4. Kết cấu của khóa luận
2.3 Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công
Công ty TNHH kiểm toán tư vấn đào tạo quốc tế IVMA thực hiện
2.3.1 Ưu điểm
Ngay từ giai đoạn đầu của quá trình kiểm toán, nhóm kiểm toán được lựa chọn thông qua đánh giá năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của các thành viên trong nhóm sao cho phù hợp nhất với từng đối tượng khách hàng giúp cho quá trình kiểm toán diễn ra thuận lợi, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. KTV thực hiện thu thập thông tin, đánh giá của khách hàng làm căn cứ giúp cho việc khoanh vùng kiểm toán trọng tâm, xác định những khoản mục có rủi ro cao và có khả năng tồn tại sai sót trọng yếu ảnh hưởng tới BCTC. Chương trình kiểm toán của công ty thiết kế dựa trên chương trình kiểm toán mẫu của BTC kết hợp với đóng góp của các KTV có kinh nghiệm, được cập nhật thường xuyên đảm bảo sự phù hợp với các chuẩn mực, quy định hiện hành.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, các KTV được trưởng nhóm phân công công việc một cách khoa học, hợp lý và giám sát thực hiện trong suốt quá trình kiểm toán. Giữa các KTV có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giúp cuộc kiểm toán đạt được hiểu quả cao, tránh việc bỏ sót các sai phạm và nâng cao uy tín cũng như chất lượng của BCKiT. KTV giàu kinh nghiệm, luôn chủ động kết hợp linh hoạt các thủ tục như khảo sát HTKS, phân tích sơ bộ kết hợp với kiểm tra chi tiết để tối ưu hiệu quả có thể đạt được. Ví dụ, khi KTV đánh giá đơn vị có HTKSNB hiệu quả, KTV sẽ phối hợp các thủ tục phân tích sơ bộ để đưa ra nhận xét về những biến động của khoản mục TSCĐHH trong năm từ đó thu nhỏ phạm vi các thủ tục kiểm tra chi tiết. Trái lại, khi rủi ro kiểm soát bị đánh giá ở mức cao thì KTV sẽ ngay lập tức tiến hành kiểm tra chi tiết, giảm bớt các thủ tục phân tích sơ bộ. Các giấy tờ làm việc chi tiết của KTV được trình bày khoa học dễ hiểu, phù hợp với mục tiêu kiểm toán của từng khoản mục và bằng chứng kiểm toán được đánh tham chiếu theo quy định.
BCKT và Thư quản lý trước khi phát hành đều được trải qua quá trình soát xét kỹ càng, thận trọng, vì vậy luôn đảm bảo mức độ tin cậy cũng như không ngừng nâng cao uy tín, chất lượng của công ty. IVMA đã thực hiện lưu trữ và quản lý bằng chứng kiểm toán cùng với giấy tờ làm việc theo một thứ tự rất hợp lý và đúng với quy định; do đó, thuận tiện cho việc lấy ý kiến của KTV để lên BCKiT, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm toán của BGĐ.
Khóa luận tôt nghiệp
2.3.2 Nhược điểm
Mặc dù trong quá trình thực hiện kiểm toán KTV đã rất thận trọng, tuy nhiên vẫn còn tồn tại các hạn chế sau đây:
Trong giai đoạn lập Kế hoạch kiểm toán
- Ve việc lập thư hẹn kiểm toán: Đối với một số khách hàng công ty chưa lập “Thư hẹn kiểm kiểm toán” mà chỉ trao đổi trên điện thoại với Ban lãnh đạo của đơn vị được kiểm toán về dự kiến thời gian kiểm toán, số lượng KTV trong đoàn kiểm toán. Việc này có nguy cơ làm cho khách hàng hay ngay cả KTV cũng sẽ nhầm lẫn về lịch hẹn kiểm toán, do đó không chuẩn bị kịp thời được tài liệu cần thiết dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong cuộc kiểm toán.
- Về việc thu thập thông tin khách hàng: Chưa quan tâm đến tầm quan trọng của việc thực hiện thu thập thông tin của đơn vị được kiểm toán. Hầu hết KTV không chú ý đến các thông tin liên quan đến môi trường kinh doanh, danh sách các đối thủ cạnh tranh trên thị trường của DN hay những thay đổi mới nhất về các Chính sách của nhà nước có tác động trực tiếp đến DN. Ngoài ra, đôi khi những thông tin phi tài chính cũng là một yếu tố quan trọng bị bỏ qua. Việc làm này gây ra thiếu sót trong việc phát hiện rủi ro ban đầu khi thu thập thông tin khách hàng.
