4. Kết cấu của khóa luận
2.1.5 Đặc điểm tổchức kiểm toán BCTC của công ty TNHH kiểm toán tư vấn và đào
đào tạo quốc tế TVMA
2.1.5.1 Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán
Chất lượng của đoàn kiểm toán chính là yếu tố then chốt quyết định đến chất lượng của cuộc kiểm toán. Đội ngũ KTV tại IVMA là những nhân sự chất lượng cao, có trình độ chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm hành nghề. Tùy thuộc vào quy mô cũng như đối tượng khách hàng mà số lượng và nhân sự trong đoàn kiểm toán được tổ chức cho phù hợp. Thông thường, cơ cấu đoàn kiểm toán sẽ được cấu tạo như sau:
Khóa luận tôt nghiệp
TGĐ/PGĐ
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ đoàn kiểm toán
Nguồn: TL nội bộ IVMA
Tổng Giám đốc/ Phó Tổng Giám đốc: là thành viên Ban giám đốc tham gia phụ trách cuộc kiểm toán, là người có trách nhiệm chung về cuộc kiểm toán, và ký BCKT, trực tiếp liên lạc và giao nhiệm vụ cho các Trưởng/Phó phòng kiểm toán, đồng thời chịu trách nhiệm soát xét cuộc kiểm toán ở mức độ Công ty.
Trưởng/Phó phòng kiểm toán: Là người chịu trách nhiệm tổ chức cuộc kiểm toán, lập và ký báo cáo kiểm toán. Trưởng/phó phòng kiểm toán thiết kế chương trình kiểm toán, giao nhiệm vụ cho trưởng nhóm và giám sát trong suốt quá trình từ lập kế hoạch đến thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán nhằm đảm bảo chất lượng cho cuộc kiểm toán, đồng thời có trách nhiệm soát xét cuộc kiểm toán ở mức độ Phòng.
Trưởng nhóm kiểm toán: Là người phụ trách việc lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các cá nhân trong nhóm kiểm toán. Trưởng nhóm sẽ là người trực tiếp cập nhật tình hình cuộc kiểm toán với Trưởng/Phó phòng kiểm toán. Đây thường là
KTV có kinh nghiệm lâu năm, có khả năng lãnh đạo nhóm.
KTV và các trợ lý kiểm toán: Là thành viên trong đoàn kiểm toán, có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ do trưởng nhóm kiểm toán giao và báo cáo với trưởng nhóm. Trưởng nhóm và KTV, các trợ lý KTV thông thường sẽ tiếp xúc trực tiếp và làm việc với khách hàng.
2.1.5.2 Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán
HSKT cần lưu lại đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở hình thành ý kiến kiểm toán. KTV và DNKT cần lập và lưu trữ HSKT đầy đủ, kịp thời, đảm bảo tính toàn vẹn, tính bảo mật thông tin... theo quy định của Luật kiểm toán độc lập, Chuẩn mực KSCL số 1 - “KSCL DN thực hiện kiểm toán, soát xét BCTC, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác” (VSQC1), CMKT số 230 - “Tài liệu, HSKT”, và các quy định có liên quan.
Vân
HSKT không bao gồm tất cả các bản nháp đã bị thay thế, gồm giấy làm việc, dự thảo BCTC, các bản ghi chép, các giấy tờ đã chỉnh sửa lỗi in và các tài liệu trùng lặp,...
Bảng 2.3: Chi mục hồ sơ kiểm toán
CHi MỤC HO SO’ KIÊM TOÁN TÔNG HQP
A KẾ HOẠCH KIẾM TOÁN □
B TÔNG HỢP, KẾT LUẬN VÀ LẬP BÁO CÁO □
C THÙ’ NGHIỆM KIẾM SOÁT VÀ THÙ TỤC KIẾM TOÁN CHUNG □
D KIẾM TRA Cơ BÀN TÀI SÂN □
E KIẾM TRA Cơ BÀN NỢ PHÀI TRẢ □
F KIÉM TRẠ Cơ BAN VỐN CHÙ SỠ Hơu VÀ CÁC KHOĂN MỤC NGOÀI □
BANG CÀN ĐÔI KÊ TOÁN
G KIÊM TRA Cơ BÃN BÁO CÁO KẾT QUÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH □
H KIẾM TRA CÁC NỘI DUNG KHÁC □
Nguồn: TL nội bộ IVMA
Các yêu cầu đối với giấy tờ làm việc: Tùy theo thực tế công việc kiểm toán, KTV và DNKT có thể tự thiết kế và trình bày theo các dạng giấy làm việc cho phù hợp. Tuy nhiên, các giấy làm việc này cần có các nội dung sau:
- Mục tiêu;
- Nguồn số liệu;
- Phạm vi công việc thực hiện (giai đoạn kiểm tra, phương pháp chọn mẫu);
- Công việc đã thực hiện;
- Kết quả thực hiện;
- Kết luận;
- Đánh tham chiếu đến tài liệu, giấy làm việc liên quan;
- Mỗi giấy làm việc của KTV, kể cả các tài liệu, bằng chứng kiểm toán thu thập được đều phải ghi các ký hiệu tham chiếu với các giấy tờ chi tiết và ngược lại, các giấy tờ chi tiết có tham chiếu ngược lại các giấy tờ trong các phần hành liên quan.
