1.1.3 .Đặc trưng và quy định của HTX kiểu mới theo Luật HTX năm 2012
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.2. Tình hình hoạt động và phát triển HTX ở Việt Nam
Thực tiễn cho thấy, phát triển kinh tế tập thể với các hình thức hợp tác đa dạng trong đó các HTX là nòng cốt, là tất yếu khách quan trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất ở nước ta. Trong điều kiện cụ thể hiện nay, việc mở rộng mô hình kinh tế hợp tác và HTX kiểu mới đang là một trong những hướng cơ bản để giải quyết vấn đề phát triển kinh tế gắn với các vấn đề xã hội, đặc biệt ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu hợp tác của những người sản xuất nhỏ là rất lớn, rất đa đạng và với nhiều hình thức khác nhau, không giới hạn ở một địa giới hành chính hay một ngành nghề như trước đây, do đó xu hướng liên kết hợp tác không chỉ thuần tuý là những người nghèo, người ít vốn mà có cả những người lao động có nhiều vốn, có tri thức, kinh nghiệm quản lý. Đồng thời, tham gia vào HTX không chỉ đơn thuần là các cá nhân người lao động, hộ gia đình, mà còn có cả các tổ chức, các doanh nghiệp nhỏ và vừa,... bởi tự bản thân các HTX, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có nhu cầu hợp tác, liên kết lại vì những mục tiêu khác nhau để hình thành các liên hiệp HTX đa dạng
và phát triển các liên hiệp HTX thành những tập đoàn kinh tế mạnh trong tương lai. Trên cơ sở những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế hợp tác và HTX, thời gian qua nhiều địa phương đã tiến hành củng cố, đổi mới kinh tế HTX đạt được nhiều hiệu quả.
Từ thực tế hoạt động của các HTX có thể ghi nhận những thành công từ đó nhân ra diện rộng những nội dung cụ thể như: Về lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh: Điển hình trong việc lực chọn mô hình hoạt động có hiệu quả phải kể đến các HTX nông nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh như: HTX nông nghiệp Hiệp Bình Phước quận Thủ Đức, HTX nông nghiệp Xuân Lộc quận 12. Từ chỗ là HTX nông nghiệp, sau khi có Luật HTX, các HTX này đã bầu Ban quản trị HTX mới, xây dựng điều lệ hoạt động mới và đặc biệt là chuyển hướng sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình mới, cụ thể là tập trung nuôi bò sữa, cá giống, lợn thịt, trồng cây cảnh; kinh doanh điện, cho thuê nhà kho, cửa hàng; làm dịch vụ suất ăn cho các khu công nghiệp,... Với sự linh hoạt trong việc chuyển đổi hoạt động sản xuất kinh doanh nên HTX không ngừng phát triển, doanh thu tăng lên, thành viêncó thu nhập khá, có hộ còn vươn lên giàu.
Về công tác đào tạo cán bộ quản lý HTX: Thực tế hoạt động của các HTX cho thấy cán bộ quản lý HTX đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy nhiều tỉnh rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX. Chẳng hạn như: tỉnh An Giang, cán bộ HTX được cử đi đào tạo, tập huấn được ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% tiền học phí. Thành phố Hải Phòng bằng nguồn ngân sách thành phố hỗ trợ cho chủ nhiệm HTX quy mô toàn xã mức lương 200.000/tháng.
Về hỗ trợ các HTX: Nhiều tỉnh có những chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ HTX phát triển như: cho các HTX vay vốn bằng tín chấp, vay vốn từ các chương trình, dự án ưu đãi để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng cường năng lực hoạt động của HTX. Tỉnh An Giang quy định HTX đầu tư lắp máy sấy được vay vốn tín dụng với lãi suất bằng không, trả chậm trong 3 năm, đầu tư xây dựng kho tàng, bến bãi, nhà máy chế biến với lãi suất 0,5%/tháng trong
thời hạn 10 - 15 năm; Nam Định hỗ trợ 40% kinh phí đối với các HTX xây dựng nhà bảo quản lạnh sản phẩm tươi sống; Hà Giang hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay cho các HTX với mức vay bình quân 100 triệu đồng/HTX trong vòng 3 năm để kiên cố hoá kênh mương thủy lợi và tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế hộ,...
