Xây dựng hệ thống kỉ luật hợp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực của công ty cổ phần cơ khí và xây dựng viglacera (Trang 76 - 78)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhân lực tại công ty cổ phần cơ

4.2.4. Xây dựng hệ thống kỉ luật hợp lý

Kỉ luật lao động là những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của ngƣời lao động mà tổ chức xây dựng lên dựa trên cơ sở pháp lý hiện hành và các chuẩn mực đạo đức xã hội. Mục tiêu của kỉ luật là nhằm làm cho ngƣời lao động làm việc dựa trên tinh thần hợp tác theo cách thức thông thƣờng và có quy củ, do đó kỉ luật tốt nhất chính là sự tự giữ kỉ luật. Bởi vậy, ngƣời làm công tác quản lý nguồn nhân lực cần làm cho ngƣời lao động hiểu đƣợc những mong đợi, yêu cầu của tổ chức đối với bản thân họ. Từ đó, họ có thể định hƣớng cách thức làm việc có hiệu quả ngay từ khi bắt đầu thực hiện công việc với một tinh thần hợp tác và phấn khởi. Các hình thức kỉ luật có thể áp dụng:

- Phê bình dựa trên cơ sở đƣa ra những sự nhắc nhở và phê bình nhẹ nhàng có tính xây dựng.

- Khiển trách: Là hình thức kỉ luật chính thức hơn. Mục đích là tiếp cận tích cực nhằm tạo cơ hội cho ngƣời vi phạm sửa chữa sai lầm. Ngƣời quản lý phải có trách nhiệm trong việc đạt đƣợc sự nhất trí với những ngƣời dƣới quyền bằng những thủ tục và giám sát họ.

- Trừng phạt (cảnh cáo): Là biện pháp cuối cùng áp dụng đối với ngƣời vi phạm kỉ luật hình thức này đƣa ra những hình phạt nghiêm khắc, tăng theo thời gian đối với những ngƣời bị kỉ luật. Các mức nối tiếp của kỉ luật trừng phạt nhƣ sau:

+ Cảnh báo miệng.

+ Canh báo bằng văn bản. + Đình chỉ công tác. + Sa thải.

Muốn kỉ luật có hiệu quả trong tổ chức cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

- Xây dựng hệ thống kỉ luật một cách rõ ràng, hợp lý và cụ thể không dựa vào ý muốn cá nhân, trong đó quy định rõ các điều khoản kỉ luật, các mức độ vi phạm kỉ luật và các hình thức kỉ luật tƣơng ứng, đồng thời phải xây dựng cơ chế

khiếu nại tạo điều kiện cho việc thông tin hai chiều trong kỉ luật một cách dân chủ, công khai, công bằng với mọi ngƣời lao động.

- Phải quy định rõ ràng trách nhiệm của ngƣời có liên quan đến kỉ luật lao động, nhằm tránh tình trạng ỷ lại, thụ động, chồng chéo và đổ lỗi cho nhau khi vi phạm kỉ luật và xử lý kỉ luật.

- Phải thông tin đầy đủ và kịp thời các điều khoản của kỉ luật lao động đến mọi ngƣời lao động nhằm khuyến khích sự tự thực hiện giữ gìn kỉ luật trong từng ngƣời lao động, từng tổ, nhóm trong các tổ nhóm làm việc.

- Trƣớc khi tiến hành kỉ luật, cần phải tiến hành điều tra, xác minh đƣợc các vi phạm, mức độ vi phạm và các hình thức kỉ luật tƣơng ứng đã đƣợc quy định và thông báo cho ngƣời vi phạm biết.

- Trong hầu hết các trƣờng hợp, đặc biệt trong việc sa thải, ngƣời quản lí phải chứng minh rõ ràng ngƣời lao động đã phạm lỗi. Khi đã xác định rõ các sai phạm thì việc xử lý kỉ luật phải đƣợc thực hiện một cách nhất quán và công minh theo đúng nội quy, quy chế đã đề ra và thông báo cho ngƣời lao động biết về hình thức kỉ luật họ phải gánh chịu và giới hạn về thời gian đối với hình thức kỉ luật đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực của công ty cổ phần cơ khí và xây dựng viglacera (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)