Tham chiếu thể hiện mối liên quan lẫn nhau giữa các giấy tờ, bằng chứng kiểm toán. Một giấy làm việc không có tham chiếu đến bất kỳ giấy làm việc nào khác trong CTKT thì giấy tờ đó có giá trị rất thấp, thậm chí sẽ không có giá trị.
2.1.5.3 Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính chung của công ty TNHH kiểm toán tư vấn và đào tạo quốc tế IVMA
- Phương pháp tiếp cận kiểm toán:
Hoạt động Mục đích TL kiểm toán
Sơ đồ 2.3: Phương pháp kiểm toán dựa trên rủi ro
Nguồn: TL nội bộ IVMA
- Chu trình một cuộc kiểm toán trình bày theo trình tự các công việc phải thực hiện có thể mô tả tổng quan theo sơ đồ sau:
Xác định mức trọng yếu
Có chấp nhận hoặc tiếp tục thực hiện hựp đồng không?
Thống nhắt với các điều khoản trong hợp đồng Phạm Vi công việc và chiến lược
Hiểu biết về đơn vị và mõi trường hoạt động
Đánh giá rủi ro và thủ tục tương ứng
Thừ nghiệm kiểm soát Các thử nghiệm cơ bán
Phân tích tồng thề
Thu thập thư giải trình
Ý kiến kiểm toán vá BCKiT
Đánh giá tính đày đù và thích hợp cùa bằng chứng kiểm toán Thực hiện đánh giá sự kiện J
sinh sau ngày kết thúc kỳ kế
Trao đổi với khách hàng Tiếp tục đánh giá
Hiểu biệt và đánh giá hệ
thống KSNB * Các thủ sớ tục bộphân tích
Các thành phần KSNB bao gồm:
i. Môi trường kiềm soát ii. Quy trình đánh giá rùi ro
iii. HTTT
iv. Các hoạt động kiềm soát V. Giám sát các kiểm soát
Sơ đồ 2.4: Chu trình kiểm toán chung tại IVMA
Nguồn: TL nội bộ IVMA
Chu trình của cuộc kiểm toán theo CTKTM được chia thành 03 giai đoạn: (1) Ke hoạch kiểm toán; (2) Thực hiện kiểm toán; và (3) Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo
2.1.5.4 Đặc điểm kiểm soát chất lượng khoản mực Tài sản cố định tại công ty TNHH kiểm toán tư vấn và đào tạo quốc tế IVMA
Công ty TNHH kiểm toán tư vấn và đào tạo quốc tế IVMA luôn hướng đến đem lại cho khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất, vì vậy trong mỗi cuộc kiểm toán, IVMA luôn kiểm soát chất lượng chặt chẽ trong từng khoản mục kiểm toán. Đây là bước quan trọng và không thể thiếu để đảm bảo việc thực hiện tuân thủ đúng chuẩn mực và đúng quy trình.
