CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Thu thập số liệu
Tác giả thực hiện Luận văn theo tuần tự các bƣớc nghiên cứu nhƣ sau :
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý luận về công tác quản lý nhân lực của công ty. Tham khảo và thu thập thông tin trên các tài liệu; đề tài khoa học, các bài viết, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ tham khảo trên thƣ viện luận văn…
Trong phần này tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, phân tích, tổng hợp… để liệt kê, trình bày những khái niệm cơ bản, những nội dung quan trọng liên quan đến công tác quản lý nhân lực đƣợc đề cập tại chƣơng 1. Phân tích đánh giá những mặt làm đƣợc, chƣa làm đƣợc của các nghiên cứu trƣớc đó để tìm ra những điểm mới mà các tác giả trƣớc chƣa thực hiện.
Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ phân tích thực trạng công tác quản lý nhân lực của công ty giai đoạn 2012-2014. Bƣớc này chủ yếu phục vụ cho chƣơng 3. Trong bƣớc này tác giả thu thập số liệu thứ cấp dạng thô trên các báo cáo tổng kết của công ty, báo cáo hàng năm của các đơn vị trực thuộc. Các số liệu này đƣợc xử lý bằng phần mềm Exel.
Trong chƣơng này tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích, so sánh để thu thập thông tin, phân tích số liệu về số lƣợng và chất lƣợng của đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty, đánh giá những mặt ƣu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý nhân lực của công ty giai đoạn 2012-2014.
Bước 3: Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý nhân lực của công ty, những bài học kinh nghiệm, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác công tác quản lý nhân lực của công ty giai đoạn 2015- 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG VIGLACERA. 3.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Viglacera
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
- Tên doanh nghiệp: công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Viglacera.
- Tên giao dịch quốc tế: Viglacera Mechanics and Construction Joint Stcock Company.
- Tên viết tắt: VIMC
- Trụ sở chính: Xã Đại Mỗ - Từ Liêm – Hà Nội.
- Điện thoại: 043.8390053 - Fax: 043.8390052
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất tạo ra cơ sở kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, sử dụng vốn tích lũy lớn của xã hội đóng góp đáng kể vào GDP, là điều kiện để thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Viglacera là doanh nghiệp nhà nƣớc hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Viglacera đƣợc thành lập và hình thành với tiền thân là Xí nghiệp xây dựng và sửa chữa lò đƣợc thành lập theo quyết định số 198/BXD ngày 22/04/1975 của Bộ xây dựng và có trụ sở chính đóng trên địa bàn phƣờng Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội đã đƣợc cổ phần hóa vào tháng 11 năm 2005 để phù hợp với cơ chế thị trƣờng hiện nay.
Từ khi thành lập đến nay vừa sản xuất và phát triển công ty đã có chỗ đứng trên thị trƣờng, trong những năm gần đây công ty đã và đang phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực cơ khí và xây dựng. Các công trình xây lắp đƣợc thực hiện ở khắp các tỉnh trên cả nƣớc, doanh thu sản xuất, tổng thu nhập của ngƣời lao động luôn luôn đƣợc tăng trƣởng. Để có đƣợc vị thế đó công ty cổ phần cơ
khí và xây dựng Viglacera đã trải qua những bƣớc thăng trầm để vƣợt qua những giai đoạn khó khăn và thử thách.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty
* Đặc điểm kinh doanh chủ yếu của công ty:
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, công trình đƣờng dây và trạm biến thế, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, nhận thầu cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới các loại lò sấy, lò nung công nghiệp.
- Tƣ vấn đầu tƣ xây dựng bao gồm: Lập và thẩm định các dự án đầu tƣ, thiết kế quy hoạch, thiết kế công trình, tƣ vấn quản lý dự án.
- Sản xuất và kinh doanh các loại phụ tùng, phụ kiện, thiết bị dùng trong xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng; lắp đặt thiết bị , kết cấu thép các loại.
- Đầu tƣ, kinh doanh phát triển nhà.
* Quy mô của doanh nghiệp:
- Vốn điều lệ: 6.700.000.000 đồng (Sáu tỷ bảy trăm triệu đồng).
- Tổng số lao động: 338
Trong đó: - Lao động có trình độ đại học: 35
- Lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp: 25
- Lao động công nhân kĩ thuật: 128
- Lao động phổ thông: 150
3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
* Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản quyết định của đại hội đồng cổ đông đƣợc thông qua tại cuộc họp khi đƣợc số cổ đông đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp thuận, trừ một vài trƣờng hợp khác nhƣ quy định của điều lệ công ty.
* Hội đồng quản trị: Là cơ quan điều hành cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết dịnh chiến lƣợc phát triển của công ty, quyết định giải pháp phát triển thị trƣờng, quyết định nội dung tài liệu phục vụ họp đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp đại hội đồng cổ đông, cơ cấu tổ chức, lập quy chế quản lý nội bộ của công ty.
* Ban kiểm soát: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra, ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính trung thực, hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Thƣờng xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến Hội dồng quản trị trƣớc khi báo cáo, kết luận và kiến nghị lên đại hội đồng cổ đông.