- Tìm hiểu về HTKSNB của khách hàng: Mặc dù IVMA đã thực hiện theo các bước đầy đủ trong quy trình tìm hiểu và thu thập thông tin về HTKSNB những kết quả đạt được chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong đợi. Các câu hỏi trong bảng hỏi KTV đưa ra đều chỉ mang tính khái quát chung, chúng được sử dụng đối với hầu hết khách hàng. Vì mỗi khách hàng thuộc các loại hình hoạt động và đặc điểm kinh doanh khác nhau nên việc áp dụng một mẫu chung cho tất cả là chưa hợp lý. Không những thế, số lượng của các câu hỏi này cũng chưa đủ để làm rõ thông tin giúp cho KTV hiểu rõ về HTKSNB của khách hàng. Nhất là đối với khách hàng thuộc lĩnh vực kinh doanh mang tính đặc thù thì bảng hỏi hiện tại chưa đạt được hiệu quả cao. Điều này sẽ làm cho khối lượng công việc kiểm tra chi tiết bị tăng lên.
- Thực hiện phân công nhân sự: Công ty TNHH ABC có hệ thống TSCĐ khá đa dạng. Tuy nhiên việc kiểm toán khoản mục TSCĐ, kiểm kê TSCĐ phần lớn được phụ trách bởi các trợ lý KTV. Lí do là vì đến mỗi mùa kiểm toán, khách hàng nhiều làm khối lượng công việc dồn dập trong khi nguồn nhân lực chỉ có hạn nên phải tập trung
tối đa nhân sự để đảm bảo công việc. Cho đến thời điểm hiện tại, nguồn nhân lực của IVMA vẫn đang ở mức hạn chế nên không tránh khỏi việc tận dụng đội ngũ thực tập sinh để đáp ứng như cầu nhân sự trong mùa kiểm toán. Điều này cũng gây nên nhiều rủi ro khi công việc kiểm toán yêu cầu KTV có trình độ chuyên môn và nhiều kinh nghiệm thực hiện.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
- Về việc đánh giá lại số dư đầu kỳ: Trong hầu hết các khoản mục đặc biệt là khoản mục TSCĐ, IVMA đều thực hiện kiểm tra và đánh giá lại số dư đầu kỳ đối với khach hàng mới còn các khách hàng mà IVMA đã kiểm toán năm ngoái thì KTV đa số chấp nhận số liệu đầu kỳ do tôn trọng ý kiến KTV năm trước. Đây là một việc chủ quan chứa đựng nhiều rủi ro nếu như số dư đầu kỳ không chính xác ảnh hưởng đến số liệu số dư cuối kỳ khoản mục. Nếu ảnh hưởng gây ra có mức chênh lệch lớn thì có thể gây ra sai sót trọng yếu trong BCTC.
- Thực hiện các thủ tục khảo sát KSNB: trong giấy tờ làm việc của KTV, việc ghi chép từng bước thực hiện hầu như chỉ để hoàn thiện thủ tục, chưa rõ ràng, hầu hết chỉ là các nhận xét dựa trên quá trình làm việc tại đơn vị. Các rủi ro được đánh giá cũng chỉ ở các mức độ từ thấp, TB, cao, chưa được chi tiết cụ thể về các lỗ hổng của HTKSNB. Điều này gây ảnh hưởng đến xét đoán đối với hiệu quả vận hành KSNB làm ảnh hưởng đến việc xác định phạm vi kiểm toán và thiết kế thử nghiệm cơ bản. Nhược điểm trên của công ty chủ yếu là do khách hàng muốn giảm bớt chi phí kiểm toán mà giảm thời gian kiểm toán xuống ngắn nhất có thể. Khi thời gian kiểm toán bị giới hạn thì đồng thời cũng giới hạn các thủ tục kiểm toán được thực hiện làm cho chất lượng cuộc kiểm toán cũng bị giảm hiệu quả.
- Thủ tục phân tích: Thủ tục phân tích là một trong những kỹ thuật không thể bỏ qua trong quá trình kiểm toán. Thế nhưng tại IVMA, thủ tục phân tích được tiến hành chưa đủ sâu và rộng, thủ tục này mới chỉ dừng ở việc thực hiện kiểm tra chi tiết từng phần hành. Thủ tục phân tích nếu như được sử dụng hợp lý sẽ giúp KTV giảm bớt việc thực hiện thêm các thủ tục khác mà vẫn đảm bảo thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ. Kiểm toán đang là lĩnh vực mới phát triển ở nước ta nên hành lang pháp lý về lĩnh vực này còn khá mơ hồ. Pháp luật Việt Nam chưa ban hành quy định chặt chẽ nào về về phạm vi kiểm toán kèm theo đó là sự bất cập trong thị trường kinh tế vẫn tồn tại thông tin sai, thiếu minh bạch. Do đó, việc xác định căn cứ để so sánh, đối chiếu số
liệu của đơn vị với số liệu trong ngành còn gặp nhiều hạn chế sẽ làm cho xét đoán của KTV bị ảnh hưởng về tính chính xác và hợp lý.
