Thực trạng việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh tại trường mầm non

Một phần của tài liệu Chương i: cơ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN của đề tài (Trang 30 - 37)

lớn trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh tại trường mầm non Phong Châu - thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ.

Kết quả điều tra bằng An két như sau:

* Bảng 1.1: Kết quả khảo sát trình độ 6 giáo viên lớp mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) ở trường mầm non Phong Châu.

Tuổi

Dưới 25 tuổi Từ 25 tuổi đến 35 tuổi Từ 36 tuổi đến 45 tuổi Từ 45 tuổi trở lên SL % SL % SL % SL % 1 16,67 4 66,67 1 16,67 0 0 Trình độ chuyênmôn

Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp

SL % SL % SL % SL % 0 0 1 16,67 5 83,33 0 0 Thâm niên công tác Dưới 5 năm Từ 6 – 10 năm Từ 11 – 15

năm Trên 16 năm

SL % SL % SL % SL %

2 33,33 3 50 0 0 1 16,67

Phần lớn đội ngũ giáo viên mẫu giáp lớn 5 - 6 tuổi có trình độ trung cấp

(chiếm 83,33% ) một giáo viên có trình độ cao đẳng (chiếm 16,67%). Điều này cho thấy trình độ chuyên môn của giáo viên mầm non đạt tiêu chuẩn. Và các giáo viên mầm non lớp 5 - 6 tuổi hiện nay đang theo học các lớp Đại học nhằm nâng cao kiến thức nhằm mục đích nuôi dạy các cháu tốt hơn.

Nhìn chung các giáo viên đều có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình với công việc, chịu khó tìm tòi sáng tạo những hình thức đổi mới hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo, áp dụng những tiến bộ khoa học giáo dục vào giảng dạy. Tuy nhiên số lượng giáo viên đang trong thời kỳ sinh nở, nuôi con nhỏ, thêm vào đó do tính chất công việc của giáo viên mầm non phải có mặt tại trường từ sáng sớm, sau đó phải làm việc liên tục từ sáng sớm tới chiều (lên tiết học, cho trẻ ăn, ngủ, vệ sinh...) nên các cô thường rất mệt mỏi, không còn thời gian và tâm chí để nghĩ thêm các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ một cách có hiệu quả.

* Bảng 1.2: Kết quả khảo sát tác dụng của việc phát huy tính tích cực nhận thức trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh đối với trẻ.

Tác dụng Số ý kiến lựa chọn Tỷ lệ %

Trẻ tích cực, chủ động tham gia các hoạt

động khám phá thiên nhiên vô sinh 26 100 Phát triển cho trẻ kỹ năng sử dụng các

giác quan và các thao tác tư duy 26 100 Giúp trẻ tiếp thu thêm nhiều tri thức về

thiên nhiên vô sinh 26 100

Tác dụng khác: giáo dục đạo đức, thẩm

mỹ, lao động… 21 80,76

Tất cả các giáo viên cho rằng phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh có tác dụng giúp trẻ tích cực,

chủ động tham gia các hoạt động cùng cô và bạn, rèn luyện cho trẻ kỹ năng sử dụng các giác quan và phát triển các thao tác tư duy cho trẻ. 21/26 giáo viên (chiếm 80,76%) cho rằng phát huy tính tích cực nhận thức trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh ngoài những tác dụng còn có các tác dụng khác như giáo dục thẩm mỹ cho trẻ (dạy cho trẻ biết yêu vẻ đẹp thiên nhiên, mong muốn tạo ra cái đẹp và bảo vệ cái đẹp…), giáo dục đạo đức (yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước…), giáo dục lao động (dạy cho trẻ biết ý nghĩa của đất, nước, cát, sỏi… với lao động…). Điều đó cho thấy các giáo viên đã nhận thức đúng tác dụng của phát huy tính tích cực nhận thức trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh đối với trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi.

* Bảng 1.3: Kết quả khảo sát vai trò của việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh.

Vai trò Số ý kiến lựa chọn Tỷ lệ %

Rất quan trọng 5 83,33

Quan trọng 1 16,67

Bình thường 0 0

Không quan trọng 0 0

Dựa vào kết quả cho thấy: Đa số giáo viên cho rằng phát huy tính tích cực nhận thức trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ 5 - 6 tuổi (5/6 ý kiến đồng ý, chiếm 83,33% tổng số giáo viên) có 1/6 ý kiến (chiếm 16,66%) cho rằng phát huy tính tích cực nhận thức trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là quan trọng. Không có ý kiến nào cho rằng việc phát huy tính tích cực nhận thức trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh cho trẻ là bình thường và cũng không có ý kiến tuyệt đối hóa vai trò phát

huy tính tích cực nhận thức trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Như vậy, phát huy tính tích cực nhận thức trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh cho trẻ mẫu giáo nhỡ 5 - 6 tuổi có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Do đó cần phải có biện pháp thích hợp để công tác giáo dục cho trẻ đạt hiệu quả cao.

* Bảng 1.4: Những biện pháp giáo viên sử dụng để phát huy tính tích cực cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh.

STT Biện pháp Kết quả

SL %

1 Xây dựng môi trường hoạt động phong phú,

hấp dẫn 5 83.3

2 Sử dụng trò chơi và các yếu tố chơi 3 50 3 Sử dụng hệ thống câu hỏi kích thích trẻ trả lời 4 66.7

* Bảng 1.5: Mức độ giáo viên sử dụng các biện pháp.

STT Biện pháp Thường xuyên Không thường xuyên Không bao giờ SL % SL % SL % 1

Xây dựng môi trường hoạt động phong phú, hấp dẫn 3 50 3 50 50 0 2 Sử dụng trò chơi và các yếu tố chơi 2 33,3 4 66,7 0 0 3 Sử dụng hệ thống câu hỏi kích thích trẻ trả lời 1 16,7 5 83,3 0 0

Các biện pháp trên được nhiều giáo viên áp dụng thường xuyên, họ cho rằng đây là những biện pháp quan trọng để phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh.

Kết quả này cho thấy, giáo viên mầm non cũng quan tâm, sử dụng các biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh. Tổ chức các trò chơi và các yếu tố chơi trong khi hoạt động cũng như dùng hệ thống câu hỏi phù hợp để kích thích trẻ tự trả lời, tự tư duy…

* Bảng 1.6: Kết quả khảo sát thời điểm thường được giáo viên sử dụng để phát huy tính tích cực cho trẻ và mức độ tổ chức.

Thời điểm tổ chức

Mức độ và số ý kiến lựa chọn

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

SL % SL % SL %

Hoạt động học có chủ

đích 6 100 0 0 0 0

Hoạt động ngoài trời 6 100 0 0 0 0 Tham quan, dạo chơi 5 83,33 1 16,67 0 0

Hoạt động góc 3 50 3 50 0 0

Giờ hoạt động buổi

chiều 3 50 2 33,33 1 16,67

Qua khảo sát cho thấy thời điểm tổ chức giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi được giáo viên sử dụng linh hoạt và được sử dụng nhiều nhất trong hoạt động có chủ đích và hoạt động ngoài trời ( chiếm 100% ), bên cạnh đó giáo viên đã tích hợp vào trong hoạt động dạo chơi, tham quan (chiếm 83,33%).

Trong hoạt động góc và hoạt động buổi chiều chỉ có 3/6 giáo viên thường xuyên sử dụng các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ, 3/6 giáo viên (chiếm 50%) chọn mức độ thỉnh thoảng. Chỉ có 1/6 giáo viên chọn mức độ không bao giờ (chiếm 16,67%) trong giờ hoạt động buổi chiều.

* Bảng 1.7: Kết quả khảo sát những khó khăn mà giáo viên thường gặp khi tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi khám phá thiên nhiên vô sinh.

Khó khăn Số ý kiến lựa chọn Tỉ lệ %

Lớp quá đông trẻ 5 83,33

Không gian chật chội 3 50

Thời gian cho trẻ hoạt động ít 5 83,33

Trẻ ít hứng thú tham gia vào hoạt động 5 83,33 Năng lực tổ chức của giáo viên hạn chế 4 66,7

Các ý kiến khác 0 0

Theo kết quả khảo sát thì đa số giáo viên gặp khó khăn khi tổ chức hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh cho trẻ là do lớp quá đông trẻ, thời gian cho trẻ hoạt động ít và trẻ ít hứng thú tham gia vào hoạt động (5/6 giáo viên, chiếm tỷ lệ 83,33%). Một số giáo viên khác gặp khó khăn do không gian chật chội (không gian cho trẻ hoạt động chật chội). Khi trẻ tham gia vào hoạt động trẻ rất hiếu động nên giáo viên vừa tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động, vừa phải lo quản lớp. Vì vậy hiệu quả giáo dục chưa thực sự đạt được hiệu quả cao.

Qua khảo sát thực trạng phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh ở trường mầm non Phong Châu - thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ, tôi thấy rằng việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ ngày càng được quan tâm hơn, môi trường giáo dục, trình độ giáo viên trở thành đối tượng ưu tiên đầu tư của giáo dục. Giáo viên mầm non đã nhận thức được vai trò quan trọng của việc tổ chức hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh đối với việc phát triển nhận thức của trẻ cũng như phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ. Hầu hết các giáo viên đã biết sử dụng các biện pháp để phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu

giáo lớn trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh. Tuy nhiên một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ và đúng về các biện pháp, mức độ sử dụng các biện pháp của giáo viên không giống nhau và hiệu quả đạt được chưa cao. Trên thực tế, việc tổ chức hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh cho trẻ vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Đây là một lĩnh vực không hoàn toàn mới nhưng phần lớn giáo viên vẫn gặp khó khăn khi tổ chức hoạt động này. Một mặt do giáo viên chưa có những biện pháp hữu hiệu để phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ sao cho hiệu quả nhất. Mặt khác, do quan niệm chưa đúng về việc tổ chức các hoạt động khám phá thiên thiên vô sinh cho trẻ, giáo viên thường tổ chức theo kiểu “cho trẻ làm quen” mà chưa thực sự “cho trẻ khám phá” nên kết quả đạt được chưa cao. Do đó chưa thực sự khai thác hết tiềm năng của hoạt động khám phá thiên thiên vô sinh và sự phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ. Điều này làm nảy sinh mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao tính tích cực nhận thức cho trẻ và khả năng còn hạn chế của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học nói chung và hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh nói riêng.

Từ thực trạng trên, yêu cầu đặt ra là giáo viên cần có những biện pháp hữu hiệu để phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục tong trường mầm non nói riêng và nâng cao hiệu quả giáo dục nước nhà nói chung.

Một phần của tài liệu Chương i: cơ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN của đề tài (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)