Về mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình HTX kiểu mới: Thời gian qua các địa phương đã chú trọng xây dựng, tổng kết mô hình HTX kiểu mới hoạt động có hiệu quả để nhân ra diện rộng như mô hình HTX dịch vụ tổng hợp và HTX sản xuất kinh doanh tổng hợp. Ngoài những mô hình HTX đó, một số địa phương đã chỉ đạo xây dựng mô hình HTX chuyên ngành như HTX chăn nuôi lợn hướng nạc Nam Sách của tỉnh Hải Dương, HTX sản xuất lúa giống Vũ Chính của tỉnh Thái Bình, HTX nuôi trồng thuỷ sản Nam Hải của thành phố Hải Phòng. Đồng thời các HTX đã rà soát lại các nội dung và hiệu quả hoạt động, những HTX chuyên khâu như HTX dịch vụ điện, HTX thuỷ nông,... đã tổ chức thêm những dịch vụ mới hoặc sáp nhập lại để tăng năng lực hoạt động. Ở hầu hết các địa phương đã xuất hiện nhiều mô hình các HTX làm ăn có hiệu quả, đặc biệt là mô hình liên doanh liên kết dưới nhiều hình thức như liên kết các HTX cùng ngành (HTX nuôi lợn ở Hà Nội, Hà Tây, ... liên kết thành HTX chăn nuôi lợn hướng nạc), liên kết giữa HTX với công ty tư nhân (HTX Phước Thiện của Ninh Thuận liên kết sản xuất ngô cao sản cho Thái Lan, HTX của các chủ trang trại Tân Trường của Bình Dương liên kết với nhà máy đường Lam Sơn, HTX Cò Nòi của Sơn La liên kết với công ty mía đường Sơn La,...). Đặc biệt, một mô hình liên kết mới đang bước đầu được thực hiện ở một số địa phương đó là mô hình liên kết 4 nhà như ở HTX Trường Thành của tỉnh An Giang đã tổ chức HTX gồm các pháp nhân là: một công ty xuất nhập khẩu An Giang, bốn pháp nhân HTX, ba pháp nhân là nhà máy xay xát, một pháp nhân là tổ thương lái, nhờ đó HTX đã tiêu thụ được khối lượng hàng hoá lớn cho thành viên. Đây chính là mô hình công nghiệp hoá nông nghiệp điển hình,
gắn sản xuất với chế biến, hoặc HTX nông nghiệp Vạn Hoa của tỉnh Lào Cai đã tập hợp lực lượng gồm: hộ nông dân, nhà khoa học, các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước nhằm hỗ trợ, tổ chức cho thành viên sản xuất các mặt hàng rau, 41 hoa quả, giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao, giá thành hạ thông qua việc chuyển giao cho thành viên HTX các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, đồng thời thực hiện các dịch vụ tư vấn, chế biến, bảo quản nông sản và bao tiêu sản phẩm do thành viên làm ra. Hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của các HTX kiểu mới cũng được đẩy mạnh và có những bước phát triển. Số HTX làm ăn có hiệu quả ngày một tăng, điển hình là: HTX dịch vụ nông nghiệp kinh doanh tổng hợp Duy Sơn II của tỉnh Quảng Nam; HTX dịch vụ tổng hợp Văn Yên; HTX Phù Nham của tỉnh Yên Bái; HTX nông nghiệp Thiệu Hưng của tỉnh Thanh Hoá; HTX Hoà Quang của tỉnh Phú Yên; HTX Bình Phú của Đồng Tháp,... Qua thực tế hoạt động của các HTX kiểu mới tiêu biểu ở các địa phương trong cả nước, có thể rút ra một số kinh nghiệm để tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế hợp tác và các HTX như sau: Một là phát triển kinh tế HTX phải lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu chính. Chỉ khi nào thành viên, người lao động được chứng minh làm ăn hợp tác có hiệu quả hơn, lúc đó họ mới tự nguyện gắn bó với HTX. HTX hoạt động không hiệu quả sẽ không có điều kiện để phát triển, không thể hỗ trợ tốt cho kinh tế thành viêncùng như có những tác động tích cực đến cộng đồng. Vì vậy, các HTX phải luôn coi trọng hiệu quả kinh tế, lấy hiệu quả kinh tế làm căn cứ quyết định các hoạt động của mình. Hai là, trong đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác và HTX cần hết sức coi trọng các nguyên tắc, giá trị đạo đức của HTX, đặc biệt là nguyên tắc dân chủ, tự nguyện, cùng có lợi của những thành viên tham gia, đồng thời thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ thiết thực về vốn, đất đai, khoa học kỹ thuật, tiếp thị và mở rộng thị trường,... cho các HTX. Ba là, việc bảo đảm và phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của bản thân các HTX về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là nhân tố chủ yếu tạo
sự chuyển biến tích cực trong các HTX, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, khắc phục những hạn chế, yếu kém trước đây của kinh tế HTX. Bốn là, phát triển vững chắc các HTX kiểu mới, tổng kết thực tiễn và nhân rộng những mô hình mới, những điển hình tiên tiến, đồng thời cần đẩy mạnh việc chuyển đổi và hoàn tất các thủ tục đăng ký kinh doanh đối với các HTX còn lại. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ, nhóm hợp tác giản đơn phát triển. Năm là, tuyên truyền, vận động để thu hút đông đảo sự tham gia của các hộ kinh tế cá thể tiểu chủ, các cơ sở kinh doanh nhỏ và vừa, các chủ trang trại,... vào các loại hình kinh tế hợp tác và HTX với nhiều hình thức thích hợp trên cơ sở tôn trọng lợi ích kinh tế riêng của từng hộ, từng thành viên tham gia đồng thời không ngừng vun đắp cho lợi ích chung của từng cơ sở kinh tế hợp tác, HTX. Sáu là, đề cao vai trò và tính chất xã hội của HTX trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là giải quyết công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường tình làng nghĩa xóm và đoàn kết cộng đồng.