Ngành Bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2007-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa tài chính trong tiến trình hội nhập quốc tế những ảnh hưởng đến ngành bảo hiểm việt nam (Trang 52 - 74)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về ngành bảo hiểm Việt Nam trong giai đoạn 2007-2014

3.1.3. Ngành Bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2007-2014

3.1.3.1. Các cam kết trong lĩnh vực bảo hiểm theo WTO

Sau gần 12 năm kể từ ngày chính thức nộp đơn gia nhập WTO, ngày 07/11/2006, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO- đánh dấu một bƣớc phát triển lớn trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nƣớc. Sự kiện này có tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế nói chung, lĩnh vực kinh tế nói riêng và đặc biệt tới ngành bảo hiểm Việt Nam.

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện các cam kết sau đây trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm:

* Các cam kết chung đối với các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động ở nƣớc ngoài: đƣợc phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam;

nếu đáp ứng đủ các điều kiện đƣợc phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam; đƣợc phép thành lập công ty liên doanh kinh doanh bảo hiểm; đƣợc phép mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam không vƣợt quá tỉ lệ vốn điều lệ của doanh nghiệp đó theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; và các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc phép thuê đất theo dự án đầu tƣ của mình.

* Các cam kết riêng trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh bảo hiểm:

- Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở nƣớc ngoài đƣợc cung cấp dịch vụ bảo hiểm vào Việt Nam đối với: Dịch vụ bảo hiểm cung cấp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam; Dịch vụ tái bảo hiểm; Dịch vụ vận tải quốc tế, bao gồm vận tải biển quốc tế, vận tải hàng không thƣơng mại quốc tế (cả phƣơng tiện, hàng hóa vận chuyển và bất kì trách nhiệm nào phát sinh từ đó) và hàng hóa vận chuyển quá cảnh quốc tế; Dịch vụ môi giới bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm; Dịch vụ tƣ vấn, dịch vụ tính toán, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thƣờng.

- Doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nƣớc ngoài đang hoạt động tại Việt Nam: kể từ ngày 01/01/2008 các Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc phép kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc.

- Chi nhánh của Doanh nghiệp bảo hiểm nƣớc ngoài: Sau 05 năm kể từ khi gia nhập WTO, doanh nghiệp bảo hiểm nƣớc ngoài đƣợc phép thành lập chi nhánh bảo hiểm Phi nhân thọ tại Việt Nam, căn cứ vào các qui định quản lý thận trọng.

Nhƣ vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài kể từ ngày 01/01/2008 đã đƣợc phép đối xử quốc gia, và đƣợc bình đẳng nhƣ các doanh nghiệp bảo hiểm của Việt Nam. Các hạn chế về tái bảo hiểm bắt buộc 20%, không đƣợc bán bảo hiểm vào khu vực kinh tế nhà nƣớc, hạn chế về mở chi nhánh của doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣơng nhiên

bị bãi bỏ ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Nội dung cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực bảo hiểm tƣơng tự với nội dung Việt Nam đã cam kết với Hoa Kỳ tại Hiệp định thƣơng mại Việt Mỹ đã ký kết trƣớc đó 05 năm. Có nghĩa là phạm vi áp dụng cam kết WTO của Việt Nam đƣợc mở rộng ra không những với Hoa Kỳ mà còn với tất cả các nƣớc thành viên WTO. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam đã có sự cảnh báo với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, đã có sự chuẩn bị trƣớc 05 năm những gì chúng ta đã cam kết với WTO trong lĩnh vực bảo hiểm, thể hiện trong Hiệp định thƣơng mại Việt – Mỹ (BTA).

Theo tiêu chí 04 phƣơng thức cung cấp dịch vụ bắt buộc trong WTO, ngành bảo hiểm Việt Nam phải thực hiện các cam kết sau:

i) Về các cam kết cung cấp dịch vụ qua biên giới: Ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, các doanh nghiệp bảo hiểm nƣớc ngoài sẽ đƣợc phép cung cấp các dịch vụ bảo hiểm nhƣ: bảo hiểm vận tải quốc tế, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm, dịch vụ bảo hiểm cho các dự án, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam mà không cần thành lập pháp nhân tại Việt Nam.