- Xác định mức trọng yếu: Mặc dù KTV đã tính toán mức trọng yếu cho toàn thể BCTC trong đó có mức trọng yếu cho cả khoản mục TSCĐ và thể hiện đầy đủ trên giấy tờ làm việc nhưng trong quá trình thực hiện, KTV lại thường chỉ sử dụng các kinh nghiệm chủ quan của mình trong việc đánh giá các sai phạm cần điều chỉnh mà ít áp dụng mức trọng yếu đã tính toán làm căn cứ đánh giá chi tiết.
- Trong kiểm tra chi tiết: Khi xác định tính hiện hữu của TSCĐ, nhất là đối với TSCĐVH thì việc này phức tạp hơn so với TSCĐHH do không có hình thái vật chất cụ thể nên không chỉ đánh giá được dựa vào thủ tục kiểm kê. Hơn nữa, ngay cả khi kiểm kê TSCĐHH, đôi khi DN sở hữu những tài sản đặc biệt mà KTV không đủ hiểu biết về tính chất cũng như tình trạng của tài sản đó để thẩm định giá trị tại thời điểm kiểm tra của tài sản dẫn đến đánh giá chỉ mang tính chủ quan, theo suy đoán của KTV nên sẽ chưa kiểm tra đúng được độ chính xác của số liệu đơn vị ghi chép. Đôi khi để tiết kiệm chi phí kiểm toán mà việc tham khảo ý kiến từ việc mời chuyên gia bị bỏ qua.
- Trong chọn mẫu kiểm tra chi tiết: Tại IVMA, nghiệp vụ phát sinh có giá trị lớn thường được chú ý hơn và tập trung kiểm tra chi tiết về nó. Việc tiến hành chọn mẫu theo quy luật số lớn này sẽ dẫn đến ảnh hướng tới kết quả kiểm toán do bỏ qua những sai phạm trong nghiệp vụ nhỏ nhưng lại có tính hệ thống.
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
Khi thực hiện tổng hợp lại kết quả trong suốt quá trình kiểm toán, thông thường các KTV sẽ chỉ tập trung vào sai phạm về số liệu kèm theo đưa ra các bút toán điều chỉnh mà ít quan tâm đến đưa ra đánh giá về tổ chức hoạt động của hệ thống kế toán, HTKSNB của đơn vị. Vì vậy, ý kiến tư vấn của KTV đưa ra sẽ bị thiếu cơ sở. Điều này cũng đóng góp một phần quan trọng trong khi tạo lập Thư quản lý và là một thông tin rất cần thiết cho những lần kiểm toán tiếp theo.
Hạn chế khác
Mùa kiểm toán diễn ra một lần trong năm nên đây là thời gian mà các công ty kiểm toán nói chung trong đó các KTV nói riêng đều hoạt động hết công suất. Khối lượng khách hàng kiểm toán tương đối lớn trong khi thời gian tiến hành mỗi cuộc kiểm toán đều có hạn gây ra áp lực làm việc lên mỗi KTV. Cũng do đó, đôi khi việc tiếp cận và trao đổi để tìm kiếm thông tin của từng khách hàng chưa thực sự được chú ý và coi trọng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nội dung của Chương 2 khái quát những thông tin cơ bản về Công ty TNHH kiểm toán tư vấn và đào tạo quốc tế IVMA, trong đó đã miêu tả chi tiết về đặc điểm HĐKD của IVMA đặc biệt là đặc điểm về tổ chức kiểm toán BCTC của công ty. Qua thời gian thực tập, được quan sát trực tiếp công việc tại IVMA, tôi đã có đánh giá cá nhân về tình hình thực tế thực hiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Công ty TNHH ABC do công ty kiểm toán IVMA thực hiện. Từ đó, tôi nêu lên một số đánh giá về ưu, nhược điểm của thực trạng kiểm toán khoản mục TSCĐ tại IVMA.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY
TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ IVMA THỰC HIỆN
3.1 Định hướng phát triển của IVMA và sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH kiểm toán tư vấn và đào tạo quốc tế IVMA thực hiện