4. Kết cấu của khóa luận
1.6 Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC
1.6.2. Thực hiện kiểm toán
Mục tiêu của giai đoạn thực hiện kiểm toán là thu thập bằng chứng kiểm toán làm cơ sở cho các ý kiến đưa ra trong Báo cáo kiểm toán. Ở giai đoạn này, KTV lần lượt thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết.
1.6.2.1. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Thử nghiệm kiểm soát là một thủ tục kiểm toán được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát trong việc ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa, các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu và cấp độ báo cáo tài chính. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 quy định: “Thử nghiệm kiểm soát được thiết kế để đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn chặn hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu”. KTV chỉ thực hiện thử nghiệm kiểm soát ở giai đoạn này sau khi đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị là có hiệu lực. KTV đánh giá tính hiệu quả của hệ thống KSNB đối với TSCĐ trên 2 khía cạnh:
- Sự hiện hữu: Sự tồn tại đầy đủ của các quy định cho kiểm soát đối với các bước công việc liên quan tới TSCĐ.
- Tính hiệu lực và liên tục: Tính chặt chẽ, phù hợp và liên tục của quy chế KSNB đối với hoạt động liên quan tới TSCĐ. KTV có thể tiến hành đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục TSCĐ của đơn vị bằng các kỹ thuật sau:
- Kiểm tra các tài liệu và dấu hiệu chứng minh cho sự tồn tại của các thủ tục KSNB đối với khoản mục TSCĐ như: các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận, cá nhân trong việc phê duyệt, mua sắm, thanh lý TSCĐ; chính
sách đánh giá của đơn vị với TSCĐ; chính sách phân loại, trình tự ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ;...
- Quan sát việc thực hiện các quy chế, quy định về quản lý và sửdụng TSCĐ; kiểm tra các tài liệu như: giấy đề nghị mua, phê duyệt mua, hợp đồng, hóa đơn GTGT, biên bản bàn giao, nghiệm thu, thẻ TSCĐ, phiếu nhập kho, quyết định thanh lý,... để đảm bảo cho tính thường xuyên liên tục và hoạt động hiệu quả của hệ thống KSNB.- Phỏng vấn trực tiếp những người có trách nhiệm trong việc xây dựng và duy trì sự hoạt động của hệ thống đối với khoản mục TSCĐ.
1.6.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích giúp KTV đánh giá sơ bộ đối với các chỉ tiêu có liên quan đến nội dung kiểm toán, phát hiện những dấu hiệu bất thường từ đó có thể xét đoán sơ bộ khả năng có thể có của các sai phạm đối với khoản mục TSCĐ, KTV thực hiện thủ tục phân tích thông qua phân tích các số liệu sau:
- Phân tích tỷ suất: So sánh tỷ lệ khấu hao bình quân của kỳ này với các kỳ trước; So sánh hệ số hao mòn bình quân của toàn bộ TSCĐ và từng loại TSCĐ với các kỳ trước. So sánh tỷ suất giữa tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ với tổng nguyên giá TSCĐ, giữa tổng nguyên giá TSCĐ với giá trị tổng sản lượng của các kỳtrước, ...
- Phân tích xu hướng: các kỳ trước KTV thực hiện so sánh nguyên giá của các loại TSCĐ hiện có của đơn vị với các kỳ trước, so sánh giá trị hao mòn lũy kế của các loại TSCĐ với các kỳ trước, so sánh giá trị còn lại của các loại TSCĐ với các kỳ trước, so sánh tổng chi phí khấu hao TSCĐ (hoặctừng loại TSCĐ) với các kỳ trước, lập các bảng tăng, giảm từng loại TSCĐ.
Khi tiến hành so sánh cần phải xem xét ảnh hưởng của chính sách khấu hao, việc tăng, giảm TSCĐ trong kỳ... đến các số liệu so sánh để có kết luận phù hợp. Các thủ tục phân tích thường được thực hiện để đánh giá sự tồn tại, đầy đủ, đúng đắn, việc tính toán và đánh giá đối với các số liệu có liên quan. KTV cũng cần xem xét, phân tích các thông tin phi tài chính có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sựbiến động của các thông tin tài chính nói trên.