Những cam kết này bƣớc đầu sẽ có thể ảnh hƣởng mạnh đến một số loại hình bảo hiểm phi nhân thọ và giới hạn trong nhóm đối tƣợng ngƣời nƣớc ngoài, các dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta cần lƣu ý đến tâm lý khách hàng thƣờng có thiên hƣớng lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm có trụ sở tại Việt Nam – là những doanh nghiệp nắm thông tin về rủi ro tốt nhất do đó có khả năng bảo hiểm tốt nhất, đồng thời tránh đƣợc các khó khăn có thể gặp phải trong quá trình xác định rủi ro, giải quyết bồi thƣờng tổn thất với các rủi ro lớn, phức tạp khi tham gia bảo hiểm với các doanh nghiệp bảo hiểm nƣớc ngoài. Mặt khác, thực tế các doanh nghiệp bảo

hiểm nƣớc ngoài thƣờng cũng muốn thành lập pháp nhân để cung cấp các dịch vụ đƣợc tốt hơn.

ii) Về các cam kết hiện diện thƣơng mại: Các hạn chế hiện giờ về đối xử quốc gia sẽ bị xóa bỏ, có thể hiểu là các giới hạn về lĩnh vực hoạt động, đối tƣợng phục vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nƣớc ngoài sẽ bị xóa bỏ. Các cam kết cho phép thành lập pháp nhân thực hiên kinh doanh dịch vụ bảo hiểm là những cam kết mang tính chất tự do hóa thị trƣờng bảo hiểm và có ảnh hƣởng lớn nhất đối với các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đã hoạt động trên thị trƣờng cũng nhƣ tới tình hình chung của thị trƣờng.

Xét theo chiều hƣớng tích cực, sự nhập cuộc của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại thị trƣờng Việt Nam sẽ tăng thêm năng lực khai thác bảo hiểm của thị trƣờng, đồng thời kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên phạm vi quốc tế của các doanh nghiệp này sẽ giúp chuyển giao công nghệ khai thác bảo hiểm và đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hiểm tại Việt Nam.

Khách hàng sẽ là đối tƣợng hƣởng lợi nhiều nhất từ các cam kết này bởi điều kiện cung cấp dịch vụ ngày càng tốt hơn. Với năng lực tài chính mạnh, các doanh nghiệp bảo hiểm mới tham gia thị trƣờng sẽ cho ra đời những sản phẩm bảo hiểm mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, đồng thời giúp giảm chi phí bảo hiểm – hiện đang là cấu thành quan trọng không thể thiếu trong chi phí sản xuất và kinh doanh của các đơn vị kinh tế từ đó sẽ giúp giảm một cách tƣơng đối giá thành sản xuất sản phẩm và dịch vụ đầu ra cho doanh nghiệp. Đây sẽ là cơ sở để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa ngày càng đƣợc đẩy mạnh.

Sự tham gia của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nƣớc ngoài sẽ làm thị trƣờng sôi động hơn, đem lại nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội. Nhƣng việc các công ty bảo hiểm trong nƣớc sẽ phải chia sẻ “chiếc bánh thị

trƣờng” cho các đối thủ nƣớc ngoài là điều không thể tránh khỏi. Tuy rằng điều này nên đƣợc nhìn nhận nhƣ một sự phát triển tự nhiên của phân chia lao động ở cấp độ quốc tế nhƣng cũng sẽ đặt ra một số vấn đề nhƣ cạnh tranh không lành mạnh, hệ thống pháp lý chƣa đủ mạnh để kiểm soát hoạt động đa dạng của các doanh nghiệp này. Hi vọng với những bƣớc đi phù hợp trong công tác quản lý Nhà Nƣớc đối với hoạt động của thị trƣờng thì các vấn đề này sẽ đƣợc kiểm soát.

iii) Cam kết liên quan đến kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc: bảo hiểm bắt buộc theo Luật định hiện nay gồm:

+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của ngƣời vận chuyển đối với hành khách

+ Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tƣ vấn pháp luật

+ Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

+ Bảo hiểm cháy, nổ

+ Các loại hình bảo hiểm khác đƣợc quy đinh theo điều kiện phát triển của nền kinh tế nhƣ bảo hiểm cho ngƣời Việt Nam đi du lịch lữ hành quốc tế, bảo hiểm cho ngƣời chủ sử dụng lao động trong hoạt động xây dựng công trình dầu khí, công trình dễ gây nguy hiểm đến an ninh công cộng và môi trƣờng…

