Biện pháp 1: Xây dựng môi trường hoạt động phong phú, hấp dẫn để kích thích trẻ khám phá, tìm tòi, thử nghiệm

Một phần của tài liệu Chương i: cơ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN của đề tài (Trang 41 - 43)

để kích thích trẻ khám phá, tìm tòi, thử nghiệm

2.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa

Môi trường hoạt động là môi trường mà trong đó đối tượng hoạt động chứ đựng tiềm năng trở thành động cơ bên trong của chủ thể. Môi trường hoạt độn giữ một vị trí vô cùng quan rọng trong quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã cho thấy trẻ học tốt nhất qua sự tương tác với đối tượng môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Do đó việc tạo môi trường phong phú, hấp dẫn có ý nghĩa quan trọng

đối với việc phát triển tâm lí của trẻ nói chung và phát triển tính tích cực nhận thức nói riêng.

+ Mục đích: Tạo cho trẻ sự hưng phấn, kích thích để tăng tính chủ động, tích cực của trẻ khi tham gia vào quá trình nhận thức trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh.

Mục đích của việc xây dựng môi trường phong phú hấp dẫn là quá trình nhà giáo dục tạo ra những điều kiện tốt nhất để kích thích trẻ hoạt động một cách tích cực với các đối tượng, khơi gợi hứng thú của trẻ, kích thích sự sáng tạo, khuyến khích trẻ chủ động tìm kiếm, thử nghiệm, rèn luyện các kỹ năng nhận thức, góp phần phát huy tính tích cực nhận thức trong mọi hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh ở trẻ.

+ Ý nghĩa: môi trường vật chất phong phú, hấp dẫn không chỉ là nguồn cung cấp thông tin mà còn là nguồn lực thúc đẩy hoạt động tìm kiếm, khảo sát, khám phá của trẻ. Sự hứng thú, sáng tạo của trẻ phụ thuộc rất lớn vào các đối tượng của môi trường. Các đối tượng càng phong phú, mới mẻ, có sức hấp dẫn thì càng duy trì được hứng thú của trẻ, khơi gợi và kích thích sự sáng tạo ở trẻ, lôi cuốn trẻ vào hoạt động khám phá, thử nghiệm.

2.2.1.2. Cách tiến hành

- Môi trường hoạt động, các trang thiết bị, nghuên vật liệu phải được chuẩn bị đáp ứng triển khai chủ đề. Cung cấp nhiều hình thức hoạt động đa dạng, linh hoạt, an toàn đối với trẻ, phù hợp với các mặt phát triển của trẻ.

- Chuẩn bị môi trường gắn với thiên nhiên vô sinh gần gũi với trẻ, phù hợp với điều kiện địa phương. Khuyến khích sử dụng vật liệu thiên nhiên sẵn có để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ chủ đề.

- Các học liệu, đồ dùng cần được chuẩn bị có tính “mở” nhằm kích thích trí tò mò, sáng tạo, tưởng tượng… của trẻ.

- Sử dụng các học liệu và các thiết bị theo các cách thức tăng dần mức độ phức tạp, thử thách đối với trẻ.

- Cung cấp các đồ dùng, học liệu theo trình tự phân phối kế hoạch hoạt động trong tuần, với số lượng vừa đủ và nên thay đổi sau mỗi ngày để trẻ luôn có cảm giác mới mẻ sẽ khơi gợi ở trẻ sự tập trung chú ý, kích thích hứng thú hoạt động của trẻ.

- Bố trí, xắp xếp đồ dùng và các đối tượng trong hoạt động sao cho thuận tiện, đẹp mắt, gây được sự chú ý của trẻ để kích thích được các hoạt động của trẻ và phục vụ tốt nhất cho trẻ trong quá trình hoạt động nhận thức. - Khuyến khích trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động trên cơ sở cô đã chuẩn bị các môi trường hoạt động phong phú, hấp dẫn cho trẻ.

2.2.1.3. Điều kiện vận dụng

- Cơ sở vật chất của lớp học phải đảm bảo yêu cầu chung.

- Giáo viên phải là người chủ động tìm kiếm, sưu tầm đồ dùng, đồ chơi và kích thích sự hoạt động của trẻ.

- Giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ; luôn luôn bổ sung, thay đổi các đồ dùng, đồ chơi; tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn với nhiều mục đích khác nhau.

Tóm lại, môi trường hoạt động vừa là điều kiện, vừa là nội dung vừa là phương tiện để phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh. Môi trường hoạt động có phong phú, hấp dẫn mới khơi gợi được ở trẻ sự hứng thú, nhu cầu tìm tòi, khám phá và kích thích trẻ hoạt động một cách tích cực. Vì vậy giáo viên cần phải biết khai thác và tạo môi trường hấp dẫn để phát huy cao nhất vai trò của nó trong công tác giáo dục trẻ.

Một phần của tài liệu Chương i: cơ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN của đề tài (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)