1.6.2.3. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết
Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết là bước quan trọng nhất trong kiểm toán TSCĐ. Mục tiêu của thủ tục này là thu thập các bằng chứng kiểm toán cần thiết nhằm
xác định tính trung thực và hợp lý của việc ghi nhận các khoản mục TSCĐ và khấu hao trong kỳ trên BCTC của đơn vị. Các công việc cần thực hiện là: Kiểm tra chi tiết các số dư các tài khoản TSCĐ; Kiểm tra nghiệp vụ ghi tăng TSCĐ; Kiểm tra nghiệp vụ ghi giảm TSCĐ; Kiểm tra hao mòn tài sản cố định và tính hợp lý của việc phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ trong kì
Kiểm tra chi tiết các số dư các tài khoản TSCĐ
Đối với số dư đầu kì, nếu BCTC đã được công ty kiểm toán năm trước, hoặc đã được khẳng định chắc chắn thì KTV không phải kiểm tra. KTV tiến hành so sánh số dư đầu kì trên sổ chi tiết TSCĐ, bảng tính khấu hao của đơn vị với số đã được kiểm toán năm ngoái. Ngược lại, nếu đây là khách hàng mới, KTV cần tiến hành thu thập thông tin vềTSCĐ của DN, liên lạc với KTV trước đó và phân loại lại TSCĐ theo đúng các nhóm: Nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc thiết bị; phương tiện vận tải truyền dẫn; thiết bị dụng cụ quản lý; vườn cây gia súc lâu năm; TSCĐ khác. Đối với số dư cuối kì, KTV tham gia kiểm kê tài sản cố định tại doanh nghiệp, xem xét chênh lệch giữa TSCĐ thực tế tại DN và TSCĐ mà DN đang hạch toán trên sổ sách. Xem xét về khả năng còn hoạt động của TSCĐ và thu thập các giấy tờ pháp lý liên quan đến TSCĐ (về khả năng TSCĐ đang được DN đem cầm cố thuế chấp).
Kiểm tra các nghiệp vụ ghi tăng tài sản cố định
TSCĐ trong kì của DN có thể tăng do nhiều nguyên nhân như DN mua sắm TSCĐ, DN hoàn thành việc đầu tư xây dựng TSCĐ và đưa vào sử dụng, TSCĐ nhận từviệc chuyển nhượng, nhận góp vốn, trao đổi.Việc ghi nhận một cách đúng đắn nguyên giá của các TSCĐ trong các nghiệp vụnày có ảnh hưởng lâu dài đến BCTC của DN. Vì vậy, KTV cần đảm bảo được tính hiệu lực, đầy đủ, tính giá, quyền và nghĩa vụcủa việc ghi nhận TSCĐ mới trong kì.
Kiểm tra các nghiệp vụ ghi giảm TSCĐ
DN thường có xu hướng ghi tăng giá trị các khoản mục tài sản để làm đẹp BCTC. Rủi ro kiểm toán có thể xảy đối với các nghiệp vụ ghi giảm TSCĐ là TSCĐ đã được thanh lý nhưng không được ghi giảm trên BCTC. Vì vậy, mục tiêu chính của kiểm tra các nghiệp vụ ghi giảm TSCĐ là đảm bảo các nghiệp vụ ghi giảm TSCĐ của DN trong kì được ghi nhận đầy đủ, các TSCĐ của DN đã thanh lý phải được ghi giảm trên bảng tài sản của DN. Để phát hiện ra các nghiệp vụ giảm TSCĐ của DN mà chưa được ghi sổ hoặc ghi sổ sai, KTV thực hiện các công việc sau:
- KTV xem xét mối quan hệ giữa biến động TSCĐ với doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó có thể phát hiện khả năng có TSCĐ đã thanh lý, nhượng bán, điều chuyển nhưng vẫn được ghi sổ;
- KTV tính toán lại thu nhập và chi phí của nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán để thấy được những điểm bất hợp lý trong quan hệ này;-KTV so sánh chỉ tiêu giá trị hao mòn lũy kế đầu kì và cuối kì để xem tính đúng đắn của việc ghi chép các nghiệp vụ giảm TSCĐ;
- KTV xem xét các chi phí liên quan đến việc giảm TSCĐ trong các sổ kế toán chi tiết.
