4. Kết cấu của khóa luận
3.3.2 Hoàn thiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Hoàn thiện trong công tác đánh giá số dư đầu kỳ
Trong bước kiểm tra số dư đầu kỳ của các khách hàng quen, các KTV thường tôn trọng ý kiến của các KTV năm trước dẫn đến việc đánh giá lại thường bị bỏ qua. Đây là một việc làm chủ quan có thể gây nên rủi ro chứa đựng sai sót đối với số liệu trên BCTC nếu số dư đầu kỳ này không chính xác. Vì vậy, kể cả với khách hàng cũ thì KTV cũng cần yêu cầu xem xét lại giấy tờ làm việc của khoản mục đước giao, nếu thấy có nghi ngờ thì tiến hành kiểm tra lại. Còn đối với khách hàng mới, KTV cần tập hợp lại ý kiến kiểm toán năm trước đó và đánh giá lại số dư đầu kỳ của các khoản mục trọng yếu.
Hoàn thiện trong khâu khảo sát hệ thống KSNB
- Kết quả của việc thực hiện khảo sát HTKSNB chưa đạt được hiệu quả như mong muốn do rủi ro kiểm soát chỉ được đánh giá ở mức độ khái quát chung, không đi vào chi tiết. Các rủi ro còn gặp phải cũng như các thiếu sót trong KSNB chưa được trình bày rõ ràng trên giấy tờ làm việc gây khó khăn cho KTV khi đưa ra đánh giá. Hiệu quả của sự vận hành HTKSNB cùng với sai sót còn tồn tại chưa được chỉ ra rõ ràng khiến cho công việc xác định phạm vi kiểm toán chưa chính xác và thiết kế thử nghiệm cơ bản chưa thích hợp. Vậy nên, quy trình khảo sát HTKSNB của IVMA cần được hoàn thiện như sau:
+ Đối với Khách hàng quen, IVMA đã nắm được thông tin cơ bản về HTKSNB thông qua quá trình kiểm toán năm trước, KTV có thể kết hợp thêm thủ tục phỏng vấn và quan sát để đánh giá về mức độ áp dụng KSNB trên thực tế tại đơn vị kiểm toán.
+ Đối với khách hàng mới: Cần chú trọng đến việc nghiên cứu và đánh giá HTKSNB, dùng các bảng hỏi, bảng tường thuật, lưu đồ kết hợp với thủ tục phỏng vấn trực tiếp để có được những thông tin chính xác và chi tiết về thực trạng KSNB tại đơn vị. thêm vào đó, để hiểu rõ hơn về HTKSNB, KTV cần sưu tầm thêm các văn bản, quy chế, nội quy của DN về KSNB và các bằng chứng thể hiện việc áp dụng KSNB như hóa đơn, chứng từ có dấu vết KSNB (ví dụ như: trên hóa đơn, chứng từ trước khi đưa lên cho BGĐ phê duyệt phải trải qua kiểm tra của kế toán trưởng hoặc trưởng phòng nên trên đó sẽ có dấu vết kiểm soát, thường chính là chữ ký nháy của người kiểm tra).
Hoàn thiện trong thực hiện thủ tục phân tích TSCĐ
Khi thực hiện các thủ tục phân tích, KTV tập hợp số liệu để đánh giá các phát sinh theo thời gian và xem xét khoản mục có phát sinh đối ứng bất thường hay không để làm cơ sở cho việc chọn mẫu kiểm tra chi tiết. Đây là một thủ tục rất hữu ích giúp cho KTV có cái nhìn tổng quát về tình hình biến động của các khoản mục vì vậy nên IVMA nên tích cực sử dụng thủ tục này trong các gian đoạn kiểm toán. Để việc kiểm tra chi tiết và đánh giá HTKSNB của khách hành được tiến hành một cách tối ưu, IVMA cũng nên lập ra một mô hình riêng có thể dùng những thông tin tài chính kết hợp với phi tài chính để phân tích phục vụ việc chọn mẫu kiểm tra chi tiết và hỗ trợ KTV đưa ra kết luận về hiệu quả KSNB tại đơn vị khách hàng.
Thủ tục phân tích này giúp cho KTV nắm bắt được tổng quan về các biến động trong thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể như nếu trong khi phân tích TSCĐ, số liệu chỉ ra cho thấy số dư TSCĐ tăng/ giảm một lượng lớn thì đó rất có thể trong thời gian đó hoạt động kinh doanh của DN có sự thay đổi. Dựa vào xét đoán của mình, KTV nhận định xem biến động đó có bất thường hay không để đưa ra thủ tục kiểm tra chi tiết thích hợp. Để tăng độ chính xác cũng như đạt được hiệu quả cao nhất khi sử dụng thủ tục phân tích, KTV không nên bỏ qua các chỉ tiêu tỷ suất cũng như các thông tin phi tài chính có liên quan.
Hoàn thiện trong khâu thực hiện chọn mẫu kiểm tra chi tiết
Nếu cách kiểm kê giúp dễ dàng kiểm tra tính hiện hữu với những TSCĐHH thì đối với TSCĐVH, KTV phải nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia để xác định phần chi phí đã được vốn hóa có đúng quy định hay không., việc xác giá trị của lợi thế thương mại đã thực sự hợp lý hay chưa. Ý kiến chuyên gia sẽ là một bằng chứng đáng tin cậy làm căn cứ đưa ra ý kiến của KTV về tính chính xác của giá trị ghi nhận.
IVMA vẫn đang áp dụng phương pháp chọn mẫu số lớn, tức là việc kiểm tra chi tiết thường được thực hiện đối với các nghiệp vụ có lớn, và có tính bất thường. Điều này làm giảm hiệu quả đánh giá tính trung thực và hợp lý của khoản mục được kiểm toán đặc biệt là với các khoản chi phí. Nhất là trong khoản mục TSCĐ, hầu hết các phát sinh đều có giá trị tương đối lớn nên KTV không thể thực hiện kiểm tra chi tiết với hết các nghiệp vụ phát sinh vì lý do thời gian và chi phí kiểm toán có hạn. Để thủ tục chọn mẫu kiểm tra chi tiết được phát huy hết chứng năng, KTV nên chọn mẫu theo các phương pháp khoa học như sử dụng phần mềm máy tính, chọn mẫu thống kê, phi thống kê,... để chọn được mẫu có tính đại diện cao cho tổng thể các nghiệp vụ phát
sinh. Mặc dù vậy, trong một số trường hợp thì KTV cũng nên cân nhắc phối hợp linh hoạt các phương pháp chọn mẫu cùng với việc lựa chọn mẫu mà KTV nghi ngờ chứa nhiều sai phạm để kiểm tra thêm dựa theo kinh nghiệm của mình.