại ít được cập nhật cộng với trình độ nhận thức lạc hậu nên sản phẩm làm ra kém chất lượng. Trình độ nhận thức của các hộ nghèo hạn chế cũng ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền cũng như mở các lớp hướng dẫn sản xuất kinh doanh trở nên kém hiệu quả.
Bên cạnh đó, các hộ chưa mạnh dạn đầu tư vào các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Một số hộ nông dân nghèo chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư cho giáo dục và y tế, chi tiêu cho các hoạt động hiếu hỷ còn nhiều.
Nhiều hộ vẫn có tư tưởng sinh nhiều con để có thêm người làm, do vậy làm cho nhân khẩu các hộ tăng lên trong khi số lượng và chất lượng lao động của hộ thấp. Thực tế điều tra cho thấy, bình quân nhân khẩu của các hộ là 5,62 nhân khẩu/ hộ nhưng bình quân lao động của mỗi hộ chỉ là 2,72 lao động/ hộ. Điều này dẫn đến thu nhập theo nhân khẩu thấp của các hộ thấp, tỷ lệ đói nghèo cao.
3.3.2. Yếu tố khách quan
a. Chế độ, chính sách của nhà nước và các cơ quan liên quan
Hiện nay, các hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Yên Minh đã và đang được hưởng lợi từ các chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước như: các dự án xóa đói giảm nghèo, các chương trình dự án về khuyến nông, chương trình đào tạo nghề, chương trình cho vay vốn giải quyết việc làm,…Các chương trình và dự án trên thực sự đã góp phần thiết thực trong phát triển kinh tế hộ nông dân nghèo của huyện. Nó không chỉ hỗ trợ về vốn mà còn nâng cao năng lực, sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật, về cách quản lý sản xuất kinh doanh của hộ nông dân nghèo.
Thực hiện chủ chương, đường lối của Đảng và Nhà nước, trong thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành nhiều Nghị quyết, chủ trương, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; phát triển khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp làng nghề, đa nghề; phát triển thương mại dịch vụ, nông nghiệp; xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng; chuyển dịch miễn phí cho hộ nghèo, hỗ trợ vay vốn thông qua Quỹ quốc gia, ngân hàng chính sách xã hội, vốn của các tổ chức quốc tế, của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, của gia đình, dòng họ và của cộng đồng; tập huấn
hàng loạt các giải pháp đồng bộ nêu trên, chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết vấn đề phân hóa giầu nghèo đã thu nhiều kết quả thiết thực.
Bên cạnh những kết quả đạt được, có thể thấy các chế độ, chính sách liên quan đến hỗ trợ các hộ nông dân nghèo vẫn bộc lộ một số bất cập, điển hình như: Các chính sách hỗ trợ người nghèo của các chương trình giảm nghèo chưa coi trọng chính sách hỗ trợ người nghèo việc đa dạng hóa sinh kế. Chưa có chính sách khuyến khích và hỗ trợ người nghèo, cận nghèo, để giúp họ chủ động vươn lên thoát nghèo, làm giàu. Một số chính sách ban hành mang tính ngắn hạn, tình thế, nên chưa tập trung đúng mức vào giải quyết nguyên nhân của đói nghèo. Các chính sách cũng chưa thật sự hướng vào mục tiêu nâng cao năng lực thị trường cho người nghèo và hỗ trợ họ tiếp cận thị trường, mà còn mang nặng tính bao cấp nên phát sinh tư tưởng ỷ lại của các cấp cũng như của người nghèo, tạo ra xu hướng nhiều địa phương, hộ dân muốn được vào danh sách nghèo để được trợ giúp, không chủ động, linh hoạt trong sản xuất kinh doanh…
b. Cơ sở hạ tầng của địa phương
Khi nói đến cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phục vụ phát triển kinh tế không thể không nhắc tới các hạng mục công trình như: đường giao thông nông thôn, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống điện,....Trong đó, hệ thống công trình thủy lợi, giao thông nông thôn là cơ sở hạ tầng quan trọng bậc nhất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Hạ tầng kỹ thuật thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng làm tăng năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thủy sản và các ngành kinh tế khác, đồng thời cũng góp phần phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác. Hệ thống giao thông nông thôn phát triển sẽ tác động tích cực đến việc thực hiện các chương trình cơ giới hóa trong phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, nông sản, giao lưu, buôn bán, đi lại của của các hộ nông dân được thuận lợi.
Thực tế cho thấy, hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện còn nhiều hạn chế, yếu kém. Trên địa bàn huyện còn có nhiều tuyến đường giao thông nông
kinh tế của các địa phương nói chung và các hộ nông dân nói riêng.
Bên cạnh đó, việc quy hoạch hạ tầng kinh tế kỹ thuật nông thôn chưa coi hạ tầng thủy lợi là một hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, do đó thiếu sự đồng bộ. Nước thải các khu công nghiệp, làng nghề, dân cư gây ô nhiễm nguồn nước tưới trong các hạ tầng thủy lợi. Phát triển đường giao thông, quy hoạch các dân cư mới chia cắt hệ thống kênh mương... Điều đó dẫn đến các công trình thủy lợi xuống cấp nhanh, hiệu quả khai thác kém, ảnh hưởng tới việc cấp thoát nước tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân.,...
Nhận thức được mức độ tác động của cơ sở hạ tầng đến việc nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nói chung và hộ nông dân nghèo nói riêng. Từ đầu năm 2018, một số xã trên địa bàn huyện đã đẩy mạnh việc triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp như xã Đông Minh, Na Khê, Du Tiến và Ngam La với kinh phí trên 18 tỷ đồng. Năm 2017, huyện Yên Minh có 7 xã là: Lao Và Chải, Sủng Cháng ,Đông Minh, Na Khê, Du Tiến, Ngam La và Hữu Vinh có kế hoạch đầu tư xây dựng với khối lượng: Kiên cố hóa 3.900 m kênh mương, xây cầu, cống 58 chiếc, xây 2 trạm bơm, làm 18.136,5m đường giao thông nội đồng. Kinh phí đầu tư khoảng 10,8 tỷ đồng đang được huyện Yên Minh đôn đốc triển khai. Với việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của các xã sẽ là cơ hội cho các hộ nông dân nghèo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
c. Nguồn nhân lực cho công tác giảm nghèo
Thực tế hiện nay công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiệu quả còn thấp; các hình thức dạy nghề chưa phù hợp, chưa góp phần thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu của người dân. Lao động địa phương chủ yếu là chưa qua đào tạo, không có tay nghề, nên rất khó tạo được việc làm tại chỗ cũng như tham gia thị trường lao động trong và ngoài nước. Đội ngũ cán bộ có chuyên môn kỹ thuật chưa có hoặc chưa đủ để có thể hướng dẫn người dân tiếp thu và áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, nên chưa đưa được các chương trình hỗ trợ dịch vụ sản xuất, khuyến nông, lâm, thú y, bảo vệ thực vật đến với người dân.
3.4. Quan điểm, mục tiêu nâng cao thu nhập hộ nông dân nghèo huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang
Căn cứ vào Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XIX và Đại hội Đảng bộ huyện Yên Minh lần thứ XXI, quan điểm chỉ đạo công tác xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân nghèo trong thời gian tới như sau: