Dựa vào các quan điểm giáo dục.

Một phần của tài liệu Chương i: cơ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN của đề tài (Trang 39 - 41)

2.1.2.1. Dựa vào quan điểm hoạt động, nhân cách và phát triển

Theo quan điểm hoạt động, nhân cách và phát triển xem trẻ em là nhân cách trọn vẹn, trẻ em phát triển tốt nhất trong quá trình hoạt động. Hoạt động là con đường hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Tính tích cực nhận thức của trẻ được hình thành và phát triển thông qua hoạt động nhận thức, qua hoạt động trải nghiệm thực tiễn của bản thân và hoạt động tương tác với

các đối tượng của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Do đó chỉ thông qua hoạt động và bằng hoạt động, các phẩm chất tâm lý của trẻ nói chung và tính tích cực nhận thức nói riêng mới được hình thành và phát triển.

Cốt lõi của quan điểm này là hướng kích thích, phát huy vai trò tích cực, chủ động của trẻ. Theo quan điểm này, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ mầm non phải xuất phát từ việc bảo đảm lợi ích của từng trẻ, tôn trọng nhân cách của trẻ, tôn trọng nhu cầu tăng trưởng và phát triển của từng trẻ. Đồng thời quan điểm này đòi hỏi vai trò và trách nhiệm của cô giáo. Cho phép và đòi hỏi tính sáng tạo của cô khi tổ chức hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh cho trẻ. Cô là người tổ chức trò chơi cho trẻ, điều khiển sự phát triển của trẻ phù hợp với quy luật. Mối quan hệ giữa cô và trẻ là mối quan hệ tương tác và hợp tác chia sẻ trương trợ lẫn nhau, không mang tính áp đặt từ phía cô giáo. Trên cơ sở đó nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ.

2.1.2.2. Dựa vào quan điểm giáo dục hướng vào bản thân người học

Quan điểm giáo dục hướng vào bản thân người học cho rằng: nội dung chương trình giáo dục phải xuất phát từ nhu cầu, khả năng, trình độ, năng lực và điều kiện cụ thể của từng trẻ. Nội dung chương trình phải hướng vào đổi mới cách tổ chức và các hoạt động tích cực của trẻ, phát huy tính chủ động của trẻ trong quá trình hoạt động để phát triển.

Vì vậy, phải có sự phân hóa về mức độ các hoạt động của trẻ để phù hợp với đặc điểm riêng của từng trẻ, kích thích, tạo cơ hội cho mọi trẻ em đều được hoạt động phù hợp với khả năng nhận thức của mình.

2.1.2.3. Dựa vào quan điểm tích hợp trong quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non

Xu hướng tiếp cận tích hợp trong quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non xuất phát từ nhận thức thế giới tự nhiên - xã hội con người là một tổng thể thống nhất. Trẻ được phát triển thông qua hoạt động mà hoạt

động nào cũng cần cung cấp kiến thức, kinh nghiệm sống cho trẻ một cách tổng thể.

Cách tiếp cận tích hợp này giúp cho nội dung giáo dục tác động một cách tổng thể đến sự phát triển của trẻ. Các mặt nhận thức, tình cảm, văn hóa, thể lực đan xen một cách gắn bó chặt chẽ trong một thể thống nhất. Cách học tích hợp, nhìn đứa trẻ như một con người, có nhu cầu muốn được học tập, xem xét công việc, các nhiệm vụ, các sự kiện hiện tượng như một chỉnh thể, thông qua đó trẻ có thể lĩnh hội nhiều kiến thức, kỹ năng trong tình huống cuộc sống.

Cách tiếp cận tích hợp này giúp cho quá trình giáo dục phù hợp với quá trình nhận thức và phát triển mang tính tổng thể của trẻ, nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nhân cách trẻ ứng với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Hơn nữa nó còn giúp trẻ phát huy được tính độc lập, chủ động, sáng tạo và tích cực trong hoạt động của mình.

2.1.3. Dựa vào cơ sở lý luận của việc dạy học và cơ sở lý luận về tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi (như đã trình bày trong chương

Một phần của tài liệu Chương i: cơ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN của đề tài (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)