* Giám đốc công ty: Chỉ đạo chung về mọi mặt hoạt động của công ty. Trực tiếp phụ trách chỉ đạo công tác tài chính kế toán, kế hoạch đầu tƣ, công tác đối ngoại, kiểm toán, thanh tra của công ty.
* Phó giám đốc công ty: Giúp việc cho giám đốc, đƣợc giám đốc giao quản lý, điều hành mọi lĩnh vực theo sự phân công cụ thể, chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và trƣớc giám đốc về mọi lĩnh vực đƣợc giao. Và trực tiếp giám sát chỉ đạo xí nghiệp tƣ vấn xây dựng và thiết kế.
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Cơ khí và Xây dựng Viglacera
* Phòng Tài chính kế toán: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty và có chức năng tham mƣu cho giám đốc công ty chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán của công ty.
- Tổ chức phân tích các chỉ tiêu tài chính trong công ty một cách thƣờng xuyên nhằm đánh giá đúng tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty,
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÓ GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÒNG TCHC PHÒNG KHKT X Í NGH IỆ P C Ơ K H Í X Í NGH IỆ P X D S Ố 2 X Í NGH IỆ P X D S Ố 3 X Í NGH IỆ P X D S Ố 4 X Í NGH IỆ P X D V À T T N T X Í NGH IỆ P T Ƣ V Ấ N – TK Đ Ộ I XÂ Y D Ự N G S Ố 7 Đ Ộ I XÂ Y D Ự N G S Ố 1 Đ Ộ I XÂ Y D Ự N G S Ố 2 PHÒNG TCKT
phát hiện những lãng phí và những việc làm không hiệu quả để có biện pháp khắc phục đảm bảo thực hiện việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản có hiệu quả cao nhất.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi: Công tác tài chính; công tác kế toán thống kê; xây dựng quy chế phân cấp về công tác tài chính kế toán của giám đốc cho các đơn vị trực thuộc và nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát.
* Phòng Tổ chức hành chính: Là phòng chuyên môn tham mƣu giúp việc trực tiếp cho giám đốc và Hội đồng quản trị công ty trong lĩnh vực tổ chức triển khai thực hiện công tác tổ chức – hành chính và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi: Công tác quản lý và sử dụng lực lƣợng lao động; thực hiện các chế độ chính sách đối với ngƣời lao động; công tác thanh tra và giải quyết các khiếu nại, tố cáo; công tác bảo vệ, quân sự; công tác quản trị hành chính.
* Phòng Kế hoạch kỹ thuật: Là phòng chuyên môn, tham mƣu giúp việc cho giám đốc công ty triển khai hoạt động, tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh và quản lý kỹ thuật trên các lĩnh vực: Xây lắp, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng và các dịch vụ khác.
- Thực hiện các nhiệm vụ: Hoạch địch chƣơng trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; công tác thị trƣờng và quản lý kỹ thuật thi công, chất lƣợng các công trình xây lắp; quản lý kỹ thuật chất lƣợng các sản phẩm công nghiệp; quản lý kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn lao động; bồi dƣỡng nâng cao tay nghề, tổ chức thi nâng bậc cho công nhân.
* Xí nghiệp tƣ vấn và thiết kế: Tham gia thiết kế các công trình theo sự chỉ đạo của công ty.
* Xí nghiệp cơ khí: Chịu trách nhiệm sản xuất các mặt hàng cơ khí theo kế hoạch giám đốc đề ra.
* Các Xí nghiệp, các đội xây dựng trực thuộc công ty: Có nhiệm vụ xây dựng và lắp đặt các công trình theo giao thầu nội bộ của công ty, báo cáo tình hình xây dựng về công ty.
* Hiện trạng nguồn nhân lực của công ty
Bảng 3.1 : Số lƣợng lao động trong công ty năm 2014
Đơn vị: Người. STT Chuyên môn Số lƣợng Đại học 35 1. Kỹ sƣ xây dựng 15 2. Kỹ sƣ điện 1 3. Kỹ sƣ quy hoạch 1 4. Cử nhân kinh tế 7 5. Cử nhân tài chính 6 6. Kỹ sƣ giao thông 3 7. Kỹ sƣ thủy lợi 2 Cao đẳng, trung cấp 25 1. Cao đẳng xây dựng 17 2. Trung cấp điện 2 3. Trung cấp kinh tế 6
Công nhân kỹ thuật 128
1. Công nhân thợ nề 60
2. Công nhân thợ sắt, hàn 12
3. Công nhân điện nƣớc 10
4. Lái xe, lái cẩu, vận hành máy 46
Lao động phổ thông 150
Nhận xét: Qua số liệu của bảng trên, ta thấy bộ phận lao động gián tiếp là 60 ngƣời trong đó có 35 ngƣời có trình độ đại học, 25 ngƣời có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm khoảng 17,75%. Còn tỷ lệ lao động trực tiếp gồm công nhân kĩ thuật 128 ngƣời, lao động phổ thông 150 ngƣời chiếm 82,25%. Trong một công ty kinh doanh về xây dựng là chủ yếu thì tỷ lệ lao động này là hợp lý.