Kiểm soát trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Công ty sẽ tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về lĩnh vực hoạt động kinh doanh, nhân sự, chính sách kế toán... của khách hàng và đánh giá các rủi ro về hợp đồng kiểm toán để đưa ra quyết định chấp nhận hay từ chối đơn vị khách hàng đó. Kiểm soát từ lúc này sẽ giúp cho Công ty tránh được những trường hợp khách
hàng sử dụng Báo cáo kiểm toán vào mục đích không chính đáng. Từ những thông tin đã được tìm hiểu về khách hàng, công ty thực hiện công việc lựa chọn và thông báo danh sách nhóm kiểm toán viên, nhóm trưởng kiểm toán và lịch trình kiểm toán tại công ty khách hàng cụ thể. Với mục đích kiểm tra và soát xét chặt chẽ việc áp dụng các kỹ thuật thu thập thông tin đầy đủ, chính xác, đúng quy định và tiến độ của quá trình kiểm toán, nhóm trưởng là người trực tiếp giám sát và tổng hợp các giấy tờ làm việc của KTV. Dựa vào bản kế hoạch kiểm toán, nhóm trưởng kiểm toán phân công công việc cụ thể cho từng KTV và phổ biến những chú ý quan trọng trong việc thực hiện các nghiệp vụ và các phương pháp kỹ thuật để có thể thu thập được những bằng chứng kiểm toán có giá trị nhất. Công ty sẽ tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về lĩnh vực hoạt động kinh doanh, nhân sự, chính sách kế toán... của khách hàng và đánh giá các rủi ro về hợp đồng kiểm toán để đưa ra quyết định chấp nhận hay từchối đơn vị khách hàng đó. Kiểm soát từ lúc này sẽ giúp cho Công ty tránh được những trường hợp khách hàng sử dụng Báo cáo kiểm toán vào mục đích không chính đáng. Từ những thông tin đã được tìm hiểu về khách hàng, công ty thực hiện công việc lựa chọn và thông báo danh sách nhóm kiểm toán viên, nhóm trưởng kiểm toán và lịch trình kiểm toán tại công ty khách hàng cụ thể. Với mục đích kiểm tra và soát xét chặt chẽ việc áp dụng các kỹ thuật thu thập thông tin đầy đủ, chính xác, đúng quy định và tiến độ của quá trình kiểm toán, nhóm trưởng là người trực tiếp giám sát và tổng hợp các giấy tờ làm việc của KTV. Dựa vào bản kế hoạch kiểm toán, nhóm trưởng kiểm toán phân công công việc cụ thể cho từng KTV và phổ biến những chú ý quan trọng trong việc thực hiện các nghiệp vụ và các phương pháp kỹ thuật để có thể thu thập được những bằng chứng kiểm toán có giá trị nhất.
Kiểm soát trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiếm toán:
Giai đoạn thực hiện kiểm toán là vô cùng quan trọng và ảnh hưởng lớn đến ý kiến trong Báo cáo kiểm toán. Do vậy, các KTV luôn luôn làm việc một cách cẩn thận và minh bạch đối với phần hành được giao. Sau mỗi buổi làm việc tại đơn vị được kiểm toán, KTV tự kiểm tra lại các giấy tờ làm việc do mình thực hiện và phải trao đổi ngay với nhóm trưởng hoặc các thành viên khác trong nhóm kiểm toán nếu có vấn đề phát sinh xảy ra nhằm đảm bảo vấn đề được giải quyết một cách hiệu quả nhất. Song song với việc hoàn thành công việc về nghiệp vụ của bản thân, nhóm trưởng cũng phải giám sát tiến độ thực hiện công việc, các thủtục kiểm toán, các
phương pháp kiểm toán KTV đã áp dụng, việc thực hiện các chuẩn mục về đạo đức nghề nghiệp và ghi chép giấy tờ làm việc của từng KTV. Hơn nữa, trưởng nhóm kiểm toán là người trực tiếp ký vào các giấy tờlàm việc trong nhóm kiểm toán và hoàn toàn chịu trách nhiệm cho những sai sót nếu xảy ra.
Kiểm soát trong giai đoạn kết thúc kiểm toán:
Để có được sự chính xác, hợp lý và đầy đủ về kết quả của cuộc kiểm toán được phản ánh trong Báo cáo kiểm toán sau này, nhóm trưởng kiểm toán trực tiếp xem xét và tổng hợp các giấy tờ làm việc và các bằng chứng kiểm toán của từng KTV trong nhóm kiểm toán. Trước khi trình cho Ban Giám đốc, lãnh đạo phòng nghiệp vụ của Công ty (Trưởng phòng hoặc phó phòng nghiệp vụ) phải thực hiện rà soát tổng thể hồ sơ kiểm toán theo đúng tiền độ công việc dựa trên kế hoạch và thời gian kiểm toán. Cuối cùng, Ban Giám đốc xem xét tính trung thực, hợp lý của kết quả cuộc kiểm toán và phê duyệt chuẩn bị phát hành BCKT, Thư quản lý. Tóm lại, hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán của một công ty kiểm toán có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết. Hoạt động này được thực hiện tốt ở tất cả các KTV, các giai đoạn kiểm toán và các cấp sẽ hỗ trợ đắc lực và giảm thiểu những vấn đề không mong muốn trong công tác kiểm toán, góp phần nâng cao chất lượng của mỗi cuộc kiểm toán và sự uy tín của Công ty.