Kiểm tra hao mòn TSCĐ và tính hợp lý của việc phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ trong kì.
Mục tiêu cơ bản của kiểm tra hao mòn TSCĐ và tính hợp lý của việc phân bổ chi phí khấu hao trong kì là xem xét quá trình tính toán, đánh giá, xác định và phân bổ mức khấu hao TSCĐ đã hợp lý và đúng quy định chưa, tài khoản chi phí được phân bổ có hợp lý không. Cụ thể KTV cần xem xét các yếu tố sau: Thời gian trích khấu hao và phương pháp trích khấu hao của DN đối với các TSCĐ có nhất quán qua các năm và phù hợp với quy định hiện hành hay không?; Việc tính khấu hao trong kì của DN có chính xác không?; Việc phân bổ các chi phí khấu hao của TSCĐ vào các tài khoản chi phí đã hợp lýchưa?
Các bước mà KTV thực hiện trong việc kiểm tra hao mòn TSCĐ và tính hợp lý của việc trích khấu hao TSCĐ trong kỳ là: Phỏng vấn kế toán DN để có sự hiểu biết về chính sách khấu hao mà DN đang áp dụng, đánh giá tính hợp lý của các chính sách này; Thu thập bảng tính khấu hao của DN, giấy tờ làm việc của KTV năm trước để xem các chính sách kế toán đối với TSCĐ, thời gian trích khấu hao và phương pháp trích khấu hao của DN có giống với năm trước không. Nếu có sự thay đổi về thời gian trích khấu hao và phương pháp khâu hao thì phải yêu cầu DN giải trình trên thuyết minh BCTC; Dựa vào bảng tính khấu hao của DN, sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản, KTV tính lại khấu hao trong kì và so sánh với mức trích khấu hao của DN; KTV phân bổ chi phí khấu hao vào các tài khoản chi phí và so sánh việc phân bổ đó với DN.
1.6.3. Ket thúc kiểm toán
Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng trong các cuộc kiểm toán. Sau khi đã thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp đối với các khoản mục TSCĐ,
KTV tiến hành xem xét các sự kiện phát sinh sau kỳ kế toán, tổng hợp kết quả kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán.
Xem xét các sự kiện phát sinh sau kỳ kế toán
Thông thường các cuộc kiểm toán được tiến hành sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Bởi vậy, trong khoảng thời gian này xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính mà kiểm toán viên có trách nhiệm xem xét lại các sự kiện sau ngày lập bảng cân đối kế toán. Đối với khoản mục TSCĐ, KTV cần xem xét các sự kiện như: TSCĐ bị mất không rõ nguyên nhân, TSCĐ bị trưng dụng hoặc bị phá hủy do các nguyên nhân khách quan (lũ lụt, hỏa hoạn, ...), nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán TSCĐ có giá trị lớn,... KTV cần xem xét và đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các sự kiện này đến BCTC của đơn vị. Các thông tin kế toán có tính trọng yếu cần được thuyết minh trong BCTC của đơn vị theo quy định tại chuẩn mực kế toán Việt Nam số 23 về “Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm”.
Để có thể thu thập được các thông tin về các sự kiện đó, kiểm toán viên có thể sử dụng các thủ tục sau: Thẩm vấn Hội đồng quản trị, Ban giám đốc đơn vị; Xemxét các báo cáo nội bộ lập sau ngày lập BCTC; Xem xét các sổ sách kế toán TSCĐ và các tài khoản có liên quan lập sau ngày lập BCTC. Kiểm tra các biên bản phát hành sau ngày lập BCTC.
Tổng hợp kết quả kiểm toán
Tổng hợp kết quả kiểm toán TSCĐ được thực hiện dựa trên những bằng chứng đã thu thập được và thường thể hiện dưới hình thức một bản tổng hợp kết quả kiểm toán hay biên bản kiểm toán. Nội dung chủ yếu được thể hiện trong tổng hợp kết quả kiểm toán thường gồm: KTV nêu rõ những công việc đã thực hiện trong quá trình kiểm toán TSCĐ, từ đó kết luận về việc đạt hay chưa đạt được mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục này. KTV đề xuất các bút toán điều chỉnh (nếu có) hoặc những giải trình, thuyết minh cần bổ sung trên BCTC, trong đó ghi rõ nguyên nhân điều chỉnh và số tiền điều chỉnh. Bên cạnh đó, KTV có thể đưa ra các ý kiến nhận xét về những hạn chế tồn tại của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của DN đối với khoản mục TSCĐ và đề xuất các biện pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống KSNB cho DN.
