Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nhóm giải pháp vĩ mô
4.1.1. Giải pháp về phía Nhà nước
- Hoàn thiện hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Hiện nay, Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hƣớng dẫn đã đƣợc ban hành tạo ra khuôn khổ pháp luật tƣơng đối đầy đủ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm và giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong quá trình hội nhập còn nhiều vấn đề nảy sinh chƣa đƣợc thể chế hoá. Do vậy, các giải pháp đề ra là:
+ Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động kinh doanh bảo hiểm để thị trƣờng bảo hiểm phát triển lành mạnh, an toàn, phù hợp với yêu cầu hội nhập, cam kết quốc tế và những nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế; đảm bảo tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp bảo hiểm. Xây dựng phƣơng án và lộ trình mở cửa thị trƣờng trong lĩnh vực bảo hiểm phù hợp với phƣơng án tổng thể của ngành tài chính dịch vụ. Sớm ban hành quy định cụ thể về hoạt động đầu tƣ từ nguồn vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo nguồn vốn này đƣợc sử dụng an toàn, hiệu quả và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
+ Cần phải xem xét lại chính sách thuế đối với phí bảo hiểm nhân thọ theo nhóm. Quy định hiện hành không cho doanh nghiệp khấu trừ thuế đối với phí bảo hiểm nhân thọ theo nhóm. Nếu nhƣ sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đƣợc khấu trừ thuế thì khi một tổ chức kinh tế hoặc doanh nghiệp mua bảo hiểm cho các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, thì chắc chắn rằng các tổ chức chính trị xã hội hoạt động trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế sẽ tích cực
mua các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ theo nhóm, nhƣ vậy sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng của thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ ở nƣớc ta.
+ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc sớm ban hành các văn bản hƣớng dẫn về hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, tạo khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh cho các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện hoạt động cho vay theo Luật Kinh doanh bảo hiểm. Bộ Tài chính và Ngân hàng sớm ban hành các văn bản quy định về tỷ lệ tài sản rủi ro so với tổng tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm và hƣớng dẫn thi hành việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro cho hoạt động đầu tƣ nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng để các công ty bảo hiểm có cơ sở thực hiện và có cơ chế xử lý rủi ro khi rủi ro phát sinh.
+ Đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong phê duyệt và thực hiện các dự án đầu tƣ, nhất là các dự án đầu tƣ bất động sản, nâng dần và đi tới xoá bỏ các hạn chế về đầu tƣ gián tiếp, đặc biệt là tỷ lệ góp vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm nƣớc ngoài vào các doanh nghiệp bảo hiểm trong nƣớc.
+ Nhà nƣớc có chính sách khuyến khích ngƣời dân tham gia bảo hiểm, ƣu tiên phát triển sản phẩm nhân thọ có tính chất đầu tƣ dài hạn, các sản phẩm bảo hiểm phục vụ nông, lâm, ngƣ, nghiệp và việc cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho các vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
+ Nhà nƣớc có cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp bảo hiểm tự bổ sung vốn điều lệ cho phù hợp với tính chất hoạt động và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nƣớc không trực tiếp đầu tƣ thêm vốn vào lĩnh vực môi giới bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm đƣợc thành lập quỹ đầu tƣ, quỹ tín thác mà doanh nghiệp quản lý theo quy định của pháp luật. Cần cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm lớn thành lập ngân hàng thƣơng mại và các Ngân hàng thƣơng mại thành lập doanh nghiệp bảo hiểm. Họ sẽ trở thành tập đoàn tài chính mạnh nhƣ mô hình của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.
+ Khuyến khích các doanh nghiệp trong nƣớc mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, kể cả ở thị trƣờng bảo hiểm quốc tế và khu vực, tham gia góp vốn vào các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm đang hoạt động thành công ở nƣớc ngoài và thành lập công ty con kinh doanh bảo hiểm ở nƣớc ngoài.
+ Khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đại hoá công nghệ quản lý kinh doanh, đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ theo các chuẩn mực quốc tế, đƣợc phép thuê chuyên gia trong nƣớc và ngoài nƣớc để quản lý một số lĩnh vực hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
-Tạo ra một hành lang pháp lý thực sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam muốn phát triển tốt và bền vững thì đòi hỏi phải có sự cạnh tranh thực sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp trên thị trƣờng. Do vậy, các giải pháp để tạo ra sự bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm:
+ Tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên thị trƣờng có cơ hội tự do thâm nhập thị trƣờng bảo hiểm khi đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn mà pháp luật quy định về vốn, khả năng thanh toán, xếp hạng tín dụng, kế hoạch kinh doanh…
+ Tất cả các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm nhƣ doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nƣớc, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài kinh doanh trên thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam bình đẳng nhƣ nhau trong việc đƣợc phép đầu tƣ vào các loại tài sản ngắn hạn hoặc dài hạn phù hợp với đặc thù kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ hoặc nhân thọ với cùng các điều kiện quy định nhƣ nhau.