* Vài nét về kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.
Bảng 3.2: Cơ cấu vốn của công ty qua các năm
Đơn vị: triệu đồng. Năm 2012 2013 2014 Tổng vốn kinh doanh 30.005,2 30.801 40.605,6 Vốn cố định 20.505,7 20.703,2 30.307,57 Vốn lƣu động 4.009,5 10.007,8 10.208,03 Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy sự gia tăng về vốn không ngừng qua mỗi năm, năm sau luôn cao hơn năm trƣớc. Đó là quá trình bảo toàn và phát triển vốn, là quá trình cố gắng của cả một tập thể công nhân viên trong công ty, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, tăng năng suất, tiết kiệm mọi chi phí trong sản xuất và quản lý.
3.2. Thực trạng quản lý nhân lực tại công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Viglacera Viglacera
3.2.1. Đặc điểm lao động và bố trí sử dụng lao động tại công ty:
*Đặc điểm lao động:
Đội ngũ cán bộ của công ty đƣợc tuyển lựa từ các trƣờng đại học và cơ sở sản xuất vừa giỏi về lý thuyết, vừa giỏi về thực tế đã đáp ứng đƣợc mục tiêu kinh doanh trong từng giai đoạn phát triển của công ty. Do trong quá trình thi công các công trình, thi công ở những địa điểm khác nhau nên công ty phải thuê một lực lƣợng lao động thời vụ rất lớn, lực lƣợng này thƣờng không ổn định, họ chỉ coi đây là công việc tạm bợ trong khoảng thời gian nhàn rỗi của nhà nông.
Bảng 3.3: Cơ cấu lao động tại công ty năm 2012- 2014.
Đơn vị: Người
Các chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh
2012/2013 So sánh 2013/2014 Số ngƣởi Tỷ lệ (%) Số ngƣởi Tỷ lệ (%) Số ngƣởi Tỷ lệ (%) Số TĐ Tỷ lệ (%) Số TĐ Tỷ lệ (%) Tổng số LĐ 305 100 320 100 338 100 15 18
Cơ cấu theo loại HĐLĐ:
- LĐ dài hạn 197 64,6 206 64.4 221 65,4 9 4,6 5 2,4
- LĐ thời vụ 108 35.4 114 35.6 117 34,6 6 5,5 3 2,6
Cơ cấu theo giới tính
- LĐ Nam 215 70,5 217 67,8 220 65,1 2 0,009 3 1,4
- LĐ Nữ 90 29,5 103 32,2 118 34,9 13 14,4 15 14,6
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán. Nhận xét: Từ số liệu của bảng trên ta thấy, về cơ cấu theo loại hợp đồng lao động tình hình lao động dài hạn trong công ty 3 năm qua chiếm tỷ trọng khá lớn. Công ty đã ký hợp đồng dài hạn với nhiều ngƣời giúp công ty ổn định số lao động, động viên họ làm việc và gắn bó với công ty. Cơ cấu lao động theo giới tính của công ty cũng không ngừng tăng nên rất nhanh, cùng với quá trình phát triển của xã hội số lƣợng lao động nữ tham gia vào thị trƣờng lao động ngày càng nhiều, tƣ tƣởng “trọng nam khinh nữ” ngày càng bị mất dần, lao động nữ cũng đã tham gia vào tất cả các lĩnh vực lao động. họ ngày càng khẳng định chỗ đứng của mình. Tại công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Viglacera số lƣợng lao động nữ tăng rất nhanh năm 2012 có 90 ngƣời đến năm 2013 là 103 ngƣời tăng 13 ngƣời tƣơng ứng với mức tăng 14,4% . Đến năm 2014 tăng 15 ngƣời tƣơng ứng với mức tăng 14,6%.
* Về bố trí sử dụng lao động.
Bố trí sử dụng lao động là sự sắp đặt, sắp xếp các công việc, các lĩnh vực phù hợp với từng chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề của đối tƣợng lao động.
Thực trạng ở công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Viglacera theo thực tế và căn cứ vào những chỉ tiêu của công ty thì việc bố trí lao động khá hợp lý. Ngƣời lao động đƣợc sắp xếp, phân bổ làm việc theo đúng trình độ, đúng tay nghề mà mình đã đƣợc đào tạo. Tùy thuộc vào tay nghề của ngƣời lao động công ty bố trí họ vào những công việc phù hợp, tùy thuộc vào các lĩnh vực kinh doanh công ty chia làm nhiều nhóm, mỗi nhóm chịu trách nhiệm về các lĩnh vực của mình theo yêu cầu và kế hoạch của công ty.
Có thể xem xét cụ thể hơn việc sử dụng lao động ở các phòng ban qua bảng so sánh sau:
Bảng 3.4: Sử dụng số lƣợng lao động ở các phòng ban năm 2014
Đơn vị: người
Các bộ phận Nhu cầu Hiện có Thừa Thiếu
1. Hội đồng quản trị 5 5 0 0
2. Ban kiểm soát 3 3 0 0