Biện pháp 3: Sử dụng trò chơi và yếu tố chơi trong quá trình cho trẻ khám phá thiên nhiên vô sinh

Một phần của tài liệu Chương i: cơ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN của đề tài (Trang 46 - 49)

khám phá thiên nhiên vô sinh

2.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa

+ Mục đích: vừa thỏa mãn nhu cầu chơi vừa thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ, tạo cho trẻ khả năng giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới hình thức chơi nhẹ nhàng, tăng hứng thú nhận thức và phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh.

+ Ý nghĩa: Chơi với tư cách là hoạt động thực tiễn giúp trẻ hiểu rõ tính chính xác các biểu tượng của mình, do đó chơi không chỉ có tác dụng củng cố những biểu tượng đã có của trẻ, mà còn là hình thức hoạt động độc đáo.

Trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh, sử dụng trò chơi và các yếu tố chơi đa dạng, phong phú, phù hợp với mục đích, yêu cầu, nội dung của bài, phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ sẽ giúp trẻ có thêm hứng thú và khả năng phát huy tính tích cực nhận thức ở trẻ.

2.2.3.2. Cách tiến hành

Sử dụng trò chơi và yếu tố chơi trong quá trình cho trẻ khám phá thiên nhiên vô sinh phải đảm bảo nguyên tắc sau:

- Đảm bảo tính mục đích: Mục đích của trò chơi là phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ. Vì vậy, nhiệm vụ chơi, luật chơi và hành động chơi của trò chơi phải đòi hỏi trẻ tích cực sử dụng các giác quan, các thao tác trí tuệ, đặc biệt là các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa… Giúp trẻ nhận biết và phân biệt các đối tượng và lĩnh hội một khái niệm hay một biểu tượng mới về thiên nhiên vô sinh.

- Đảm bảo tính chất của hoạt động chơi: Trò chơi phải thực sự hấp dẫn trẻ, kích thích tính tích cực, tự lập, sáng tạo và đảm bảo tính chủ động của trẻ. Trò chơi phải tạo được nhiều cơ hội cho trẻ hứng thú, tự nguyện tham gia vào hoạt động, tích cực vận dụng vốn hiểu biết và các năng lực trí

tuệ của mình để giải quyết nhiệm vụ nhận thức trong những hoàn cảnh chơi sinh động với yếu tố thi đua lẫn nhau.

- Nội dung các trò chơi: Nội dung các trò chơi cho trẻ phải đòi hỏi ở trẻ phải huy động những kiến thức, kinh nghiệm cá nhân, kỹ năng mà trẻ đã có và huy động được khả năng của trẻ vào việc giải quyết nhiệm vụ nhận thức sao cho tạo ra vùng phát triển gần nhất của trẻ.

- Trò chơi được sử dụng trong quá trình cho trẻ khám phá thiên nhiên vô sinh có thể chia làm 3 nhóm như sau:

+ Nhóm 1: Trò chơi gây hứng thú nhận thức

Loại trò chơi này nhằm gây sự tập trung, chú ý trước khi vào hoạt động chung.

Giáo viên đưa trẻ vào các tình huống chơi đa dạng, phong phú, hấp dẫn để trẻ hứng thú tham gia chơi. Sau đó yêu cầu trẻ trả lời những câu đố về các đối tượng sẽ được nhận thức. Tùy vào tình hình của địa phương và cơ sở mà giáo viên đưa ra những câu đố quen thuộc và phù hợp với trẻ.

Khi cho trẻ chơi loại trò chơi này, giáo viên cần nhanh nhẹn, linh hoạt, nếu trẻ gặp khó khăn thì phải đưa ra cách đố khác hoặc đưa ra hướng “mở” (nêu ra 1, 2 đặc điểm của đối tượng) để trẻ suy nghĩ trả lời.

Ví dụ: Khi cho trẻ khám phá về mặt trăng, mặt trời và các vì sao, cô có thể đưa ra các câu đố:

“Sớm sớm nét mặt hiền hòa Đến trưa mặt đỏ chói lòa, gắt gay

Chiều về mặt lại hiền ngay

Đêm đêm giấu mặt trong mây trốn tìm?” (Mặt trời) “Khi tròn, khi khuyết

Khi tỏ, khi mờ Có cây đa, chú Cuội Ngồi chơi cùng trời mây?