+ Luật pháp về quản lý kinh doanh bảo hiểm, về tài chính doanh nghiệp bảo hiểm phải thực sự bình đẳng trong cạnh tranh đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau trên thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam.
- Tăng cƣờng chức năng giám sát của Nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Để đáp ứng kịp thời các yêu cầu đòi hỏi của các doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình hội nhập, các giải pháp đƣợc đề ra nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm:
+ Củng cố tổ chức, bộ máy quản lý nhà nƣớc về kinh doanh bảo hiểm. Trong thời gian qua, thị trƣờng bảo hiểm tăng trƣởng một cách nhanh chóng, trong khi đó cơ quan quản lý Nhà nƣớc về kinh doanh bảo hiểm mặc dù đã có bƣớc phát triển về quy mô và thẩm quyền nhƣng dƣờng nhƣ vẫn chƣa đáp ứng kịp thời yêu cầu đòi hỏi về giám sát hoạt động của các công ty bảo hiểm. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tự do hóa tài chính theo các cam kết trong WTO và AEC thì tốc độ phát triển của thị trƣờng bảo hiểm trong những năm tới còn nhanh hơn nữa. Vì thế, cần phải củng cố cơ quan quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo hƣớng mở rộng quy mô phù hợp với quy mô phát triển của thị trƣờng, đồng thời đảm bảo quản lý theo các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, môi giới và đại lý. Cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh tế bảo hiểm phải thực hiện hai chức năng cơ bản là chức năng quản lý ngành kinh tế- kỹ thuật và chức năng giám sát tài chính.
+ Đào tạo nâng cao trình độ cho các cán bộ quản lý nhà nƣớc về kinh doanh bảo hiểm. Hiện nay, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ quản lý nhà nƣớc còn nhiều bất cập nên đã hạn chế rất nhiều trong việc theo dõi, giám sát hoạt động của thị trƣờng bảo hiểm. Vì vậy việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phải chú trọng đến bồi dƣỡng các kiến thức về đánh giá rủi ro, định phí, trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ, kiến thức về quản lý đầu tƣ, kiến thức kinh doanh quốc tế…
+ Xây dựng các hệ thống chỉ tiêu hoàn chỉnh phục vụ cho công tác giám sát tài chính dƣợc chặt chẽ. Những quy định hiện hành trên các văn bản pháp
lý về khả năng thanh toán, dự phòng nghiệp vụ còn nhiều bất cập và chƣa hoàn chỉnh, chƣa phản ánh đúng bản chất của các chỉ tiêu tài chính; từ đó làm cho công tác giám sát thông qua các chỉ tiêu tài chính không phản ánh đúng thực trạng tài chính cũng nhƣ mức độ an toàn của các doanh nghiệp bảo hiểm. Cho nên cần phải hoàn chỉnh hệ thống các chỉ tiêu tài chính và cách xác định của các chỉ tiêu này để đảm bảo cho công tác giám sát tài chính của các cơ quan quản lý nhà nƣớc đƣợc chặt chẽ; từ đó có cơ sở can thiệp kịp thời khi doanh nghiệp có nguy cơ mất khả năng thanh toán, bảo đảm cho thị trƣờng bảo hiểm phát triển ổn định và bền vững.
+ Thực hiện các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế trong giám sát tài chính. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thị trƣờng bảo hiểm trong nƣớc còn có sự tham gia của các công ty bảo hiểm nƣớc ngoài và chịu sự tác động lẫn nhau giữa thị trƣờng bảo hiểm các nƣớc. Vì vậy, bộ máy và hệ thống giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phải phù hợp với yêu cầu và thực tiễn kinh doanh bảo hiểm của nƣớc ta và các nguyên tắc chuẩn mực quốc tế, đảm bảo cho ngành bảo hiểm Việt Nam hoạt động an toàn đồng thời bảo đảm cho các chủ thể tham gia thị trƣờng phát triển tối đa khả năng của mình.