Thực tế những năm gần đây, tỷ trọng phí bắt buộc khá lớn trong tổng phí bảo hiểm phi nhân thọ, tuy nhiên tỷ trọng này sẽ giảm tƣơng đối qua thời gian khi các nhu cầu bảo hiểm tiềm năng trên thị trƣờng đƣợc khai thác tốt hơn do các doanh nghiệp ngày càng trƣởng thành về năng lực vốn cũng nhƣ

trình độ chuyên môn. Bởi vậy cam kết này chỉ ảnh hƣởng nhiều đến các doanh nghiệp hoạt động chỉ trong lĩnh vực phi nhân thọ.

iv) Cam kết xóa bỏ tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc sau 01 năm: Trƣớc đây, các doanh nghiệp khi thực hiện tái bảo hiểm ra nƣớc ngoài đều phải thực hiện tái bảo hiểm bắt buộc tối thiểu 20% với Tổng công ty bảo hiểm quốc gia Việt Nam (Vinare). Vì vậy thực hiện cam kết này sẽ có tác động kép: trƣớc tiên là ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của Vinare, đồng thời ảnh hƣởng đến tổng mức phí giữ lại của thị trƣờng bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm phi nhân thọ.

Song cam kết này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm khác trên thị trƣờng linh hoạt hơn trong công tác tái bảo hiểm, bởi lúc này các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đóng vai trò là các khách hàng nên cam kết sẽ mở cho họ có đƣợc nhiều sự lựa chọn đem lại hiệu quả kinh tế hơn.

Nội dung cam kết tại WTO cơ bản giống các cam kết đƣợc ký kết trong Hiệp đinh thƣơng mại Việt Mỹ (BTA) năm 2001. Nói cách khác các cam kết tại WTO là bƣớc phát triển tiếp theo tiếp tục thực hiện và đƣợc mở rộng áp dụng với tất cả các nƣớc thành viên WTO. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại thị trƣờng Việt Nam đã biết đƣợc các cam kết này và đã có ít nhất thời gian chuẩn bị là 05 năm trƣớc đó.

Những cam kết mở cửa thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam tạo sự bình đẳng rất lớn giữa doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, không mang tính chất bảo hộ cho ngành bảo hiểm nƣớc nhà. Chúng ta có thể thấy rõ điều này khi tham khảo cam kết của một số quốc gia khác:

Theo cam kết đƣợc ký kết giữa Nga và Mỹ ngày 19/11/2006 quy định: các văn phòng đại diện của các công ty nƣớc ngoài chỉ đƣợc phép hoạt động sau 09 năm, đồng thời cũng phải đáp ứng các điều kiện tƣơng tự nhƣ các doanh nghiệp của Nga. Bộ Tài chính Nga là cơ quan duy nhất có thẩm quyền cấp phép cho các công ty bảo hiểm nƣớc ngoài và các công ty này phải có

50% - 70% số nhân viên là ngƣời Nga. Các chi nhánh bảo hiểm nƣớc ngoài chỉ đƣợc phép bán một loại hình bảo hiểm bắt buộc duy nhất là bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe môtô. Cơ quan giám sát bảo hiểm của Liên bang (FISA) cũng sẽ kiểm soát giới hạn góp của các công ty bảo hiểm nƣớc ngoài ở mức tối đa 50%. Cũng theo đánh giá của Hiệp hội bảo hiểm toàn Nga: các công ty nƣớc ngoài muốn làm ăn thuận lợi mà không gặp phải rắc rối với chính quyền cần mất 10 – 15 năm hoạt động tại Nga. Tài sản của các công ty đó cũng phải trên 90 triệu Đô la Mỹ, doanh thu phí bảo hiểm hàng năm cũng phải ở mức 09 triệu Đô la Mỹ. Đây quả là những rào cản không nhỏ đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nƣớc ngoài khi xâm nhập đất nƣớc có diện tích lớn nhất thế giới này.

Đến với Trung Quốc quê hƣơng của ¼ dân số trên thế giới, những cam kết mở cửa còn đƣợc qui định chặt chẽ hơn về nhiều phƣơng diện nhƣ: giới hạn các lĩnh vực kinh doanh, tỉ lệ góp vốn, phạm vi địa lý, phạm vi kinh doanh, tỉ lệ tái bảo hiểm bắt buộc, hạn chế đối với các môi giới bảo hiểm. Ví dụ: khi Trung Quốc bắt đầu gia nhập WTO, tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc 20% cho công ty bảo hiểm của Trung Quốc vẵn giữ nguyên, chỉ đƣợc giảm dần 05%/năm và sau 04 năm kể từ khi gia nhập mới không còn tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc. Trong khi thời gian này ở Việt Nam chỉ là 01 năm kể từ khi gia nhập. Các công ty nƣớc ngoài bị quy định chặt chẽ cả về phạm vi địa lý, chỉ đƣợc bãi bỏ sau 03 năm kể từ khi gia nhập và còn nhiều quy định khác.

