Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa tài chính trong tiến trình hội nhập quốc tế những ảnh hưởng đến ngành bảo hiểm việt nam (Trang 88 - 96)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Nhóm giải pháp vi mô

4.2.4. Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp

nhiều lần nhƣ hợp đồng bảo hiểm hỗn hợp thời hạn với thời hạn ví dụ nhƣ 15 năm: trả 30% số tiền cuối năm thứ 5, 30% số tiền bảo hiểm cuối năm thứ 10, và 40% còn lại khi đáo hạn hợp động.

- Phát triển, đa dạng hoá các kênh phân phối sản phẩm. Hiện nay, việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm vẫn đƣợc thực hiện chủ yếu qua các tƣ vấn viên. Gần đây có một số hình thức phân phối mới đƣợc các công ty triển khai: phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance), bƣu điện, internet... Trong tƣơng lai, bán bảo hiểm qua ngân hàng chắc chắn sẽ là một kênh phân phối có hiệu quả để thúc đẩy bán hàng, tăng doanh thu phí bảo hiểm. Căn cứ vào tình hình Việt Nam hiện tại thì các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cần phải: i) Phát triển hoạt động môi giới bảo hiểm, bảo đảm hoạt động của các công ty môi giới là đại diện cho khách hàng và phục vụ trƣớc hết vì lợi ích của khách hàng; ii) Phát triển và mở rộng mạng lƣới đại lý bảo hiểm và nâng cao nghiệp vụ của các tƣ vấn viên; iii) Phát triển nghiệp vụ bán hàng qua ngân hàng và bƣu điện nơi có lƣợng khách hàng lớn, dễ quản lý và có khả năng tài chính. Các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tận dụng đƣợc mạng lƣới chi nhánh sẵn có, rộng khắp của ngân hàng, bƣu điện; iv) Phát triển thƣơng mại điện tử: doanh nghiệp bảo hiểm đƣợc phép bán bảo hiểm qua mạng Internet với trách nhiệm đảm bảo đúng thông tin cho khách hàng và chế độ lƣu trữ thông tin để tiện cho việc kiểm tra và giám sát của các cơ quan quản lý nhà nƣớc.

4.2.4. Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm hiểm

- Tiếp tục hiện đại hoá công nghệ quản lý, chú trọng đến công tác tự kiểm tra, giám sát trong doanh nghiệp. Với đặc thù là một ngành kinh doanh dịch vụ với chu kỳ kinh doanh đảo ngƣợc, các doanh nghiệp bảo hiểm phải

quản lý một số lƣợng hợp đồng rất lớn, và tăng theo thời gian. Nhu cầu mua và trả phí bảo hiểm cũng nhƣ thanh toán bảo hiểm của khách hàng ngày càng phong phú. Vì vậy, doanh nghiệp bảo hiểm cần áp dụng công nghệ thông tin thông qua các biện pháp: i) Hiện đại hoá các trang thiết bị liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin. Xây dựng hệ thống giao dịch trên mạng, lập địa chỉ website, tƣ vấn trực tuyến…; ii) Xây dựng chƣơng trình ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các khâu, trong đó tập trung phát triển hệ thống phần mềm thống kê tính phí, trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ, hệ thống truyền dữ liệu báo cáo kinh doanh từ công ty đến chi nhánh và ngƣợc lại, đảm bảo cập nhật thông tin trong toàn hệ thống, xử lý kịp thời các diễn biến của thị trƣờng; iii) Tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực mới: phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bacassurance) và thƣơng mại điện tử (e-commerce & telemarketing). Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nƣớc cần hòan thiện cơ chế kiểm tra, giám sát trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm; iv) Đề cao vai trò tự giám sát thông qua hoạt động kiểm toán nội bộ, công khai tài chính; v) Các biện pháp nhƣ chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ, giảm thiểu các thủ tục hành chính trong công tác quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cũng cần đƣợc thực hiện; vi) Tăng cƣờng sự phân cấp trong quản lý, từng khâu công việc, của từng cá nhân trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

- Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả trong điều kiện mới. Chiến lƣợc kinh doanh là kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh của công ty. Thực tế đã chỉ ra nhiều bài học thành công hay thất bại trong kinh doanh nhờ có đƣợc chiến lƣợc kinh doanh tối ƣu hay ngƣợc lại. Đặc trƣng nổi bật của chiến lƣợc kinh doanh là tính định hƣớng và xác định những chính sách lớn của doanh nghiệp, nó xác định rõ những mục tiêu cơ bản và phƣơng hƣớng kinh

doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ và đƣợc quán triệt trong tất cả các mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tính định hƣớng của chiến lƣợc nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục và vững chắc trong môi trƣờng kinh doanh thƣờng xuyên biến động, đồng thời huy động tối đa và kết hợp tối ƣu việc khai thác và sử dụng các nguồn lực hiện tại và tƣơng lai nhằm phát huy những lợi thế và nắm bắt những cơ hội để giành ƣu thế trong cạnh tranh, đảm bảo nâng cao vị thế, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối với ngành bảo hiểm, trong những năm tới, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ diễn ra trong môi trƣờng khác hẳn trƣớc đây. Trong bối cảnh hội nhập hoàn toàn với nền kinh tế thế giới, những thuận lợi có nhiều nhƣng những nguy cơ gây mất ổn định kinh tế – xã hội vẫn còn tồn tại, sự bảo hộ của Nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nƣớc không còn nên các doanh nghiệp phải tự khẳng định mình trong cuộc cạnh tranh bình đẳng, không khoan nhƣợng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Trong bối cảnh đó, để tồn tại và phát triển đƣợc trong cạnh tranh, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nƣớc phải chủ động xây dựng cho mình một chiến lƣợc kinh doanh bài bản phù hợp với định hƣớng chiến lƣợc phát triển thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam đã đƣợc chính phủ phê duyệt. Chiến lƣợc phát trtiển của các doanh nghiệp trong nƣớc phải thể hiện đƣợc tầm nhìn dài hạn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên cả thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Trong hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn luôn coi trọng chất lƣợng và hiệu quả. Chìa khoá của mục tiêu đó là coi trọng đào tạo nâng cao nguồn nhân lực kinh doanh bảo hiểm, xây dựng công nghệ quản ký hiện đại, ứng dụng triệt để công nghệ tin học, biết và dám cạnh tranh theo cơ chế thị trƣờng.

- Nâng cao tính chuyên nghiệp trong đầu tƣ của các doanh nghiệp bảo hiểm:

+ Chú trọng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ đầu tƣ chuyên nghiệp. Các cán bộ đầu tƣ cần am hiểu về thị trƣờng tài chính và đầu tƣ tài chính. Mỗi công ty bảo hiểm nên thành lập một công ty đầu tƣ, phòng ban đầu tƣ để nâng cao vai trò, trách nhiệm của công tác đầu tƣ.

+ Sử dụng tối đa và có hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ: Cần xem xét tách bạch rõ nguồn vốn đầu tƣ từ nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn từ quỹ dự phòng nghiệp vụ để có thể đánh giá đúng hiệu quả đầu tƣ từng nguồn vốn và giới hạn an toàn về số vốn có thể sử dụng cho hoạt động đầu tƣ. Đối với nguồn vốn chủ sở hữu có thể ƣu tiên lựa chọn các hình thức đầu tƣ dài hạn, có mức độ cao hơn để tìm kiếm lợi nhuận cao. Đối với nguồn vốn đầu tƣ từ quỹ dự phòng mạo hiểm nhân thọ, do tính chất dài hạn của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và nhu cầu chi trả có thể dự đoán khá chính xác nên ngoài các hình thức đầu tƣ chủ yếu là cho vay có đảm bảo bằng thế chấp, đầu tƣ chứng khoán (trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Công ty, trái phiếu công trình), có thể lựa chọn các hình thức phù hợp với quy chế pháp luật nhƣ cho vay theo Pháp lệnh ngân hàng, kinh doanh bất động sản.

+ Đa dạng hóa hoạt động đầu tƣ: Trƣớc mắt, các doanh nghiệp nên ƣu tiên cho hình thức đầu tƣ hiện có nhiều ƣu điểm về độ an toàn, tính thanh khoản và hiệu suất sinh lời là tiền gửi tại các tổ chức tín dụng. Về lâu dài, để chuẩn bị cho tƣơng lai, các chuyên viên thực hiện công tác đầu tƣ cần tích cực tìm hiểu môi trƣờng đầu tƣ, tích luỹ những kiến thức về đầu tƣ kinh doanh trên các lĩnh vực, nhất là trên thị trƣờng chứng khoán ngay từ bây giờ.