Lập và công bố báo cáo kiểm toán
Sau khi tổng hợp các kết quả kiểm toán, KTV cần trao đổi qua với công ty khách hàng về những sai sót mà KTV phát hiện ra trong quá trình kiểm toán TSCĐ và khấu hao tại DN. Với những sai sót có tính chất trọng yếu thì KTV yêu cầu khách hành điều chỉnh trên BCTC.Nếu khách hàng đồng ý điều chỉnh, KTV tiến hành điều chỉnh trên BCTC của DN, lập lại BCTC mới với số liệu đã điều chỉnh hoặc đã được phân loại lại. Dựa trên các đánh giá của KTV về các sai sót còn tồn tại sau khi khách hàng điều chỉnh, KTV đưa ra ý kiến của mình về tính trung thực và hợp lý của các khoản mục trên BCTC nói chung và khoản mục TSCĐ nói riêng trên báo cáo kiểm toán. Kèm theo báo cáo kiểm toán là biên bản kiểm toán bao gồm các bút toán điều chỉnh đối với từng khoản mục, ý kiến của khách hàng về các bút toán điều chỉnh này.
Ngoài ra, KTV phát hành thư quản lý để bày tỏ ý kiến của mình về những hạn chế tồn tại của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của DN. Thư quản lý được công ty kiểm toán phát hành để giúp đơn vị chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, kế toán, xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ. Với khoản mục TSCĐ, những đóng góp trong thư quản lý có thể là vấn đề quản lý và sử dụng có hiệu quả TSCĐ trong hoạt động của doanh nghiệp, các yếu điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ, những yếu điểm trong việc áp dụng các quy định, chế độ kế toán hiện hành đối với khoản mục TSCĐ và việc trích khấu hao TSCĐ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày các các vấn đề lý luận về đặc điểm chung của khoản mục TSCĐ: Khái niệm, cách thức phân loại, phương pháp kế toán, KSNB đối với khoản mục TSCĐ. Nội dungchương 1 cũng làm rõ về ý nghĩa của việc kiểm toán khoản mục TSCĐ, các mục tiêu căn cứ kiểm toán, các sai phạm thường gặp đối với khoản mục; về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY
TNHH ABC
2.1 Giới thiệu về công ty TNHH kiểm toán tư vấn đào tạo quốc tế IVMA
2.1.1 Thông tin chung về công ty
- Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán tư vấn và Đào tạo quốc tế IVMA
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: International Audit Consulting and Training IVMA Company Limited.
- Loại hình pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
- Mã số doanh nghiệp: 0107620912
- Ngày thành lập: 02/11/2016
- Đại diện pháp luật: Phạm Mạnh Tiến
- Địa chỉ: Số nhà 28, ngách 53/59/50 tổ dân phố Ngoạ Long 1, Phường Minh Khai, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
- Trụ sở công ty: P.1603, Hanoi Centerpoint, 27 Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
- Ngành nghề kinh doanh chính:
o Dịch vụ kiểm toán; Tư vấn kiểm toán; Tư vấn đào tạo kiểm toán; Dịch vụ kế toán; Tư vấn kế toán; Tư vấn đào tạo kế toán; Dịch vụ tư vấn về thuế; Dịch vụ làm thủ tục thuế; Tư vấn đào tạo về thuế.
o Dịch vụ thẩm định giá; tư vấn thẩm định giá; tư vấn đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá.
- Vốn điều lệ: 5 tỷ đồng.
- Sứ mệnh:
IVMA là nhịp cầu nối tri thức cho cộng đồng Doanh nhân và Doanh nghiệp trên con đường khởi nghiệp và phát triển bền vững: Chúng tôi mang lại giá trị gia tăng cho các bạn thông qua việc tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và