Lập kếhoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu 610 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán tư vấn và đào tạo quốc tế IVMA thực hiện (Trang 36 - 39)

4. Kết cấu của khóa luận

1.6 Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC

1.6.1. Lập kếhoạch kiểm toán

Đây là giai đoạn đầu tiên mà các kiểm toán viên cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán. Mục đích của giai đoạn này là nhằm tạo cơ sở cho việc thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán TSCĐ bao gồm các bước công việc sau:

Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng

Kiểm toán viên cần thu thập các thông tin cơ sở về khách hàng, bao gồm:

- Các thông tin về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng

- Xem xét kết quả kiểm toán khoản mục tài sản cố định và khấu hao của lần kiểm toán trước

- Tham quan các tài sản cố định của khách hàng

- Thu thập thông tin về chính sách kế toán tài sản cố định của khách hàng

Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng giúp KTV nắm bắt được các quy trình pháp lý có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. KTV thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng bằng cách phỏng vấn Ban Giám đốc, kế toán trưởng của công ty, thu thập các hồ sơ pháp lý có liên quan. Các thông tin cần được thu thập là:

- Giấy phép thành lập và điều lệ công ty

- Các báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính, biên bản thanh tra kiểm tra của năm hiện hành và một vài năm trước

- Biên bản các cuộc họp cổ đông, họp Hội đồng Quản trị, Ban giám đốc của công ty khách hàng

- Các hợp đồng và các cam kết quan trọng

Từ việc thu thập thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, KTV đưa ra nhận định về rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tài sản cố định của doanh nghiệp.

Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ

Trong kiểm toán tài chính, tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ là rất quan trọng. Nó giúp KTV lập kế hoạch, xây dựng cách tiếp cận có hiệu quả và thiết kế các thủ tục kiểm toán thích hợp để đảm bảo cho rủi ro kiểm toán ở mức chấp nhận được. Nếu thiết kế và hoạt động của hệ thống KSNB được đánh giá là hiệu quả thì rủi ro kiểm soát nhỏ, số mẫu KTV phải kiểm tra chi tiết là ít. Ngược lại, nếu hệ thống KSNB được đánh giá là có thiết kế và hoạt động kém hiệu quả thì rủi ro kiểm soát lớn vì vậy KTV sẽ phải kiểm tra nhiều mẫu hơn.

Cụ thể, tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng đối với khoản mục TSCĐ và khấu hao bao gồm các công việc sau:

- Tìm hiểu môi trường kiểm soát TSCĐ: là việc tìm hiểu tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến thiết kế, vận hành, xử lý các dữ liệu liên quan đến TSCĐ như: quan điểm của Ban Giám đốc về TSCĐ, sự hợp lý của việc phân cấp quản lý đối với TSCĐ, tính trung thực và tinh thần trách nhiệm của nhân viên quản lý TSCĐ,...

- Tìm hiểu về hệ thống kế toán của khách hàng: KTV cần phải xem xét tính hợp lý của hệ thống kế toán của DN đối với hạch toán TSCĐ. KTV cần đánh giá tính hợp lý của việc áp dụng các chính sách kế toán và các ước tính kế toán đối với TSCĐ.

- Tìm hiểu về hệ thống KSNB của khách hàng: KTV xem xét sự hiệu quả của hoạt động của hệ thống KSNB trong DN đối với khoản mục TSCĐ. Sự hiệu quả này được thể hiện qua thiết kế và vận hành các thủ tục kiểm soát tại khách hàng. Để thực hiện công việc này, KTV cần phỏng vấn Ban Giám đốc DN, bộ phận KSNB, quan sát việc thực hiện thủ tục kiểm soát TSCĐ tại DN.

Sau khi tìm hiểu về hệ thống KSNB của khách hành đối với TSCĐ, KTV tiến hành đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát.

Xác định rủi ro và mức trọng yếu

Đây là một công việc quan trọng và cần thiết vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ và khối lượng công việc của các KTV và bằng chứng kiểm toán viên thu thập trong quá trình kiểm toán, qua đó, ảnh hưởng đến ý kiến của KTV trong báo cáo kiểm toán.

- Xác định rủi ro kiểm toán: Rủi ro kiểm toán TSCĐ là mức độrủi ro mong muốn đạt được sau khi đã hoàn thành các thủ tục kiểm toán.

Mô hình phân tích rủi ro kiểm toán: AR = IR * CR * DR

Trong đó:

AR: Rủi ro kiểm toán

IR: Rủi ro hiện hữu

CR: Rủi ro kiểm soát

DR: Rủi ro phát hiện

Qua tìm hiểu về các thông tin hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như hệ thống KSNB của khách hàng, KTV xác định được các chỉtiêu IR và CR. Qua đó, KTV xác định được rủi ro phát hiện cần đạt được: DR = AR∕(IR*CR)

- Xác định mức trọng yếu: Xác định trọng yếu là một thủ tục quan trọng nhằm giúp KTV xác định được phạm vi và mức độ của các thủ tục cần thực hiện đối với khoản mục TSCĐ ở mức chi phí thấp nhất mà vẫn đảm bảo BCTC phản ánh một cách trung thực hợp lý về tình hình tài chính của DN. Mức trọng yếu được xác định theo công thức sau: Trọng yếu (M) = Chỉ tiêu* Tỷ lệ% tương ứng

Sau khi đã xác định mức trọng yếu cho báo cáo tài chính tổng thể, KTV sẽxác định một mức trọng yếu thực hiện được đặt giữa 50% và 75% của mức trọng yếu tổng thể. Tùy từng trường hợp cụ thể mà kiểm toán viên sẽ xét đoán mức trọng yếu thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế của cuộc kiểm toán.

Thiết kế chương trình kiểm toán

Sau khi xác định rủi ro và mức trọng yếu, KTV thực hiện thiết kếc hương trình kiểm toán cho kiểm toán TSCĐ. Chương trình kiểm toán là dự kiến chi tiết về các bước công việc kiểm toán cần thực hiện nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán phục vụ việc đưa ra các kết luận kiểm toán. Chương trình kiểm toán TSCĐ và khấu hao thường được thiết kế thành ba phần:

- Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát;

- Thiết kế các thủ tục phân tích;

- Thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết.

Chương trình kiểm toán do KTV thiết kế ra là cơ sở để thực hiện giai đoạn thực hiện kiểm toán.

Một phần của tài liệu 610 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán tư vấn và đào tạo quốc tế IVMA thực hiện (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w