- Bước 1: lập kế hoạch tổ chức hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh cho trẻ.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nhỡ nói riêng là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Qua nghiên cứu lý luận các vấn đề có liên quan đến đề tài “Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh” bản thân tôi nhận thấy việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển con người.
Các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh góp phần thay đổi cách tổ chức các hoạt động tìm hiểu, khám phá các đối tượng của thiên nhiên vô sinh nhằm phát huy tối đa tính tích cực nhận thức của trẻ.
Thực tiễn giáo dục mầm non cho thấy, hiện nay ở các trường mầm non, giáo viên mầm non đã lựa cọn và sử dụng một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh, tuy nhiên các biện pháp mà giáo viên sử dụng chưa phát huy được hiệu quả ở mức tốt nhất.
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã xây dựng một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh ở trường mầm non như sau:
Biện pháp 1: Xây dựng môi trường hoạt động phong phú, hấp dẫn để kích thích trẻ khám phá, tìm tòi, thử nghiệm.
Biện pháp 2: Lựa chọn nội dung phù hợp với kinh nghiệm và hứng thú của trẻ.
Biện pháp 3: Sử dụng trò chơi và yếu tố chơi trong quá trình cho trẻ khám phá thiên nhiên vô sinh.
Biện pháp 4: Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tự khám phá các yếu tố của thiên nhiên vô sinh.
Biện pháp 5: Tạo các tình huống có vấn đề hấp dẫn để kích thích trẻ suy nghĩ, tìm kiếm phương thức giải quyết.
Biện pháp 6: Thường xuyên cho trẻ tập làm các thí nghiệm đơn giản. Kết quả thử nghiệm cho thấy các biện pháp đưa ra ở trên có tính khả thi. Các biện pháp này có mối liên hệ mật thiết với nhau nếu giáo viên nắm được và sử dụng chúng một cách linh hoạt thì sẽ giúp trẻ phát huy được tính tích cực nhận thức một cách có hiểu quả nhất.
2. Kiến nghị
Để việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh ở trường mầm non đạt hiệu quả cao, tôi có một số kiến nghị như sau:
Về phía các nhà quản lý:
- Quan tâm thường xuyên đến việc tổ chức, bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên mầm non về chương trình giáo dục mầm non. Trong đó đực biệt là việc sử dụng phối hợp các phương pháp, phương tiện dạy học theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ, nhất là đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh.
- Tăng cường về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động của trẻ ở trường mầm non.
- Luôn luôn tạo mọi điều kiện và kích thích giáo viên, tạo cơ hooin cho họ bộc lộ hết khả năng, năng lực sáng tạo của mình trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non nói chung và trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ khám phá thiên nhiên vô sinh nói riêng.
Về phía giáo viên:
- Luôn phấn đấu, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết với nghề.
- Linh hoạt, sáng tạo vận dụng các biện pháp trong khi tổ chức hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh cho trẻ nhằm phát huy tính tích cực nhận thức ở trẻ sao cho phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ.
- Phải tôn trọng trẻ, đối xử công bằng với trẻ, dành cho trẻ các cơ hội để trẻ phát huy tính tích cực, tự giác, tự nguyện của mình trong mọi hoạt động, động viên khuyến khích, khen trẻ kịp thời khi trẻ thực hiện được các hành vi tốt. Tăng cường trò chuyện để hiểu trẻ, tạo vốn kiến thức và kinh nghiệm cho trẻ, hoàn thiện giáo dục nhân cách cho trẻ thông qua lồng ghép tích hợp các nội dung và hình thức giáo dục.
- Làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, nhằm tạo sự ủng hộ, đóng góp của phụ huynh cả về vật chất và tinh thần.