KẾT LUẬN

Bảo hiểm có nguồn gốc từ rất xa xƣa trong lịch sử xã hội loài ngƣời, nó ra đời là do nhu cầu khách quan của chính bản thân con ngƣời. Đời sống của con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao thì nhu cầu về mức độ bảo đảm an toàn và nhu cầu về bảo hiểm ngày càng lớn và phong phú. Bảo hiểm ngày càng trở nên quan trọng, nó là động lực phát triển kinh tế xã hội và ổn định đời sống của mỗi cá nhân.

Trong thời gian vừa qua, thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam phát triển hết sức nhanh chóng và trở thành một thị trƣờng tiềm năng, hấp dẫn đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nƣớc ngoài với tiềm lực về vốn và kinh nghiệm kinh doanh lâu năm. Với tiến trình mở của thị trƣờng tài chính nói chung và thị trƣờng bảo hiểm nói riêng, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp bảo hiểm nƣớc ngoài. Mặc dù đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc, nhƣng các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam vẫn còn một số hạn chế về năng lực tài chính, nguồn nhân lực, sản phẩm bảo hiểm, chất lƣợng cung ứng dịch vụ. Tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm của toàn thị trƣờng so với GDP còn tƣơng đối thấp (dao động ở mức 2%). Năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam vẫn còn hạn chế, tỷ trọng vốn điều lệ so với các doanh nghiệp bảo hiểm nƣớc ngoài còn khoảng cách lớn. Hoạt động đầu tƣ tài chính chƣa đa dạng, chủ yếu sử dụng vốn để gửi tại các ngân hàng thƣơng mại hoặc mua trái phiếu Chính phủ. Trong kinh doanh bảo hiểm, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn chủ yếu tập trung vào hạ phí bảo hiểm, tăng chi hoa hồng bảo hiểm, mở nhiều đại lý để tăng thị phần, tăng doanh thu mà chƣa chú trọng đến nâng cao chất lƣợng đại lý. Chất lƣợng nguồn nhân lực còn chƣa cao nên hiệu quả của hoạt động nghiệp vụ và hoạt động đầu tƣ của các doanh nghiệp còn thấp. Cơ cấu sản phẩm bảo hiểm

chƣa thực sự phong phú, chủ yếu tập trung vào các sản phẩm ngắn hạn nên đã hạn chế khả năng huy động vốn dài hạn, nhiều loại sản phẩm bảo hiểm tiềm năng vẫn còn bỏ ngỏ. Công nghệ quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nƣớc còn nhiều bất cập. Chính những hạn chế này đã làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nƣớc trong cuộc đua giành thị phần bảo hiểm với các doanh nghiệp bảo hiểm nƣớc ngoài. Vậy, để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các giải pháp đƣợc đề ra đối với Nhà nƣớc nhƣ: hoàn thiện hệ thống pháp luật cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tạo một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời, Nhà nƣớc, Bộ chủ quản, và Hiệp hội bảo hiểm tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm góp phần ổn định thị trƣờng. Về phía doanh nghiệp cũng cần có các biện pháp cụ thể để nâng cao năng lực tài chính, nguồn nhân lực, chất lƣợng sản phẩm, năng lực quản lý…để có thể cạnh tranh đƣợc với các doanh nghiệp bảo hiểm nƣớc ngoài, thậm chí với năng lực cạnh tranh vƣợt trội hơn hẳn. Thị trƣờng Bảo hiểm Việt Nam còn tƣơng đối non trẻ. Tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng nhanh chóng của thị trƣờng này kể từ khi Chính phủ Việt Nam cho phép mở cửa thị trƣờng đã cho thấy đây là một thị trƣờng đầy tiềm năng. Việt Nam gia nhập WTO và đến ngày 31/12/2015- thời khắc thị trƣờng chung AEC đang đến gần, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đang ráo riết chuẩn bị cho sự kiện này. Trong đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam là vấn đề đƣợc quan tâm đặc biệt bởi các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam không muốn thị trƣờng bảo hiểm nội địa đầy tiềm năng rơi vào tay các doanh nghiệp bảo hiểm nƣớc ngoài.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Cục quản lý, Giám sát bảo hiểm- Bộ tài chính, 2006-2014. Niên giám bảo hiểm Việt Nam năm 2006-2014. Hà Nội : Nhà xuất bản Tài chính.

