Biện pháp thứ tư: Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tự khám phá các yếu tố của thiên nhiên vô sinh

Một phần của tài liệu Chương i: cơ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN của đề tài (Trang 49 - 52)

yếu tố của thiên nhiên vô sinh

2.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa

- Mục đích: Tăng tính chủ động, tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động. Từ đó giúp trẻ chủ động, tích cực lĩnh hội những tri thức về các yếu tố

của thiên nhiên vô sinh, phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ, đồng thời nâng cao hiệu quả giáo dục.

- Ý nghĩa: Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng, tâm lý, nhân cách của trẻ chỉ phát triển khi trẻ được tham gia vào hoạt động. Trẻ hoạt động càng tích cực thì tâm lý càng phát triển, đứa trẻ nào ưa hoạt động thì đứa trẻ đó càng thông minh. Đặc biệt với trẻ mẫu giáo lớn, cần tổ chức các hoạt động để trẻ chủ động tham gia và có cơ hội hoàn thiện các chức năng tâm lý, chuẩn bị cho việc học ở trường phổ thông sau này.

Trẻ mẫu giáo thường học mọi lúc, mọi nơi, trẻ lĩnh hội mọi tri thức, kiến thức về tự nhiên, xã hội thông qua chơi, qua trải nghiệm, trong quá trình xem xét và khám phá các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh. Một trong những quan điểm của giáo dục mầm non là “dạy học hướng vào đứa trẻ”, tức là cần phải phát huy vai trò chủ thể của trẻ, tính tích cực hoạt động cuả trẻ thông qua các hoạt động, mỗi đứa trẻ phải tự hình thành và phát triển nhân cách của mình, không ai có thể làm thay trẻ được. Do đó, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tự khám phá các yếu tố của thiên nhiên vô sinh sẽ là biện pháp hữu hiệu để phát huy vai trò chủ thể của đứa trẻ khi tham gia vào hoạt động. Từ đó, tăng cường và phát huy tính tích cực nhận thức ở trẻ một cách có hiệu quả.

2.2.4.2. Cách tiến hành

- Khi tổ chức hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh cho trẻ, đặc biệt trong hoạt động có chủ đích, cần phối hợp một cách tự nhiên những hoạt động trải nghiệm của trẻ như quan sát, đàm thoại, sờ mó, hoạt động trực tiếp với vật thật,… và các hoạt động sáng tạo như vẽ, tô màu, nặn, xây dựng, lắp ghép… để trẻ có điều kiện tự khám phá ra những thuộc tính, đặc điểm, công dụng của các yếu tố trong thiên nhiên vô sinh, đồng thời kích thích trẻ hoạt động tích cực, tự giác.

- Giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ được quan sát, tiếp xúc, hoạt động với các yếu tố của thiên nhiên vô sinh nhiều lần bằng cách được nhìn

thấy, được tiếp xúc, được làm, được trực tiếp khám phá với sư tham gia của nhiều giác quan.

- Chú ý tạo cơ hội cho trẻ được thử sai, được thể hiện những kinh nghiệm và khả năng của mình khi tham gia hoạt động khám phá các yếu tố của thiên nhiên vô sinh. Từ đó, trẻ có những hiểu biết chính xác về sự vật, hiện tượng.

- Giáo viên tổ chức cho trẻ tự thảo luận theo nhóm rồi đưa ra những mô tả, nói lên những hiểu biết về các yếu tố của thiên nhiên vô sinh đã được tiếp xúc trực tiếp. Qua đó, hiểu biết của trẻ về đối tượng được mở rộng, chính xác hóa và tư duy ngôn ngữ của trẻ được phát triển.

- Khi tổ chức hoạt động này, giáo viên không nên nói quá nhiều mà cần tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm nhằm phát huy các kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát để trẻ tự giải quyết vấn đề.

2.2.4.3. Điều kiện vận dụng

- Giáo viên cần phải nắm vững các loại hình hoạt động của trẻ mầm non, đặc biệt là của trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt động cho trẻ khám phá thiên nhiên vô sinh.

- Cần tạo cơ hội để trẻ tự lựa chọn hoạt động theo khả năng, nhu cầu của mình.

- Phải chuẩn bị phương tiện dạy học phong phú, phù hợp với mục đích dạy học. Tạo điều kiện cho từng các nhân trẻ hoạt động nhằm chiếm lĩnh kiến thức.

Tóm lại: Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tự khám phá các yếu tố của thiên nhiên vô sinh là một biện pháp phù hợp với đực điểm tâm, sinh lí và khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo lớn, một mặt giúp trẻ tự chiếm lĩnh những tri thức mới về thiên nhiên vô sinh, một mặt phát huy tính tích cực, chủ động nhận thức cũng như tham gia các hoạt động. Trong quá trình tổ chức hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh cho trẻ, giáo viên cần sử dụng

linh hoạt, sáng tạo biện pháp này nhằm phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo lớn.

Một phần của tài liệu Chương i: cơ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN của đề tài (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)