Qua đây chúng ta có thể thấy rõ những điều kiện thuận lợi của các doanh nghiệp bảo hiểm nƣớc ngoài khi gia nhập thị trƣờng Việt Nam thể hiện qua cam kết mở của thị trƣờng. Các cam kết này sẽ mở rộng cánh cửa đối với các doanh nghiệp nƣớc ngoài tham gia thị trƣờng bảo hiểm trẻ đầy tiềm năng nhƣ Việt Nam.

3.1.3.2. Các cam kết trong lĩnh vực bảo hiểm theo AEC

Năm 1997, ý tƣởng thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN đƣợc đƣa ra, trong tầm nhìn ASEAN 2020. Lúc ấy, ASEAN muốn có một khu vực phát triển ổn định, có tính cạnh tranh cao, và hội nhập vào khu vực và toàn cầu. Vào năm 2003, ASEAN chính thức hóa việc thành lập AEC vào năm 2015. Vào năm 2007, ASEAN chính thức đƣa ra Kế hoạch AEC 2007 (AEC Blueprint), trong đó cụ thể hóa mục tiêu và các lộ trình thực AEC tới năm 2015. Nhƣ vậy, ngày 31/12/2015, sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community - AEC) sẽ đánh dấu một bƣớc tiến vƣợt bậc về hội nhập kinh tế của toàn khối Đông Nam Á. AEC nhằm tạo nên một thị trƣờng đơn nhất, một không gian sản xuất chung với 05 yếu tố đƣợc lƣu chuyển tự do, gồm: hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ, vốn và lao động giữa 10 nƣớc ASEAN.

Giai đoạn I của hội nhập tài chính ASEAN đƣợc hoàn thành vào năm 2010, khuôn khổ cho các ngân hàng đạt chuẩn ASEAN (QABs) đƣợc thành lập và ghi nhận sự phát triển của thị trƣờng trái phiếu ASEAN. Đến cuối năm 2015, giai đoạn II yêu cầu các nƣớc trong AEC phải tự do hóa tiếp cận và giới hạn về QABs và loại bỏ các hạn chế đối với phân ngành bảo hiểm, ngân hàng và thị trƣờng vốn. Tuy nhiên, do Việt Nam đã gia nhập WTO từ năm 2007 nên đối với ngành bảo hiểm và ngân hàng, Việt Nam đã thực hiện theo lộ trình cam kết theo WTO. Đó chính là nền tảng cho Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn II của hội nhập tài chính trong AEC vào cuối 2015 khi loại bỏ các hạn chế đối với phân ngành bảo hiểm, ngân hàng và thị trƣờng vốn.

Đối với ngành bảo hiểm, từ ngày 30/9 đến ngày 02/10/2014, Hội đồng bảo hiểm ASEAN (AIC) và Ban thƣ ký ASEAN (ASEC) phối hợp tổ chức Hội nghị thƣợng đỉnh Bảo hiểm ASEAN lần thứ nhất tại Singapore với chủ đề “Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015 – Những cơ hội và thách thức”. Tham dự

hội nghị có ông Lim Hng Kiang, Bộ trƣởng Bộ Công thƣơng, Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ƣơng Singapore, ông Lim Hong Hin, Phó Tổng thƣ ký ASEAN (phụ trách về AEC 2015), đại diện lãnh đạo cơ quan quản lý bảo hiểm của 6 nƣớc ASEAN (Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapore và Việt Nam), và đông đảo doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm và các tổ chức liên quan. Liên quan đến tự do hóa trong lĩnh vực dịch vụ tài chính nói chung và bảo hiểm nói riêng, hiện nay các nƣớc thành viên thông qua Ủy ban công tác về tự do hóa dịch vụ tài chính (WC-FSL) đã kết thúc vòng đàm phán thứ 06 và đang chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa tài chính trong tiến trình hội nhập quốc tế những ảnh hưởng đến ngành bảo hiểm việt nam (Trang 52 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)