2. Đặng Văn Dân, 2007. Tự do hóa dịch vụ tài chính trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam. Luận văn thạc sỹ. Trƣờng Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

3. Trần Thị Thái Hà, 2006. Tự do hóa tài chính:Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam. Đề tài nghiên cứu đặc biệt mã số QG.04.25, Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Trịnh Quang Long, 2006. Tự do hóa tài chính và rủi ro phát sinh: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị một lộ trình cho Việt nam. Đề tài khoa học cấp bộ, Bộ Tài chính.

5. Bùi Ngọc Sơn, 2010. Tự do hóa tài chính – Một xu hướng mang tính toàn cầu. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ Tài chính.

6. Nguyễn Toàn Thắng và Bùi Văn Hải, 2010. Lý luận và Thực tiễn về tự do hóa các giao dịch vốn và sự ổn định khu vực tài chính Việt Nam: Khuôn khổ chính sách đến năm 2020, Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020. Đề tài cấp Nhà nƣớc do TS. Nguyễn Toàn Thắng là chủ nhiệm. 7. Bùi Thị Thanh Tình, 2013. Tự do hoá tài chính ở Việt Nam - thực trạng

và giải pháp. Luận án tiến sỹ, Học viện Ngân hàng.

8. Trần Anh Tuấn, 2002. Tác động của việc tự do hoá tài chính đến tăng trưởng kinh tế- lý luận & thực tiễn ở Việt nam. Viện nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Viện chiến lƣợc & Chính sách tài chính, 2015. Thị trƣờng tài chính Việt Nam và cơ hội từ AEC. Tạp chí Tài chính, Kì 1 số tháng 4-2015, trang 16-19.

Tài liệu tiếng Anh

10. Andrew Crockett, 1997. The Theory and Practical of Financial Stability, Essays in International Finance, Department of Economics, Priceton of University.

11. Brouwer, G. 2005. Monetary and Financial Integration in Asia: Empirical Evidence and Issues. Asia Economic Cooperation and Integration, Asia Development Bank, Manila, the Philippines, pp. 269-293.

12. C.H.Kwan (edited), Donna Vanderbrink, Chiasiow Yue, 1998. Coping with capital flow in East Asia. Tokyo: Nomura Research Institute.

13. Garry J. Schinasi, 2005. Safeguarding Financial Stability: Theory and Practice. Washington, DC: International Monetary Fund, Publication Services.

14. Henning, C. R., 2009. Future of the Chiang Mai Initiative: An Asian

Monetary Fund?. (No. PB09-5). Washington, DC: Peterson Institute for

International Economics.

15. Jonathan D. Ostry and Staff, 2011. Managing Capital Inflows: What tools to use?. IMF Staff Discussion Note. April 05, 2011. Washington, DC: International Moneytary Fund.

16. Kawai, M., 2009. From the Chiang Mai Initiative to an Asian Monetary Fund. In ADB International Monetary Advisory Group (IMAG) meeting,

pp. 16-17. September, 2009. New York: United Nations.

Các trang website

17. Hoàng Văn Hoan, 2008. Kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. < http://nhaquanly.vn/news.php?id=2076>. [Ngày truy cập: 01 tháng 07 năm 2015].

18. Phùng Đắc Lộc, 2008. Cơ hội – Thách thức và thành tựu bước đầu của ngành bảo hiểm Việt Nam sau gần hai năm gia nhập WTO. < http://doc.edu.vn/tai-lieu/co-hoi-thach-thuc-va-thanh-tuu-buoc-dau-cua- nganh-bao-hiem-sau-gan-hai-nam-gia-nhap-wto-16125/>. [Ngày truy cập: 20 tháng 07 năm 2015].

19.Văn Thanh, 2012. Tính hai mặt của tự do hóa tài chính. < http://vietstock.vn/2012/10/tinh-hai-mat-cua-tu-do-hoa-tai-chinh-772- 244417.htm >. [Ngày truy cập: 10 tháng 08 năm 2015]

20.Bùi Thị Thanh Tình, 2013. Đặc điểm chủ yếu của tiến trình tự do hóa tài

chính trên thế giới. <

http://www.vnep.org.vn/Modules/CMS/Upload/6/TD%20hoa%20tai%20c hinh.pdf>. [Ngày truy cập: 30 tháng 07 năm 2015].

21.Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW- Trung tâm thông tin tƣ liệu, 2008.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa tài chính trong tiến trình hội nhập quốc tế những ảnh hưởng đến ngành bảo hiểm việt nam (Trang 88 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)