Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới và ở một số nước trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến động về giá đất tại một số dự án quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố hà giang (Trang 30 - 31)

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.3.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới và ở một số nước trong

trong khu vực

Ở mọi quốc gia, công tác quy hoạch sử dụng đất luôn là một trong những nội dung được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực quản lý Nhà nước đối với tài nguyên nói chung và đất đai nói riêng. Mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng biệt, điển hình là sự khác biệt trong hệ thống luật pháp và trình độ phát triển, cho nên phương pháp tiến hành lập và quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của mỗi nước cũng mang những nét đặc thù khác nhau.

a, Nhật Bản:

Quy hoạch tổng thể phát triển đất quốc gia ở Nhật Bản được xây dựng theo quy định của Luật tổng thể phát triển đất quốc gia (1950). Quy hoạch tổng thể phát triển đất quốc gia có 3 cấp: Cấp Quốc gia được quyết định bởi Thủ tướng; cấp vùng được quyết định bởi Thủ tướng với sự tham vấn Hội đồng phát triển quỹ đất quốc gia; cấp cơ sở được Tỉnh trưởng trình Thủ tướng xem xét quyết định sau khi có ý kiến tham vấn của Hội đồng phát triển đất quốc gia và các Bộ trưởng liên quan.

Quy hoạch sử dụng đất quốc gia ở Nhật Bản là quy hoạch dài hạn cho việc sử dụng đất quốc gia, quy định khái quát, cơ bản về SDĐ quốc gia, quy mô các mục tiêu, trách nhiệm rõ ràng đối với mục đích SDĐ quốc gia, và đưa ra các biện pháp cần thiết để đạt mục tiêu. QHSDĐ quốc gia được thiết lập ở 3 cấp: Cấp quốc gia, cấp vùng và cấp cơ sở. Ngoài ra, Nhật Bản còn có các loại hình quy hoạch sau: quy hoạch vùng ưu tiên phát triển nông nghiệp, quy hoạch cơ sở, quy hoạch cải tạo các vùng cộng đồng ngoại ô.

b, Trung Quốc: Hệ thống QHSDĐ ở Trung Quốc được tổ chức tương đối giống quy hoạch sử dụng đất hiện nay ở nước ta, tuy nhiên giữa cấp tỉnh

và cấp huyện Trung Quốc còn xây dựng QHSDĐ cấp vùng – hạt là cấp liên kết giữa cấp tỉnh và cấp huyện, định hướng quy hoạch cho các địa phương. Việc quản lý thực hiện quy hoạch ở Trung Quốc được quy định tương đối chặt chẽ, thể hiện ở các khía cạnh: Các quy hoạch phải xác định những nội dung có tính bắt buộc; quy định chặt chẽ những trường hợp được phép thay đổi, điều chỉnh quy hoạch; nguyên tắc bảo vệ đất nông nghiệp, bảo vệ nguồn tài nguyên, di sản văn hóa, BVMT. Đặc điểm cần nhấn mạnh là Trung Quốc trong mỗi lần triển khai thực hiện lập QHSDĐ đều có mục tiêu và chủ đích rõ ràng về việc tập trung giải quyết nội dung quy hoạch đất đai cụ thể của loại đất nào và lĩnh vực nào.

c, Liên Bang Nga: Hệ thống QLNN về đất đai của Liên Bang Nga là hệ thống quản lý từ vĩ mô đến vi mô và chúng được phân chia theo từng cấp lãnh thổ. Mỗi một cấp có mục tiêu và nội dung cụ thể riêng. Trong QHSDĐ, việc phân cấp lãnh thổ giúp cho chính quyền quản lý một cách chi tiết hơn công tác quy hoạch đất của từng địa phương đồng thời có cái nhìn tổng hợp tình hình chung và những xu thế của đất nước. Ngoài ra, QHSDĐ còn có liên quan tới rất nhiều lĩnh vực khác, vì vậy trong mỗi cấp lãnh thổ còn có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành của các cấp mình. QHSDĐ được chia ra làm hai cấp dựa trên quy mô của lãnh thổ và mức độ yêu cầu của công việc, đó là: Quy hoạch tổng thể (là quy hoạch từ cấp tỉnh trở lên) và Quy hoạch chi tiết (là QHSDĐ từ cấp huyện trở xuống).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến động về giá đất tại một số dự án quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố hà giang (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)