2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH kiểm toán tư vấn và đào tạo quốc tế IVMA thực hiện
2.2.1 Quy trình kiểm toán về khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty TNHH kiểm toán tư vấn và đào tạo quốc tế IVMA
Trong khoảng thời gian thực tập tại Công ty TNHH kiểm toán tư vấn và đào tạo quốc tế IVMA, tôi đã có cơ hội được tham gia trực tiếp các cuộc kiểm toán tại khách hàng từ đó có được cái nhìn tổng quan về quy trình kiểm toán BCTC hoàn thiện, đặc biệt là về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ và khấu hao TCSĐ do chính công ty thực hiện. Kiểm toán khoản mục TSCĐ là một khoản mục nằm trong kiểm toán BCTC nên quy trình được thực hiện gần giống với quy trình kiểm toán BCTC, cụ thể quy trình được thể hiện trên biểu đồ như sau:
Sơ đồ 2.5: Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC
tại IVMA
Nguồn: TL nội bộ IVMA
2.2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định tại Công ty TNHH ABC
2.2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Tìm hiểu về các thông tin của đơn vị và môi trường hoạt động của đơn vị liên quan đến TSCĐ
Bước tiếp cận ban đầu đối với khách hàng, KTV tìm hiểu những thông tin cơ bản vè môi trường kinh doanh để có cái nhìn bao quát về đơn vị được kiểm toán.
Các bước chính trong quy tình đánh giá chấp nhận/ duy trì khách hàng được mô tả như
sau:
Khóa luận tôt nghiệp
Sơ đồ 2.6: Quy trình đánh giá chấp nhận/ duy trì khách hàng
Nguồn: TL nội bộ IVMA
Công ty TNHH ABC là một khách hàng mới, vì vậy IVMA phải gửi danh sách những Tài liệu cần thiết cho cuộc kiểm kiểm toán đến yêu cầu khách hàng cung cấp bao gồm:
- Chính sách kế toán về thời gian/tỷ lệ khấu hao TSCĐ hữu hình (nếu có thay đổi)
- Danh mục chi tiết TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình
- Biên bản kiểm kê Tài sản
- Bảng chi tiết tình hình biến động tăng/giảm TSCĐ trong năm/kỳ theo từng loại như được trình bày trong thuyết minh BCTC gồm:
+ Đối với TSCĐHH: Nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải, truyền dẫn;...
+ Đối với TSCĐVH : Quyền sử dụng đất; Bản quyền, Bằng sáng chế;...
- Chi tiết tăng TSCĐ trong năm/ kỳ và các chứng từ liên quan đến TSCĐ tăng
- Chi tiết TSCĐ giảm trong năm/kỳ, lãi/lỗ của việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ kèm theo các chứng từ được phê duyệt của các cấp có thẩm quyền, phiếu thu tiền hoặc giấy báo có của NH.
Những thông tin cơ bản thu thập được về khách hàng- Công ty TNHH ABC
- Tên công ty: Công ty TNHH ABC
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: ABC Limited Liability Company
- Loại hình pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
- Lĩnh vực kinh tế: Kinh tế tư nhân.
- Mã số doanh nghiệp: 0700769094
- Ngày thành lập: 21/06/2016
- Đại diện pháp luật: Son Huyk Jun, sinh ngày 18/8/1963, quốc tịch: Hàn Quốc
- Trụ sở công ty: Khu D, đường N2, KCN Hòa Mạc, Thị trấn Hòa Mạc,
Huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam, Việt Nam.
- Ngành nghề kinh doanh chính: Công ty chủ yếu tập trung vào hoạt động sản xuất, gia công đồ trang sức bằng vàng bạc, đá quý và đồ trang sức mỹ ký khác.
- Mối quan hệ giữa công ty TNHH ABC và Công ty TNHH kiểm toán tư
vấn và đào tạo quốc tế IVMA : Khách hàng mới. Công ty TNHH ABC đã ký hợp đồng kiểm toán BCTC năm 2020 với Công ty TNHH kiểm toán tư vấn và đào tạo quốc tế IVMA.
- Năm tài chính, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (VND).
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng các chuẩn mực và chế độ kế toán DN Việt Nam được ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp và các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán Việt Nam của Bộ Tài chính trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính.
Bứơc tìm hiểu khách hàng là một phần không thể thiếu giúp KTV có những thông tin cần thiết nhất về đơn vị được kiểm toán từ đó đưa ra những xét đoán đúng