Là gì”

(Mặt trăng) “Nhấp nha nhấp nháy

Trên bầu trời cao Buổi sáng em tìm Đi đâu hết cả Là gì?”

(Sao trên trời)

+ Nhóm 2: Trò chơi tìm hểu tri thức mới

Dựa vào quan điểm “vùng phát triển gần nhất”, những loại trò chơi này nhằm huy động vốn kinh nghiệm, hiểu biết của trẻ.

Ví dụ: khi tổ chức cho trẻ khám phá về sự kì diệu của nước. Cô giáo tổ chức chia trẻ ra thành 2 đội, mỗi đội nhận một nhiệm vụ là kể tên các nguồn nước có trong tự nhiên và kể tên những lợi ích của nước.

Khi tổ chức loại trò chơi này, giáo viên cần linh hoạt và phải nắm được đặc điểm, trình độ, khả năng của mỗi trẻ để tổ chức sao cho có hiệu quả.

+ Nhóm 3: Trò chơi sau khi nhận thức cái mới

Loại trò chơi này nhằm củng cố, luyện tập kiến thức mà trẻ vừa tiếp thu được trong quá trình tìm hiểu tri thức mới.

Giáo viên đưa trẻ vào các tình huống chơi thật phong phú, hấp dẫn. Mỗi trò chơi là một tình huống khác nhau để thu hút sự tham gia tích cực vào trò chơi của trẻ. Những trò chơi loại này đòi hỏi trẻ phải nhanh nhẹn, ghi nhớ, tập trung chú ý cao để thực hiện cho được nhiệm vụ nhận thức mà trò chơi đặt ra, nhưng phải tuân thủ những quy định của luật chơi.

Ví dụ: Sau khi tổ chức cho trẻ khám phá về vòng tuần hoàn của nước và các nguồn nước có trong tự nhiên, cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “tôi còn thiếu gì?” hay “tôi sẽ về đâu?”, “tôi ở nhóm nào?” nhằm mục đích để trẻ phát hiện ra sự còn thiếu trong vòng tuần hoàn của nước, biết phân nhóm các nguồn nước và chọn đúng nơi các nguồn nước đổ về… Khi tham gia trò chơi

đồng thời trẻ cũng được củng cố những tri thức về đặc điểm cấu tạo, lợi ích cũng như sự đa dạng của các nguồn nước.

Trong quá trình sử dụng trò chơi và yếu tố chơi, giáo viên nên chú ý tạo ra môi trường thích hợp, tăng dần độ khó của trò chơi, tăng cường sử dụng yếu tố thi đua để kích thích tính tích cực, độc lập tham gia trò chơi của trẻ.

2.2.3.3. Điều kiện vận dụng

- Giáo viên phải linh động, nhạy bén và chủ động trong quá trình tổ chức trò chơi và sử dụng các yếu tố chơi cho trẻ.

- Giáo viên cần phải nắm vững được đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo lớn nói chung và của từng trẻ để lựa trọn trò chơi, các yếu tố chơi có nội dung phù hợp.

- Cần thường xuyên sưu tầm và thiết kế hệ thống trò chơi phong phú hấp dẫn.

- Biết vận dụng phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi vào trong quá trình hướng dẫn trẻ khám phá thiên nhiên vô sinh sao cho có hiệu quả nhất.

- Cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, phương tiện phục vụ tổ chức trò chơi. - Luôn luôn tạo ra môi trường chơi thuận lợi, mang tính phát triển, kích thích trẻ tích cực chơi và nhận thức.

Tóm lại: Sử dụng trò chơi và yếu tố chơi trong quá trình cho trẻ khám phá thiên nhiên vô sinh là một biện pháp rất phù hợp với đặc điểm tâm lí và quá trình nhận thức của trẻ mẫu giáo lớn. Vì vậy, giáo viên cần phải thiết kế, sưu tầm và tổ chức các trò chơi cũng như thiết kế các môi trường hoạt động mang tính phát triển, nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh.

Một phần của tài liệu Chương i: cơ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN của đề tài (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)